Giáo án Giáo dục công dân lớp 12 - Bài 13: Công dân với cộng đồng - Năm học 2013-2014

1. Về kiến thức

Nêu được thế nào là nhân nghĩa, hòa nhập và hợp tác.

Nêu được các biểu hiện đặc trưng của nhân nghĩa, hòa nhập và hợp tác.

Hiểu được nhân nghĩa, hòa nhập và hợp tác là những yêu cầu đạo đức của người công dân hiện nay trong mối quan hệ với cộng đồng nơi ở và lớp học, trường học.

2. Về kỹ năng

Biết cách thể hiện sống nhân nghĩa, hòa nhập và hợp tác với mọi người xung quanh.

3. Về thái độ

Tỏ thái độ yêu mến, quý trọng, cảm thấy không thể tách rời trường, lớp và cộng đồng nơi mình ở.

 

doc9 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 12 - Bài 13: Công dân với cộng đồng - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/03/2013 Tiết: BÀI 13 CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức Nêu được thế nào là nhân nghĩa, hòa nhập và hợp tác. Nêu được các biểu hiện đặc trưng của nhân nghĩa, hòa nhập và hợp tác. Hiểu được nhân nghĩa, hòa nhập và hợp tác là những yêu cầu đạo đức của người công dân hiện nay trong mối quan hệ với cộng đồng nơi ở và lớp học, trường học. 2. Về kỹ năng Biết cách thể hiện sống nhân nghĩa, hòa nhập và hợp tác với mọi người xung quanh. 3. Về thái độ Tỏ thái độ yêu mến, quý trọng, cảm thấy không thể tách rời trường, lớp và cộng đồng nơi mình ở. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm. Có thể sử dụng phương tiện dạy học. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD 10. Tình huống GDCD 10, thực hành GDCD 10. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1.Ổn định tổ chức: 1 phút 2. Kiểm tra bài cũ: 3 phút Câu hỏi: Em hãy cho biết, cộng đồng là gì? Em đã tham gia những cộng đồng nào? 3. Giới thiệu và giảng bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 3: Tìm hiểu thế nào là nhân nghĩa -GV: Đặt vấn đề: Mỗi cộng đồng đều có những chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử riêng và mỗi cá nhân sống trong cộng đồng phải có nghĩa vụ tuân thủ. Nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác là những chuẩn mực đạo đức quan trọng nhất mà công dân hiện nay phải có. GV phát phiếu học tập cho HS, mỗi phiếu một câu hỏi: 1.Theo em, Nhân là gì, Nghĩa là gì? Nhân nghĩa được hiểu như thế nào? 2. Em hãy tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về nhân nghĩa. 3. Em hãy nêu những biểu hiện của nhân nghĩa? 4. Hãy cho biết ý nghĩa các câu tục ngữ sau: Thương người như thể thương thân. Lá lành đùm lá rách. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. Môi hở răng lạnh. Nhường cơm sẻ áo. 5. Em suy nghĩ thế nào về hành vi sau: Chị Nguyễn Thị Bé sinh ra và lớn lên ở Triệu Phong, Quảng Trị. Khi xuất ngũ chị làm quản trang ở Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn. Nghĩa trang rộng hơn 40ha là nơi yên nghỉ của 10.642 liệt sĩ cả nước. Chị đã chăm sóc nghĩa trang này từ nhiều năm nay. Tuy công việc vất vả, nhưng chị luôn cảm thấy hạnh phúc và hết lòng với công việc. - HS: Ghi câu trả lời vào phiếu. - GV: Gọi một số HS đọc đáp án. - HS trong lớp thảo luận , trao đổi. - GV: Liệt kê ý kiến lên bảng phụ. Chốt lại ý kiến đúng và kết luận: Nhân là lòng yêu thương con người, Nghĩa là cách đối xử hợp lẽ phải làm khuôn phép cho cách xử thế của con người trong xã hội. Do đó, nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải. - GV: Đặt câu hỏi: Em hãy cho biết nhân nghĩa có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của con người? - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét. Kết luận: