1. Về kiến thức.
- Hiểu được bản chất giai cấp, xã hội của pháp luật, mối quan hệ biện chứng giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức.
- Nhận biết được vai trò, giá trị cơ bản của pháp luật đối với sự tồn tại và phất triển của mỗi công dân, nhà nước và xã hội.
- Hiểu được một số nội dung cơ bản của pháp luật liên quan đến việc thực hiện và bảo vệ quyền bình đẳng, tự do, dân chủ và phát triển của công dân.
2. Về kĩ năng.
- Từng bước hình thành năng lực phân tích, đánh giá các biểu hiện tình huống pháp luật trong đời sống thường ngày của bản thân.
- Biết cách tìm hiểu, tiếp cận các VBPL đã được trang bị trong nhà trương để tự điều chỉnh hành vi bản thân.
3. Về thái độ.
- Tôn trọng, tin tưởng ở lẽ phải và sự công bằng, có ý thức trách nhiệm và tính tích cực của công dân trong việc xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.
- Tôn trọng và tự giác sống, học tập theo PL, tuân thủ theo các quy định của pháp luật.
82 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 633 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Cấu trúc chương trình - Năm học 2011-2012 - Trường THPT Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan đến nội dung bài học.
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Em hãy trình bày nội dung vai trò của pháp luật với hoà bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại ?Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia ?
3. Học bài mới.
Thế giới ngày nay là thế giới của hộ nhập và toàn cầu hoá. Nước ta đã và đang thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng, đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ quốc tế. Vậy pháp luật có vai trò gì đối với hoà bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại?
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp đàm thoại để dạy đơn vị kiến thức này
? Tại sao VN lại tích cực tham gia các điều ước quốc tế về quyền con người?
Vì: Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến con người, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo các quyền tự do, dân chủ cơ bản của công dân.
? Em có biết VN đã và đang tham gia các công ước quốc tế nào về bảo vệ quyền con người?
? Em hãy kể tên một số luật quy định, đảm bảo, bảo vệ quyền con người ở Việt Nam?
Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp đàm thoại để dạy đơn vị kiến thức này
? Tại sao Việt Nam tích cực tham gia các điều ước quốc tế về hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia?
Vì: nhân dan Việt Nam luôn yêu chuộng hoà bình, luôn muốn chung song trong bầu không khí hoà bình, muốn là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới.
? Trong quan hệ với các nước láng giềng Việt Nam thực hiện mối quan hệ như thế nào?
? Sau khi tham gia các điều ước tế Việt Nam đã làm gì để thực hiện các điều ước quốc tế đó?
Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp đàm thoại để dạy đơn vị kiến thức này
? Tại sao Việt Nam tích cực tham gia các điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế?
Vì: hợp tác, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đang là xu thế chung trong thời đại ngày này. Có hội nhập, chúng ta mới có thể trang thủ phát huy những khả năng về vốn, khoa học, kĩ thuật, kinh nghiệm sx KD cùng thành tựu khác mà loài người đã đạt đựoc, tạo điều kiện cần thiết cho công cuộc xây dựng đất nước.
? Ở phạm vi khu vực VN đã tham gia các tổ chức nào? (nêu một số tổ chức)
? Ở phạm vi toàn cầu VN đã tham gia các tổ chức nào? (nêu một số tổ chức)
? Tại sao Việt Nam lại phải tham gia các tổ chức đó?
3. Việt Nam với các điều ước quốc tế về quyền con người, về hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
a. Việt Nam với các điều ước quốc tế về quyền con người.
- Khái niệm: SGK trang 113
- Điều 50 HP (1992 sđ) “ các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong HP và luật”
- VN tham gia công ước của LHQ về quyền trẻ em..
- Ngoài ra VN còn tham gia: Công ước năm 1966 về các quyền dan sự và chính trị; Công ước 1966 về các quyền kinh tế, văn hoá và xã hội; Công ước 1965 về hình thức loại trừ phân biệt chủng tộc..
- Quyền con người trong PL VN cung được quy định như: BLDS 2005; Luật bảo vệ chăm sóc vàgiáo dục trẻ em 2004; Luật HN&GĐ 2000; Luật GD 2005; Bộ Luật TTHS 2003; Bộ luật LĐ 1994 sđbs 2002 & 2006
- Như vậy: Quyền con người là quyền cơ bản mà nhà nước nào cũng phải có trách nhiệm bảo đảm thực hiện, đồng thời nhà nước ta nghiêm chỉnh thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người.
b. Việt Nam với các điều ước quốc tế về hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia.
