Câu 1: (3 điểm) Thế nào là thực hiện pháp luật?có mấy hình thức thực hiện pháp luật ? trình bày và lấy ví dụ.
Câu 2: (4 điểm) Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân ? nội dung, ý nghĩa . Theo em có phải trong mọi trường hợp công an đều có quyền bắt người không ? vì sao?
Câu 3 :(3 điểm) Tại sao người lao động và người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động? Thực hiện đúng nguyên tắc trong giao kết hợp đồng lao động đem lại quyền lợi gì cho người lao động và người sử dụng lao động? Việc Nhà nước ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao và không sử dụng lao động nữ vào các công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại, ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh đẻ và nuôi con có trái với nguyên tắc công dân bình đẳng trong lao động không? vì sao?
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Kiểm tra học kì I - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày kiểm tra: 13/12/2010 tại lớp 12C2,12C3.
Ngày dạy: 17/12/2010 tại lớp 12C4,12C5.
Ngày dạy: 24/12/2010 tại lớp 12C1.
KIỂM TRA HỌC KỲ I
(Tiết 18)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ MÔN GDCD KHỐI 12 KỲ I NĂM HỌC 2010 - 2011
(Thời gian 45 phút)
Thiết lập ma trận hai chiều:
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
Thực hiện pháp luật
1
3
1
3
Công dân với các quyền tự do cơ bản
1
3
1
3
Quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực của đời sống xã hội.
1
4
1
4
Tổng
3
10
3
10
Câu hỏi (Đề I)
Câu 1: (3 điểm) Thế nào là thực hiện pháp luật?có mấy hình thức thực hiện pháp luật ? trình bày và lấy ví dụ.
Câu 2: (4 điểm) Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân ? nội dung, ý nghĩa . Theo em có phải trong mọi trường hợp công an đều có quyền bắt người không ? vì sao?
Câu 3 :(3 điểm) Tại sao người lao động và người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động? Thực hiện đúng nguyên tắc trong giao kết hợp đồng lao động đem lại quyền lợi gì cho người lao động và người sử dụng lao động? Việc Nhà nước ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao và không sử dụng lao động nữ vào các công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại, ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh đẻ và nuôi con có trái với nguyên tắc công dân bình đẳng trong lao động không? vì sao?
Đề 2:
Câu 1: (4 điểm) Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? nội dung, trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình ? Thực hiện nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng có ý nghĩa như thế nào đối với người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay?
Câu 2 :(3 điểm) Tại sao người lao động và người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động? Thực hiện đúng nguyên tắc trong giao kết hợp đồng lao động đem lại quyền lợi gì cho người lao động và người sử dụng lao động? Việc Nhà nước ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao và không sử dụng lao động nữ vào các công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại, ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh đẻ và nuôi con có trái với nguyên tắc công dân bình đẳng trong lao động không? vì sao?
Câu 3 : (3 điểm) Thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân? nêu ví dụ.
TT
Đáp án
Thang điểm
Đề 1
Đề 2
Câu 1: - Khái niệm thực hiện pháp luật: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân ,tổ chức.
- Có bốn hình thức thực hiện pháp luật.
+Sử dụng pháp luật :Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm.VD
+Thi hành pháp luật: Các cá nhân tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.VD
+Tuân thủ pháp luật: Các cá nhân tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm. VD
+Áp dụng pháp luật:Các cơ quan công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh , chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân , tổ chức.VD
Câu 2: - Khái niệm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Nôị dung quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
+Không ai có quyền tự ý bắt và giam giữ người vì những lý do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không có căn cứ
+ Trong một số trường hợp cần thiết phải giam giữ người để giữ gìn trật tự, an ninh để điều tra tội phạm, để ngăn chặn tội phạm thì những cán bộ nhà nước có thẩm quyền thuộc cơ quan điều tra ,VKS
TA và một số cơ quan khác được quyền bắt và giam giữ người nhưng phải theo đúng trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.
+ Có 3 trường hợp pháp luật cho phép bắt người.