Nhân nghĩa gắn kết các mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng thêm gần gũi. Giúp cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn, con người thêm yêu cuộc sống, có thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn. - GV: Đặt câu hỏi: Vì sao nhân nghĩa lại là một yêu cầu về mặt đạo đức của người công dân trong quan hệ với cộng đồng? Và theo em, chúng ta cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc? - HS: Trả lời ý kiến cá nhân. - GV: Nhận xét. Kết luận: Nhân nghĩa có thể hiểu là một giá trị đạo đức cơ bản của con người thể hiện ở suy nghĩ, tình cảm và hành động cao đẹp của quan hệ giữa người với người. Nhân nghĩa được biểu hiện ở: lòng nhân ái, yêu thương, giúp đỡ nhau, biết nhường nhịn, đùm bọc nhau, sống vị tha, bao dung Hoạt động 4: Tìm hiểu thế nào là hòa nhập -GV: Nêu vấn đề: Cộng đồng là môi trường xã hội để các cá nhân thực hiện liên kết, hợp tác với nhau tạo nên cuộc sống của mình và cộng đồng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hòa nhập được với công đồng, xã hội. Vậy thế nào là hội nhập? Ý nghĩa của hội nhập là gì? GV yêu cầu đọc hai thông tin trong SGK và thảo luận nội dung sau: Thế nào là sống hòa nhập? Tại sao phải sống hòa nhập trong cộng đồng? Em thấy cần phải làm gì để sống hòa nhập trong cộng đồng? - HS: Trả lời ý kiến cá nhân. - GV: Nhận xét. Kết luận: Sống hòa nhập thể hiện ở sự tiếp xúc, hòa hợp, hiểu biết, liên kết, gắn bó đối với các thành viên khác của cộng đồng, cùng hoạt động vì lợi ích chung của cộng đồng. Khi sống hòa nhập với cộng đồng, ta sẽ có được những mối quan hệ tốt, có thêm nhiều niềm vui và sức mạnh trong cuộc sống. Ngược lại, những người sống tách biệt khỏi cộng đồng sẽ luôn cảm thấy buồn tẻ và cuộc sống kém ý nghĩa. GV cho HS lấy ví dụ minh họa về việc con người sống không hòa nhập với cộng đồng. GV nêu câu hỏi: Đối với lứa tuổi học sinh, việc sống hòa nhập được biểu hiện như thế nào? - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét. Kết luận: Tôn trọng, đoàn kết, quan tâm, gần gũi, cởi mở, chan hòa với bạn bè, thầy cô giáo và mọi người xung quanh. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức, đồng thời vận động bạn bè và mọi người xung quanh cùng tham gia. Hoạt động 5: Tìm hiểu thế nào là hợp tác -GV: Nêu vấn đề: Trong cuộc sống, con người cần phải biết hợp tác với nhau. Vậy thế nào là hợp tác? Hợp tác có cần thiết không? Vì sao? Chúng ta cần hợp tác với đối tượng nào? Hợp tác như thế nào để đem lại hiệu quả cao? GV chia lớp thành bốn nhóm, nhiệm vụ của các nhóm là kể chuyện “ Cuộc thi giữa Thỏ và Rùa”. - Các nhóm chuẩn bị, cử đại diện kể chuyện theo yêu cầu của GV. Các nhóm bổ sung ý kiến lẫn nhau. - GV: Đặt câu hỏi: Các em rút ra được bài học gì từ cuộc đua giữa Thỏ và Rùa? Bài học đó có liện quan gì đến các cá nhân sống trong cộng đồng, đến hợp tác? - HS: Suy nghĩ. Trả lời. - GV: Phân tích. Kết luận: Sống trong cộng đồng mỗi cá nhân đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng. Do đó, mỗi người cần phải xác định được ưu thế của mình và biết chọn cho mình môi trường sống, làm việc phù hợp. Mỗi cá nhân cần làm việc hết sức mình, không nên nản chí trước khó khăn, thất bại, nếu thất bại thì cần tìm thời điểm thích hợp và thay đổi chiến lược chắc chắn sẽ thành công, không nên coi thường người khác, đừng tự tin quá mức và thiếu kỷ luật. Mỗi cá nhân có sự thông minh nhất định và có những ưu điểm riêng nhưng cá nhân đó sẽ khó thực hiện công việc được hoàn hảo bởi nếu không kết hợp với người