Giáo viên giúp học sinh hiểu được những nội dung sau:
- Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc
- Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc thể hiện trong các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục
- ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc
- Khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo; phân biệt sự khác nhau giữa tín ngưỡng và mê tín dị đoan
- Nội dung bình đẳng giữa các tôn giáo
- ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
6 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 688 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 5: Bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo - Năm học 2007-2008 - Nguyễn Thị Cúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy:
Người soạn: Nguyễn Thị Cúc Lớp dạy:
BÀI 5: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO
( 2 tiết )
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Về kiến thức
Học sinh hiểu được:
- Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
Về kĩ năng
- Phân biệt được những việc làm đúng và sai trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- Biết xử sự phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
Về thái độ
- Tôn trọng quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
Giáo viên giúp học sinh hiểu được những nội dung sau:
- Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc
- Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc thể hiện trong các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục
- ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc
- Khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo; phân biệt sự khác nhau giữa tín ngưỡng và mê tín dị đoan
- Nội dung bình đẳng giữa các tôn giáo
- ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Giáo viên có thể sử dụng các phương pháp dạy học sau:
Phương pháp giảng giải
Phương pháp thuyết trình
Phương pháp thảo luận nhóm
Phương pháp đàm thoại
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Giáo viên
Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án và các tài liệu khác có liên quan
Que chỉ bảng, thước kẻ, tranh ảnh
Học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi, bút viết, thước kẻ
V. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
3. Giảng bài mới
* Giới thiệu bài
Đảng ta ngay từ khi mới ra đời đã xác định vấn đề dân tộc, tôn giáo là vấn đề chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt. Đáp ứng đòi hỏi công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách về dân tộc tôn giáo. Vậy những chính sách đó là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
* Giảng các đơn vị kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: tìm hiểu thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc
Gv: đặt câu hỏi, ở Việt Nam có bao nhiêu dân tộc? kể tên một vài dân tộc tiêu biểu?
Hs: trả lời; có 54 dân tộc
Ví dụ: kinh, thái, tày, nùng, ê đê.
Gv: Các dân tộc đó có những điểm giống và khác nhau như thế nào?
Hs: trả lời
Gv: giảng giải
- Khác nhau: phong tục tập quán, ngôn ngữ, chữ viết, tiếng nói
- Giống nhau: sống cùng một lãnh thổ, là một bộ phận dân cư của một quốc gia
? Vậy thế nào là dân tộc?
→ dân tộc là một bộ phận dân cư của một quốc gia, có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có chung sinh hoạt kinh tế, có ngôn ngữ riêng, có văn hóa riêng.
→ dân tộc hiểu theo nghĩa khác: cộng đồng người hợp thành nhân dân một nước, có lãnh thổ quốc gia, có nền kinh tế thống nhất, có quốc ngữ chung, có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi kinh tế, chính trị, truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh trong dựng nước với giữ nước
Gv: ở bài học trước, chúng ta đãhọc về quyền bình đẳng cảu công dân trong một số các lĩnh vực của đời sống xã hội, em có thể cho biết, đó là những lĩnh vực gì?
Hs: trả lời, bình đẳng trong hôn nhân, gia đình, lao động, kinh doanh
Gv: Những quyền bình đẳng vừa nêu trên chỉ được thực hiện với một dân tộc, một vùng lãnh thổ hay trên phạm vi quốc gia?
Hs: trả lời
Gv: kết luận
Hs: ghi ý chính vào vở
Gv: vì sao ở nước ta, quyền bình đẳng giữa các dân tộc là một nguyên tắc hàng đầu trong hợp tác giao lưu giữa các dân tộc?