TH1: VKS,TA trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật có quyền ra lệnh bắt bị can ,bị cáo để tạm giam khi có căn cứ chứng tỏ bị can ,bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội.
TH2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp
TH3: Bắt người trong trường hợp quả tang hoặc đang bị truy nã
Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
+Ngăn chặn mọi hành vi tuỳ tiện bắt giữ người trái với quy định của pháp luật.
+ Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tôn trọng và bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân coi đó là bảo vệ quyền con người.
- Không phải vìh/s tự làm
Câu 3 : Người lao động và người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động vì tránh những vấn đề bất công bằng có thể xảy ra trong lao động như bị ép buộc lao động, trả lương không đúng như đã nói kiện tụng
- Thực hiện đúng nguyên tắc trong giao kết hợp đồng lao động đem lại quyền lợi cho người sử dụng lao động và người lao động quyền và lợi ích hợp pháp của mình như :
+ Đảm bảo tuyển đúng người làm công việc, đúng thời gian quy định, điều kiện đã thoả thuận.
+ Người lao động được hưởng tiền công phù hợp với công việc của mình ,các điều kiện làm việc được hưởng , trách nhiệm với công việc
- Việc nhà nước có chính sách ưu đãi đối với lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và không sử dụng lao động nữ vào các công việc nặng nhọckhông vi phạm nguyên tắc bình đẳng trong lao động vìh/s liên hệ với nội dung bài học.
Câu 1: -Khái niệm bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
- Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
* Bình đẳng giữa vợ và chồng : vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình
+ Trong quan hệ nhân thân
+ Trong quan hệ tài sản
* Bình đẳng giữa cha mẹ và con
* Bình đẳng giữa ông bà và cháu
* Bình đẳng giữa anh, chị, em
- Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
+ Nhà nước có chính sách, biện pháp tạo điều kiện để các công dân nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ và gia đình thực hiện đầy đủ chức năng của mình
+ Nhà nước xử lý kịp thời, nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, với các hình thức và mức độ khác nhau.
- Ý nghĩa đối với người phụ nữ hiện nay
+ Đảm bảo được sự bền vững của hạnh phúc gia đình
+ Phát huy truyền thống của dân tộc về tình nghĩa vợ chồng, khắc phục được tư tưởng phong kiến lạc hậu ,trọng nam khinh nữ.
Câu 2 : Người lao động và người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động vì tránh những vấn đề bất công bằng có thể xảy ra trong lao động như bị ép buộc lao động, trả lương không đúng như đã nói kiện tụng
- Thực hiện đúng nguyên tắc trong giao kết hợp đồng lao động đem lại quyền lợi cho người sử dụng lao động và người lao động quyền và lợi ích hợp pháp của mình như :
+ Đảm bảo tuyển đúng người làm công việc, đúng thời gian quy định, điều kiện đã thoả thuận.
+ Người lao động được hưởng tiền công phù hợp với công việc của mình ,các điều kiện làm việc được hưởng , trách nhiệm với công việc
- Việc nhà nước có chính sách ưu đãi đối với lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và không sử dụng lao động nữ vào các công việc nặng nhọckhông vi phạm nguyên tắc bình đẳng trong lao động vìh/s liên hệ với nội dung bài học.
Câu 3: - Khái niệm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân .
-Nội dung quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân .
+ Không ai được xâm phạm tới tính mạng sức khoẻ của người khác .
Không ai được đánh người ;đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn,côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khoẻ của người khác.
Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác như giết người, đe doạ giết người,làm chết người.
+ Không ai được xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác.
Ý nghĩa quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng sức khoẻ danh dự và nhân phẩm
Học sinh lấy ví dụ
1 điểm
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5 đ
2,0 đ
0,5 đ
1,0 đ
1,0 đ
1,0 đ
1,0 đ
0,5 đ
2,0 đ
0,5 đ
1 ,0 đ
1,0 đ
1,0 đ
1,0 đ
0,5 đ
1,0 đ
0,5 đ
1,0 đ
File đính kèm:
- De va dap an kiem tra hoc ki 1 GDCD 12.doc