khác. Do đó, khi các cá nhân cùng làm việc với nhau, hợp tác với nhau, cùng chia sẻ, cống hiến những ưu thế của từng người thì sẽ đạt kết quả rất cao trong công việc. → Hợp tác chính là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. Sau đó, GV cho HS xem một số hình ảnh về hợp tác. Và đặt câu hỏi: Em hãy cho biết, hợp tác có những mức độ, cấp độ nào? Nguyên tắc của hợp tác là gì? Thanh niên hiện nay cần rèn luyện tinh thần hợp tác như thế nào cho đúng? - HS: Trả lời. - GV: Khái quát lại: Có hợp tác song phương, đa phương; hợp tác trong từng lĩnh vực, toàn diện; hợp tác giữa các cá nhân, các nhóm, giữa các cộng đồng quốc gia, dân tộc. Hợp tác phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, hai bên đều có lợi. Việc mọi người cùng hợp tác, cùng bàn bạc, phối hợp nhịp nhàng, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với nhau sẽ tạo nên sức mạnh và đem lại chất lượng và hiệu quả cao. Trong thời đại ngày nay, hợp tác là một phẩm chất quan trọng của người lao động mới, là một yêu cầu không thể thiếu đối với người công dân xã hội hiện đại. 2. Trách nhiệm của công dân với cộng đồng a. Nhân nghĩa Nhân là lòng yêu thương con người, Nghĩa là cách đối xử hợp lẽ phải làm khuôn phép cho cách xử thế của con người trong xã hội. Do đó, nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải. Nhân nghĩa trước hết thể hiện ở lòng nhân ái, sự yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau lúc hoạn nạn, khó khăn, không đắn đo tính toán. Đạo lý nhường nhịn, đùm bọc nhau lúc sa cơ lỡ bước đã là tình cảm của con người Việt Nam trong tình làng nghĩa xóm và trở thành hành vi ứng xử hàng ngày của người Việt Nam qua các thế hệ. Nhân nghĩa còn thể hiện ở sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động, trong cuộc sống hàng ngày với mong muốn mọi người cùng hạnh phúc, ấm no. Truyền thống nhân nghĩa Việt Nam thể hiện sâu sắc ở lòng vị tha cao thượng, không cố chấp với người có lỗi lầm biết hối cải, đối xử khoan hồng ngay với cả tù binh và hàng binh trong chiến tranh. Nét đặc trưng nổi bật thể hiện truyền thống nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam chính là ở chỗ: Các thế hệ sau luôn ghi lòng tạc dạ công lao cống hiến của các thế hệ đi trước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, khai sáng nền văn hóa của dân tộc, của cộng đồng và của từng dòng họ. b. Hòa nhập ( Sống hòa nhập) Sống hòa nhập là sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người; không gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác; có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng. Hòa nhập thể hiện ở sự tôn trọng, đoàn kết, quan tâm, gần gũi, cởi mở, chan hòa với mọi người xung quanh, không xa lánh, bè phái, gây mâu thuẫn, mất đoàn kết với người khác; tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức, đồng thời vận động bạn bè và mọi người xung quanh cùng tham gia. c. Hợp tác Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. Hợp tác được biểu hiện ở việc mọi người cùng bàn bạc với nhau trong công việc chung, phối hợp nhịp nhàng với nhau, biết về nhiệm vụ của nhau và sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ nhau khi cần thiết. Hợp tác phải dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của người khác. 4. Củng cố và luyện tập GV cho học sinh sưu tầm ca dao, tục ngữ, thông tin, tư liệu, truyện kể có nội dung về nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác.

File đính kèm:

  • docbai 13 Cong dan voi cong dong tiet 2.doc
Giáo án liên quan