Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội - Nguyễn Đức Toàn - Năm học 2009-2010

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Về kiến thức:

 - Nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực kinh doanh.

 - Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh.

 2. Về kỹ năng:

 - Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực kinh doanh.

 3. Về thái độ:

 - Có ý thức tôn trọng các quyền bình đẳng của công dân trong kinh doanh.

 

doc8 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội - Nguyễn Đức Toàn - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Đức Toàn Giáo sinh thực hiện: Nguyễn Thanh Loan Ngày soạn : 2/11/2009 Ngày giảng :3/11/2009 Lớp: 12A1 Bài 4 (tiết 3) QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: - Nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực kinh doanh. - Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh. 2. Về kỹ năng: - Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực kinh doanh. 3. Về thái độ: - Có ý thức tôn trọng các quyền bình đẳng của công dân trong kinh doanh. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC. Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh? Nội dung bình đẳng trong kinh doanh. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN 1.Về phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề. 2. Về phương tiện: - SGK, SGV GDCD lớp 12 - Bài tập tình huống lớp 12 - Một số luật, bộ luật hiện hành liên quan đến nội dung bài học. IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN BÀI GIẢNG 1. Ổn định: 12 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Em hiểu thế nào bình đẳng trong lao động? Câu 2: phân tích trách nhiệm của Nhà nước đối với quyền bình đẳng trong lao động. 3. Bài mới: Như chúng ta đã biết, trong nền kinh tế thị trường các hình thức tổ chức kinh doanh tồn tại đa dạng, phong phú, tham gia tích cực vào cạnh tranh. Vậy để bảo vệ lợi ích của của các tổ chức kinh doanh và của Nhà nước trong các quan hệ kinh tế, pháp luật ghi nhận sự bình đẳng của các chủ thề (cá nhân, tổ chức) trong kinh doanh như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - GV: Cho học sinh nhắc lại một số kiến thức đã học ở lớp 11. + Nền kinh tế thị trường + Loại hình doanh nghiệp - HS trả lời. - GV: Phân tích giúp HS hiểu nội dung bình đẳng trong kinh doanh - GV: Thuyết trình Kinh doanh là việc thực hiện liên tục, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Để thúc đẩy kinh doanh phát triển, cần phải tạo ra môi trường cạnh tranh tự do, bình đẳng trên cơ sở của pháp luật. - GV: Cho HS đọc phần in nghiêng trong SGK/ tr 38. -HS: Ghi bài: - GV: Nguyên tắc bình đẳng trong kinh doanh là gì? - HS: Trả lời - HS: Trả lời câu hỏi trong SGK - GV: Nhận xét và kết luận. Nhà nước ta thừa nhận doanh nghiệp Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tồn tại và phát triển ở những ngành, những lĩnh vực then chốt, quan trọng của nền kinh tế không vi phạm nguyên tắc bình đẳng trong kinh doanh vì: Hiện nay ở nước ta đang xây dựng và phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, các thành phần kinh tế đều được khuyến khích phát triển, các doanh nghiệp đều được bình đẳng với nhau trong hoạt động kinh doanh và bình đẳng trước phát luật. - GV: Chuyển ý: Vừa rồi chúng ta vừa hiểu thế nào là bình đẳng trong kinh doanh, vậy bình đẳng trong kinh doanh có những nội dung gì, chúng ta cùng chuyển sang phần b. - GV: Tổ chức cho HS thảo luận lớp về nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh. - HS: Đọc 5 nội dung SGK / tr 38-39. - GV: Đặt câu hỏi cho cả lớp trao đổi - GV: Cử mỗi HS trình bày 1 nội dung. - GV: Nhận xét và kết luận. - HS: Ghi bài: - GV: Giải thích: Trong nội dung thứ nhất quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh của công dân trên cơ sở tùy theo “ sở thích và khả năng”, “ có điều kiện”. Điều đó có nghĩa là không phải bất kì ai cũng có thể tham gia vào quá trình kinh doanh. Chỉ có những cá nhân và tổ chức có đủ điều kiện về tài sản, về chuyên môn, về tinh thần mới có thể được Nhà nước cho phép hoạt động kinh doanh. Bốn nội dung còn lại đã thể hiện. Công dân dù kinh doanh ở loại hình doanh nghiệp nào thì trong quá trình kinh doanh, đều bình đẳng trước pháp luật về quyền và nghĩa vụ. - GV: Hỏi HS bình đẳng về quyền thể hiện ở những điểm nào? Bình đẳng về nghĩa vụ thể hiện ở những điểm nào? - HS: Trả lời - GV: Nhận xét và kết quả Công dân tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp để tổ chức kinh doanh. Dù lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào đều có các quyền sau: tự chủ đăng ký kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm, bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trong lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình kinh doanh. - GV: Chuyển ý Nền kinh tế thị trường ở nước ta đặt ra yêu cầu về quyền kinh doanh, tự do, bình đẳng, được Nhà nước bảo đảm trong thực tế. Đó chính là trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do kinh doanh. - GV: Tổ chức cho HS trao đổi cả lớp - GV: Đặt câu hỏi. + Hiện nay ở nước ta có loại hình thức doanh nghiệp nào? Hãy kể tên loại hình doanh nghiệp mà em biết? + Vì sao Nhà nước thừa nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp + Vì sao Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp của mọi loại hình doanh nghiệp? - HS: Trả lời ý kiến cá nhân. - GV: Liệt kê ý kiến. - HS: Cả lớp cùng trao đổi - GV: Nhận xét, hgi tóm tắt nội dung SGK. 3. Bình đẳng trong kinh doanh a. Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh. - Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, từ việc lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thứ kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh, đều bình đẳng theo quy định của pháp luật. * Nguyên tắc bình đẳng trong kinh doanh. - Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. - Mọi loại hình doanh nghiệp, mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng. b. Nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh. - Thứ nhất: Mọi công dân có quyền lựa chọn hình thức, tổ chức kinh doanh theo sở thích và khả năng, nếu có đủ điều kiện. - Thứ hai: Tự chủ đăng ký kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. - Thứ ba: Bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. - Thứ tư: Chủ động mở rộng quy mô ngành nghề kinh doanh. - Thứ năm: Bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. c. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong kinh doanh. - Nhà nước thừa nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp. - Nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp. - Nhà nước khẳng định bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp mọi loại doanh nghiệp. GV kết luận toàn bài: Quyền tự do, bình đẳng trong kinh doanh cần phải được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước các doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm thị trường, phát triển thương hiệu để nâng cao sức cạnh tranh của mình. V. CỦNG CỐ HS làm bài tập: Em phải làm gì để thực hiện tốt quyền bình đẳng trong kinh doanh? a. Nâng cao chất lượng học tập. b. Nắm bắt khoa học – công nghệ tiên tiến hiện đại. c. Tham gia giúp đỡ gia đình làm kinh tế. d. Tìm hiểu và có ý thức thực hiện pháp luật. VI. DẶN DÒ: - Làm bài tập SGK - Đọc trước bài 5 VI. RÚT KINH NGHIỆM Hải Dương, ngày 2/11/2009 Xét duyệt của giáo viên hướng dẫn Nguyễn Đức Toàn

File đính kèm:

  • docBai 4tiet 3 Quyen binh dang cua cong dan trong motso linh vuc cua doi song xa hoi.doc
Giáo án liên quan