- Trong quan hệ với các nước láng giềng:
+ VN quan tâm củng có, duy trì và phát triển quan hệ hoà bình, hữu nghị và hợp tác: TQ, Lào, Campuchia
+ Năm 2003 QH ban hành Luật Biên giới quốc gia
- Với đường lối đối ngoại hoà bình, hữu nghị và hợp tác:
+ VN tích cực tham gia các điều ước quốc tế ở phạm vi toàn cầu và khu vực
+ Sau khi tham gia các điều ước quốc tế VN ban hành VBPL để thực hiện nghiêm chỉnh cam kết các điều ước quốc tế.
c. Việt Nam với các điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
* Ở phạm vi khu vực:
- VN tham gia và trở thành thành viên ASEAN
- Tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (viết tắt AFTA)
- Thành viên diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – TBD ( viết tắt APEC)
* Ở phạm vi toàn cầu:
- Diễn đàn hợp tác A – Âu (ASEM)
- Hiệp định KT-TM với EU
- Gia nhập WTO
4. Củng cố.
- Giáo viện nhắc lại và nhấn mạnh kiến thức cơ bản của toàn bài học
5. Dặn dò nhắc nhở.
Về nhà học bài cũ , làm bài tập cuối bài học và chuẩn bị nội dung thực hành
Giáo án số: 33 Ngày soạn: 02 - 04 - 2011 Tuần thứ: 35
Lớp
12 C8
12C9
12 C10
Ngày dạy
Sĩ số
THỰC HÀNH
I. Mục tiêu bài học.
Học xong tiết thực hành này học sinh cần nắm được
1. Về kiến thức.
Học sinh nắm và vận dụng được những nội dung bài học có liên quan đến thực tế địa phương
2. Về kĩ năng.
Biết vận dụng những kiến thức đã học đựơc và lý giải đựoc các hiện tưởng xảy ra ở địa phương.
3. Về thái độ.
Từ đó có ý thức tôn trọng và thực hiện pháp luật và các quy định ở địa phương.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- SGK, SGV GDCD 12
-SGK tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD
- Các SGK và kiến thức có liên quan đến chưng trình lớp 12
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Nội dung thực hành
- Nhắc lại một cách khái quát nội dung chương trình học kì II và nêu cách vận dụng vào thực tế.
- Định hướng cho học sinh nêu ra những câu hỏi thắc mắc có liên quan đến nội dung bài học
.
3 Củng cố.
Giáo viên nhắc những kiến thức trọng tâm của chương trình và cách vận dụng vào thực tế
4 Dặn dò nhắc nhở.
Về nhà học bài cũ , tiết sau ôn tập học kì II
Giáo án số: 34 Ngày soạn: 08 - 04 - 2011 Tuần thứ: 36
Lớp
12 C8
12C9
12 C10
Ngày dạy
Sĩ số
ÔN TẬP HỌC KÌ II
I. Mục tiêu bài học.
- Củng cố lại kiến thức cho học sinh từ đó giúp học sinh hệ thống lại những kiến thức đã học.
- Hướng dẫn học sinh ôn tập, học bài và vận dụng kiến thức một cách có hệ thống và có hiệu quả.
- Học sinh định hướng được việc ôn tập cũng như cách làm bài của học sinh
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12
- Bài tập tình huống, Tài liệu về PL KD, pháp luật đại cương của ĐHKTQ-Khoa luật, tài liệu về quốc phòng an ninh.
- Những tình huống học sinh có thể hỏi.
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Nội dung ôn tập
- Hệ thống hoá kiến thức trọng tâm, cơ bản của học kì II
- Cho học sinh trao đổi những nội dung, những vấn đề đã học
- Giáo viên trả lời những câu hỏi thắc mắc của học sinh
- Đặt ra một số câu hỏi ở dạng kiểm tra
- Định hướng cách làm bài kiểm tra cho học sinh
3. Dặn dò nhắc nhở.
Về nhà ôn tập và tiết sau kiểm tra học kì II
Giáo án số: 35 Ngày soạn: 15 - 04 - 2011 Tuần thứ: 37
Lớp
12 C8
12C9
12 C10
Ngày dạy
Sĩ số
KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. Mục tiêu kiểm tra.