→ Bình đẳng giữa các dân tộc là một nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác giữa các dân tộc ở Việt Nam. Nó là sự kết tinh của truyền thống dân tộc tinh thần nhân văn cao cả của chế độ chính trị XHCN, nó là điều kiện để khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc trên các lĩnh vực khác nhau
( Công dân Việt Nam thuộc bất kì dân tộc nào đang sinh sống trên đất nước Việt Nam đều được hưởng quyền và nghĩa vụ ngang nhau
- Quyền bình đẳng giữa các dân tộc thể hiện ở nhiều nội dung khác nhau, trong đó có ba nội dung cơ bản: bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa – giáo dục
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc
Gv: giảng giải cho học sinh hiểu được quyền bình đẳng của công dân trong từng lĩnh vực
- Bình đẳng trên lĩnh vực chính trị: hiến pháp của nước CHXHCNVN đã ghi rõ “ Nhà nước CHXHCN VN là nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam”. Các dân tộc thực hiện quyền làm chủ của mình bằng hai hình thức: dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện
- Để khuyến khích tạo điều kiện thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị, Nhà nước quy định tỉ lệ thích ứng người dân tộc trong các cơ quan dân cử. Những số liệu về việc các dân tộc của đại biểu của mình tham gia hệ thống cơ quan dân cử:
+ Đại biểu Quốc hội khóa X là người dân tộc thiểu số chiếm 17,3%:
Số đại biểu là người dân tọc trong HĐND các cấp như sau:
+ Cấp tỉnh chiếm 18,2%
+ Cấp huyện chiếm 18,7%
+ Cấp xã chiếm 22,7%
So với đại biểu dân cư cấp đó, đã thể hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc trong việc tham gia quản lý nhà nước
- Bình đẳng trên lĩnh vực kinh tế - xã hội: Để quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế - xã hội được thực hiện trên thực tế, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc nhằm tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số vươn lên, tiến kịp trình độ chung của cả nước như :
+ Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi ( Chương trình 135, 136; phát triển kinh tế trọng điểm Tây Nguyên)
+ Tập trung vào phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, xóa đói, giảm nghèo ( đồng bào vùng xâu, vùng xa, đồng bào dân tộc Khơ Me)
+ Khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi đôi với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái; phát huy nội lực, tinh thần tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc, đồng thời tăng cường sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và sự giúp đỡ của các địa phương trong cả nước..
- Bình đẳng trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục: Pháp luật của nước ta quy định: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói , chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục tập quán truyền thống văn hóa tốt đẹp của mình. Đảng và nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển văn hóa, giáo dục cho đồng bào các dân tộc như : Phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ; đầu tư xây dựng hệ thông dân tộc nội trú từ Trung ương đến Tỉnh, Huyện, cụm Xã . Tổ chức khám, chữa bệnh cho người nghèo vùng xâu, vùng xa. Quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất( Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên; liên hoan văn hóa các dân tộc Việt Nam)
* HS ghi ý chính
Hoạt động 3 : Tìm hiểu ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
*GV có thể sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở để kích thích tư duy của HS, kết hợp với giảng giải để làm rõ ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
+ Em có nhận xét gì về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào các dân tộc ở nước ta hiện nay?
+ Những chính sách bình đẳng dân tộc trong các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa , giáo dục mà các em đã nêu trong bài thảo luận đã, đang và sẽ có tác động như thế nào đối với sự phát triển các dân tộc?
* HS trả lời:
+ Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào các dân tộc ở nước ta hiện nay nhìn chung vẫn còn sự chênh lệch khá lớn giữa các dân tộc, giữa các vùng miền trên cả nước. Đặc biệt, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.
+ Trong nhưng năm qua, những chính sách bình đẳng dân tộc trong các lĩnh vực : chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục đã thúc đẩy sự phát triển mọi mặt đời sống xã hội của đồng bào các dân tộc, thu hẹp dần khoảng cách giữa các vùng miền khác nhau trong cả nước.
* GV hỏi: Theo em quyền bình đẳng giữa các dân tộc có ý nghĩa như thế nào?
Em hảy kể một vài tấm gương tiêu biểu trong sản xuất , lao động, sản xuất và học tập của đồng bào các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta?
* HS trả lời
* GV nhận xét và kết luận: Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện tốt các chính sách các dân tộc bình đẳng, đoàn kết tương trợ nhau cùng phát triển là sức mạnh đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước, góp phần thực hiện mục tiêu : “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
1. Bình đẳng giữa các dân tộc
a. Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc
- Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số,
- Trình độ văn hóa cao hay thấp
- Không phân biệt chủng tộc, màu da
- Được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.
b. Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc
* Bình đẳng về chính trị:
- Tham gia quản lí Nhà nước, xã hội .
- Tham gia bộ máy Nhà nước .
- Góp ý xây dựng đất nước.
- Thực hiện dân chủ trực tiếp, gián tiếp.
* Bình đẳng về kinh tế:
- Chính sách phát triển của Đảng và nhà nước đối với các dân tộc.
- Nhà nước đầu tư phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc.
- Chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
* Bình đẳng về văn hóa – giáo dục
- Có quyền dùng tiếng nói, chữ viết riêng.
- Giữ gìn, khôi phục, phát huy phong tục tập quán, truyền thống văn hoá .
- Hưởng thụ nền giáo dục nước nhà.
c. ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc
- Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở đoàn kết các dân tộc.
- Đoàn kết , tương trợ , giúp đỡ nhau cùng phát triển là sức mạnh toàn diện góp phần xây dựng "dân giàu, nước mạnh , xã hội công bằng, dân chủ, văn minh."
4. Củng cố và luyện tập
Giáo viên nhắc lại một số nội dung chính trong bài, hướng dẫn học sinh làm một số bài tập để củng cố kiến thức
5. Dặn dò học sinh
Học bài cũ
Đọc tiếp phần còn lại của bài
File đính kèm:
- bai 5 cong dan 12.doc