Câu 1: (4điểm) Pháp luật là gì ? Vì sao nói pháp luật là phương tiện để quản lí nhà nước và xã hội ? Cho ví dụ .Để quản lí xã hội bằng pháp luật, nhà nước cần phải làm gì ?
Câu 2:(4điểm)Theo em, có ai muốn bản thân mình chịu trách nhiệm pháp lí không ? Vì sao ?
Em hãy nhận xét ý thức chấp hành pháp luật của công dân ở địa phương mình và đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện tình trạng vi phạm pháp luật hiện nay?
Câu 3: (2điểm) Giải quyết tình huống :
Nguyễn văn C vừa tròn 14 tuổi tham gia một vụ cướp giật và chém trọng thương một người qua đường. Theo em C có phải chịu trách nhiệm pháp lí hình sự không ? vì sao?
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giáo dục công dân Lớp 12 - Đề kiểm tra 1 tiết học kì I - Năm học 2011-2012 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1
TỔ: Sử-GDCD NĂM HỌC :2011- 2012
MÔN :GDCD Khối : 12
Ngày kiểm tra:
Thời gian: 45 phút(không kể thời gian giao đề)
(Đề gồm 1 trang)
Họ và tên học sinh:.
Số báo danh.
Đề:
Câu 1: (4điểm) Pháp luật là gì ? Vì sao nói pháp luật là phương tiện để quản lí nhà nước và xã hội ? Cho ví dụ .Để quản lí xã hội bằng pháp luật, nhà nước cần phải làm gì ?
Câu 2:(4điểm)Theo em, có ai muốn bản thân mình chịu trách nhiệm pháp lí không ? Vì sao ?
Em hãy nhận xét ý thức chấp hành pháp luật của công dân ở địa phương mình và đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện tình trạng vi phạm pháp luật hiện nay?
Câu 3: (2điểm) Giải quyết tình huống :
Nguyễn văn C vừa tròn 14 tuổi tham gia một vụ cướp giật và chém trọng thương một người qua đường. Theo em C có phải chịu trách nhiệm pháp lí hình sự không ? vì sao?
.............Hết.........
TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1
TỔ: Sử-GDCD NĂM HỌC :2011- 2012
MÔN :GDCD Khối : 12
Ngày kiểm tra:
Thời gian: 45 phút(không kể thời gian giao đề)
(Đề gồm 1 trang)
Họ và tên học sinh:.
Số báo danh.
Đề:
Câu 1: (4điểm) Pháp luật là gì ? Vì sao nói pháp luật là phương tiện để quản lí nhà nước và xã hội ? Cho ví dụ .Để quản lí xã hội bằng pháp luật, nhà nước cần phải làm gì ?
Câu 2:(4điểm)Theo em, có ai muốn bản thân mình chịu trách nhiệm pháp lí không ? Vì sao ?
Em hãy nhận xét ý thức chấp hành pháp luật của công dân ở địa phương mình và đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện tình trạng vi phạm pháp luật hiện nay?
Câu 3: (2điểm) Giải quyết tình huống :
Nguyễn văn C vừa tròn 14 tuổi tham gia một vụ cướp giật và chém trọng thương một người qua đường. Theo em C có phải chịu trách nhiệm pháp lí hình sự không ? vì sao?
.............Hết.........
TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1
TỔ: Sử-GDCD NĂM HỌC :2011- 2012
MÔN :GDCD Khối : 12
Câu 1
Pháp luật là gì ? Vì sao nói, pháp luật là phương tiện để quản lí nhà nước và xã hội ? Cho ví dụ .Để quản lí xã hội bằng pháp luật, nhà nước cần phải làm gì ?
4 điểm
-Pháp luật là những quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước .
- Vì:
+ Không có pháp luật xã hội sẽ rối loạn, không có trật tự, ốn định, không thể tồn tại và phát triển được.
+ Nhờ có pháp, Nhà nước phát huy được quyền lực của mình kiểm tra, kiểm soát được hoạt động của cá nhân, tổ chức sẽ đảm bảo được dân chủ công bằng phù hợp với lợi ích chung của mọi người.
+ Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách thống nhất và được đảm bảo bằng sức mạnh nhà nước nên hiệu lực thi hành cao.
-Ví dụ:Muốn xử phạt cá nhân vi phạm an toàn giao thông như chở 3, vượt đèn đỏ thì phải áp dụng luật an toàn giao thông.
- Để quản lý xã hội bằng pháp luật, nhà nước cần phải:
+ Xây dựng hệ thống pháp luật.
+ Tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội.
+ Kiểm tra, giám sát và xử lí nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 2
Theo em, có ai muốn bản thân mình chịu trách nhiệm pháp lí không ? Vì sao ?Em hảy nhận xét ý thức chấp hành pháp luật của công dân ở địa phương mình và đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện tình trạng vi phạm pháp luật hiện nay?
4 điểm
- Không. Vì sẽ tổn thất về nhiều mặt:
+ Vật chất như: tài sản, tiền bạc, thời gian,
+ Tinh thần như: đánh mất danh dự, tình cảm,
+ Làm ảnh hưởng tới gia đình, người thân, xã hội,
- Tích cực:
+ Người dân chấp hành tốt các quy định của pháp luật như luật an toàn giao thông, hành chính, kinh doanh,vv..
+ Có ý thức phê phán tố cáo hành vi trái pháp luật,vv..
- Hạn chế:
+ Một số người dân cố tình làm trái quy định của pháp luật như: vi phạm về ATGT, trộm cắp, đánh người, chống người thi hành công vụ,vv.
+ Một số người dân chưa am hiểu về pháp luật nên vô tình vi phạm pháp luật (đặc biệt là đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa),vv..
+ Một số thế lực phản động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo làm ảnh hưởng xấu đến an ninh xã hội,vv..
- Giải pháp:
+Yêu cầu cơ quan chức năng có thẩm quyền thường xuyên có những hoạt động tuyên truyền về lợi ích của việc thực hiện đúng pháp luật và hậu quả của việc làm sai qui định của pháp luật.
+ Tăng cường hoạt động trấn áp các hành vi trái pháp luật.
+ Phát động phog trào mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi cơ quan, vv trong sạch không có hiện tượng vi phạm pháp luật.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
Câu 3
Giải quyết tình huống :
Nguyễn văn C vừa tròn 14 tuổi tham gia một vụ cướp giật và chém trọng thương một người qua đường. Theo em C có phải chịu trách nhiệm pháp lí hình sự không ? vì sao?
2 điểm
- C phải chịu pháp lí hình sự
- Vì: bộ luật Hình sự quy định người đủ 14 đến 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
- C đã đủ 14 tuổi.
- C không mắc cá bệnh về thần kinh và hành vi của C là cố ý.
0,5
0,5
0,5
0,5
.. Hết..
File đính kèm:
- Dekiem tra hoc ki 1 co dap an.doc