Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 5: Bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo - Năm học 2009-2010

1. Về kiến thức

 - Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

 - Hiểu được chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

 2. Về kỹ năng

 - Phân biệt được những việc làm đúng và sai trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

 - Biết xử sự phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

3. Về thái độ

- Ủng hộ chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

 

doc8 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 619 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 5: Bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Đức Toàn Giáo sinh thực tập: Nguyễn Thanh Loan Lớp: K32A – SP GDCD Ngày soạn: 04/11/2009 Ngày giảng: 11/11/2009 Lớp: 12 A1 Bài 5: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO ( Tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc. - Hiểu được chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc. 2. Về kỹ năng - Phân biệt được những việc làm đúng và sai trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc. - Biết xử sự phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc. 3. Về thái độ - Ủng hộ chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc. - Có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, phê phán những hành vi gây chia rẽ dân tộc. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC. - Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc - Nội dung và quyền bình đẳng giữa các dân tộc III – PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN Về phương pháp Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, trực quan. Về phương tiện - SGK, SGV GDCD lớp 12 - Bài tập tình huống GDCD lớp 12 - Tranh ảnh, giấy Ao. IV – TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN BÀI GIẢNG 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ. - GV đưa câu hỏi và bài tập, gọi HS lên bảng + HS1 Làm bài tập trên bảng Trả lời câu hỏi: Có người hiểu bình đẳng trong kinh doanh là: Bất cứ ai cũng có thể tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Hiểu như vậy có đúng không? Vì sao? + HS 2 Trả lời câu hỏi: Em hãy phân tích trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong kinh doanh Làm bài tập trên bảng. Bài mới. Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa năm 1946 ghi rõ: “ Tất cả quyền bính trong cả nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”, “ Ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, những quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện để chóng tiến kịp trình độ chung”. Vậy quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo được thể hiện như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu. Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV: Đặt câu hỏi cho HS Đất nước VN hiện có bao nhiêu dân tộc? Em hãy kể tên một số dân tộc mà em biết? - HS: Trả lời - GV: Nhận xét và kết luận VN là một quốc gia thống nhất có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống và kề vai, sát cánh trong quá trình dựng nước và giữ nước. Các dân tộc thiểu số nước ta cư trú xen kẽ trên địa bàn rộng lớn, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, an ninh, quốc phòng và môi trường sinh thái. Mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hóa VN. - GV: HS đọc SGK phần in nghiêng / tr 45 - HS: Đọc bài - GV: Nhắc lại cho HS ghi bài vào vở. - HS: Ghi bài vào vở - GV: Giảng giải + Bình đẳng giữa các dân tộc xuất phát từ quyền cơ bản của công dân trước pháp luật. + Công dân VN thuộc bất kỳ dân tộc nào đang sinh sống trên đất nước VN đều được hưởng quyền và nghĩa vụ ngang nhau. - GV: Chuyển ý Vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu thế nào là quyền bình đẳng giữa các dân tộc, vậy nội dung về quyền bình đẳng giữa các dân tộc là gì? Chúng ta chuyển sang phần b của bài. - GV: Treo tranh lên bảng - HS: Xem tranh và trả lời câu hỏi Qua ba bức tranh trên các em hãy cho biết quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện trên những lĩnh vực nào? - HS: Trả lời - GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm - GV: Chia lớp thành 3 nhóm Phân công vị trí và nôi dung thảo luận. - GV: Giao câu hỏi cho các nhóm + Nhóm 1: Phân tích quyền bình đẳng của các dân tộc về lĩnh vực chính trị? Có ví dụ minh họa. + Nhóm 2: Phân tích quyền bình đảng giữa các dân tộc về lĩnh vực kinh tế? Có ví dụ minh họa? + Nhóm 3: Phân tích quyền bình dẳng giữa các dân tộc về lĩnh vực văn hóa – giáo dục? Lấy ví dụ minh họa? - HS: Các nhóm thảo luận - HS: Cử đại diện nhóm trình bày? - GV: Nhận xét và kết luận. VD: Tổng bí Nông Đức Mạnh - Xuất thân trong một gia đình dân tộc người Tày, quê ở Nà Rì – Bắc Kạn - Hiện nay ông đang là tổng bí thư ĐCSVN. - VD: + Chương trình 135,136. + Chủ trương xóa đói, giảm nghèo vùng sâu, vùng xa (dân tộc Khơ Me, các tỉnh miền núi phía Bắc). - Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO chính thức công nhận là “ Kiệt tác phi vật thể của nhân loại”. - GV: Từ nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc, em hãy cho biết ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc? - GV: Chuyển ý Đảng và Nhà nước có vai trò như thế nào trong việc đảm bảo quyền bình đẳng về chính trị - kinh tế - văn hóa giữa các dân tộc. Chúng ta chuyển sang phần d của bài. - GV: Cho HS đọc SGK / tr 47 – 48. - HS: Đọc bài - GV: Cho HS trả lời câu hỏi. + Hiến pháp và các văn bản ghi nhận quyền bình đẳng các dân tộc như thế nào? + Nêu chính sách Nhà nước đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở vùng sâu, vùng xa? + Những hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc bị xử lý như thế nào? - HS: Trả lời - GV: Nhận xét và kết luận. 1. Bình đẳng giữa các dân tộc a. Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, không phân biệt chủng tộc, màu da đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển. b. Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc. * Các dân tộc VN được bình đẳng về chính trị. - Quyền tham gia quản lý Nhà nước - Tham gia bộ máy Nhà nước - Tham gia góp ý những vấn đề xây dựng đất nước. - Quyền thực hiện dân chủ trực tiếp, gián tiếp. * Các dân tộc VN được quyền bình đẳng về kinh tế. - Chính sách phát triển của Đảng, Nhà nước đối với các dân tộc. - Nhà nước đầu tư phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. - Chương trình phát triển kinh tế - xã hội. * Các dân tộc VN được bình đẳng về VH – XH. - Có quyền dùng tiếng nói, chữ viết riêng. - Giữ gìn, khôi phục, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa. c. Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc. - Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở đoàn kết các dân tộc. - Đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển là sức mạnh toàn diện góp phần xây dựng đất nước. d. Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng của các dân tộc. - Ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc. - Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc. - Nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. - GV: Kết luận tiết 1 Như vậy, việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc là việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân các dân tộc ở cơ sở, địa phương và cả nước, nhằm tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc vì mục tiêu : “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. V- CỦNG CỐ ? Đoàn thanh niên Cộng sản HCM phát động phong trào “ Thanh niên tình nguyện”. Em có tình nguyện tham gia lên giúp đỡ đồng bào dân tộc thiểu số để xóa nạn mù chữ không? VI – DẶN DÒ - Về nhà làm bài tập 5 – SGK/ tr 53 - Học bài câu hỏi SGK - Đọc trước phần 2. VII – RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docBai 5 tiet 1 Quyen binh dang giua cac dan toc tongiao.doc
Giáo án liên quan