- Đánh giá được chất lượng học tập bộ môn của học sinh và thái độ của học sinh đối với bộ môn.
- Đánh giá được kĩ năng, kĩ sảo làm bài của học sinh và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế địa phương.
- Từ đó giáo viên có cái nhìn tổng quát và điều chỉnh (nếu có) phương pháp và kĩ năng truyền thụ kiến thức cho học sinh.
II. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Nội dung đề kiểm tra.
Câu 1: Em hãy trình bày và phân tích nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường? (4 điểm)
- Bảo vệ MT hoạt động theo nguyên tắc: (1 điểm)
+ Kết hợp giữa phát triển kinh tế và đảm bảo tiến bộ xã hội
+ Phù hợp giữa đặc điểm tự nhiên, lịch sử với trình độ phát triển KT-XH.
+ Thường xuyên, phòng là chính, kết hợp với khắc phục và cải thiện môi trường.
- Các hoạt động chủ yếu bảo vệ môi trường: (1 điểm)
+ Bảo tồn và sử dụng hợp lý TNTN
+ BVMT trong sản xuất kinh doanh
+ BVMT nước, không khí
+ BVMT đô thị và khu dân cư
+ Khắc phục ô nhiễm và phục hồi MT
+ Quản lý chất thải
- BV rừng có tầm quan trọng vì: là TN quý, có giá trị đối với sự phát triển KT-XH.
- Pháp luật nghiêm cấm hành vi: (1 điểm)
+ Khai thác trái phép rừng, TNTN
+ Khai thác đánh bắt TN sinh vật bằng phương tiện hủy diệt.
+ Săn bắn, tiêu thụ trái phép thực vật, động vật hoang dã.
+ Chôn lấp chất độc, chất thải không đúng quy định.
+ Thải chất thải chưa xử lý vào đất, vào nước
- Người vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý hành chính, kỉ luật, hình sự, khắc phục ô nhiễm, bồi thường thiệt hại.
- BVMT là trách nhiệm của NN, là quyền và TN của công dân.
- Học sinh phải: (1 điểm)
+ Giữ gìn vệ sinh trường lớp, nơi ở
+ Bảo vệ nguồn nước, động – thực vật, sử dụng tiết kiện TNTN.
+ Không đốt rừng, dung chất nổ trái phép
+ Đấu tranh phê phán hành vi phá hoại MT
Câu 2: Em hãy nêu nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế (2 điểm)
- Quyền tự do kinh doanh của công dân. (1 điểm)
+ Kinh doanh theo đúng quy định của PL
+ Tự do lựa chọn và quyết định mặt hàng kinh doanh. Ví dụ : hàng tiêu dùng, may mặc, đồ điện...
+ Quyết định quy mô, địa bàn kinh doanh (rộng hay hẹp), mức vốn (ít hay nhiều)
+ Chọn và quyết định hình thức kinh doanh
Ví dụ : CTCP, DNTN, KD hộ gia đình...
- Nghĩa vụ khi thực hiện kinh doanh. (1 điểm)
+ Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng kí
+ Nộp thuế đầy đủ và đúng hạn
+ Bảo vệ môi trường
+ Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
+ Kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm
Ví dụ : Cấm KD các ngành nghề gây hại đến QPAN, TTATXH, văn hóa, sức khỏe..
Câu 3: Em hãy phân tích nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực của xã hội? (4 điểm)
- Giải quyết việc làm : Pháp luật khuyến khích cở sở sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều việc làm cho người lao động
- Xoá đối giảm nghèo: Sử dụng các biện pháp kinh tế tài chính để trợ giúp người nghèo như cho vay vốn ưu đãi...
- Dân số: kiềm chế tăng dân số, thực hiện gia đình bình đẳng, tiến bộ, công bằng.
- Chăm sóc sức khoẻ : nhằm giảm tỉ lệ mắc bệnh, tăng tuổi thọ, đảm bảo giống
- Phòng chống tệ nạn xã hội: nhằm giữ gìn TTATXH, đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS => xây dựng lối sống văn minh
File đính kèm:
- GIAO AN GDCD 12 20122013 MOI NHAT.doc