Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Trường THPT Nguyễn Hiền - Ngô Công La

I. Mục tiêu bài học

 Học xong bài này, học sinh cần đạt được:

1. Về kiến thức

 - Nêu được thế nào là sản xuất của cải vật chất và vai trò của sản xuất của cải vật chất đối với đời sống xã hội.

 - Nêu được các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và mối quan hệ giữa chúng.

 - Nêu được thế nào là phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

 2. Về kỹ năng

 Biết tham gia xây dựng kinh tế gia đình phù hợp với khả năng của bản thân.

3. Về thái độ

 - Tích cực tham gia kinh tế gia đình và địa phương.

 - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng lao động của bản thân, góp phần xây dựng kinh tế đất nước.

 

doc77 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Trường THPT Nguyễn Hiền - Ngô Công La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T, KH-CN VÀ VĂN HÓA HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức lớp học. 2. Kiểm tra bài cũ. Em hãy nói rõ chính sách giáo dục và đào tạo. 3.Giảng bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 3. Tìm hiểu nhiệm vụ của Khoa Học- Công Nghệ. Gv: Cho học sinh phân tích trong SGK sau đó thảo luận câu hỏi: Khoa Học- Công Nghệ có nhiệm vụ như thế nào? Nhiệm vụ đó nhằm mục đích gì? Đảng và Nhà nước nhìn nhận nhiệm vụ đó của KH- CN như thế nào? Hoạt động 4: - Tìm hiểu phương hướng cơ bản để phát triển KH-CN. Gv: Để thực hiện nhiệm vụ trên, Khoa học- Công nghệ cần phát triển theo những phương hướng nào? Gv: Chốt lại vấn đề, hướng học sinh vào các phương hướng cụ thể? 2. Chính sách KH-CN. a. Nhiệm vụ của Khoa học và Công Nghệ. - Giải đáp kịp thời những vấn đề lý luận và thực tiễn do cuôc sống đặt ra. - Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. - Đổi mới và nâng cao trình độ khoa học và công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. - Nâng cao trình độ quản lí hiệu quả của hoạt động KH-CN. b. Phương hướng cơ bản để phát triển Khoa Học- Công Nghệ. - Đổi mới cơ chế quản lý KH-CN nhằm khai thác mọi tiềm năng, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học. - Tạo thị trường cho KH-CN phát triển. - Xây dựng tiềm lực KH-CN tập trung nghiên cứu cơ bản được hương ứng dụng. - Tập trung các nhiệm vụ trọng tâm, đẩy mạnh nghiên cứu các lĩnh vực Khoa Học- Xã Hội, ứng dụng chuyển giao Khoa Học Công Nghệ. 4. Củng cố bài học: Thực hiện nhưng phương pháp trên sẽ nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt đông Khoa Học- Công Nghệ, đồng thời đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. 5. Dặn dò: Yêu cầu học sinh học bài và làm bài đầy đủ. BÀI 13: CHÍNH SÁCH GD-ĐT-KH-CN VÀ VĂN HÓA. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP. 1.Ổn điịnh tổ chức lớp học. 2. Kiểm tra bài cũ: C/s KH-CN và phương hướng? 3.Giảng bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: - Tìm hiểu về nội dung chính sách văn hóa. Gv: Em hãy giải thích về khái niệm văn hóa? - Các di sản văn hóa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa Thế Giới. Gv: Nhiệm vụ văn hóa là gì? Gv: Để thực hiện được nhiệm vụ trên, cần phát triển nền văn háo theo những phương hướng nào? Giải thích tác dụng của những phương hướng vừa nêu? Hoạt động 2: Tìm hiểu trách nhiệm công dân đối với các chính sách GD – ĐT, KH – CN, Văn hóa. 3. Chính sách văn hóa. a. Nhiệm vụ của văn hóa. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức,thể chất và năng lực sáng tạo. b. Phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dan tộc. - Làm cho chủ nghĩa Mac- Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân. - Kế thừa và phát huy những di sản, truyền thống văn hóa dân tộc. - Tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. - Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa của người dân. 4.Trách nhiệm của công dân đối với C/S GD-ĐT, KH-CN và Văn Hóa. - Tin tưởng và chấp hành chủ trương C/s của Đảng. - Thường xuyên nâng cao tinh thần và việc coi trọng tiếp thu tinh hoa văn hóa của dân tộc. - Ra sức trau dồi phẩm chất đạo đức, chiếm lĩnh kiến thức khoa học, kỹ thuậ, hiện đại để lam cho đất nước ngày càng giàu mạnh. - Có quan hệ tốt đẹp với mọi người, biết phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. 4. Củng cố bài học: - Gv nhấn mạnh lại những vấn đề trọng tâm của toàn bài. - Có mốt số bài trắc nghiệm nhanh cho học sinh. 5. Dặn dò: Yêu cầu học sinh học và làm bài đầy đủ. BÀI 14: CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH. I. MỤC TIÊU BÀI DẠY. 1. Về Kiến Thức: - Giúp học sinh hiểu được vai trò nhiệm vụ của Quốc Phòng và An ninh - Phương hướng, biện pháp thực hiên Quốc Phòng- An Ninh 2. Kỹ Năng Thái Độ: - Xác định được trách nhiệm, nhiệm vụ của học sinh đối với việc thực hiện chính sách Quốc Phòng- An Ninh. II. Phương pháp giảng dạy: - Đàm thoại, diễn giảng một số phương pháp khác. III. Phương giảng dạy: - SGK và các tư liệu, tài liệu liên quan. IV. Hoạt Động Trên Lớp. 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nói rõ trách nhiệm của công dân đối với C/S GD- ĐT, KH-CN và Văn Hóa? 3. Giảng bài mới. - Gv khái quát lại những nội dung đã học. Và nội dung bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: - Em hiểu thế nào là chính sách Quốc Phòng- An Ninh? - Vì sao trong tình trạng hiện nay chúng ta phải tăng cường Quốc Phòng- An Ninh? - Quốc Phòng - An Ninh co vai trò như thế nào? Gv: Theo các em nhiệm vụ bảo vệ Tổ Quốc bao gồm những nội dung gì? Gv hướng dẫn học sinh nghiên cứu tài liệu văn kiện Đảng tai Đại Hội IX ( Trang 181 ). Gv: Công dân phải có những trách nhiệm gì? 1. Vai trò và nhiệm vụ của Quốc Phòng- An ninh. (Đọc thêm) 2.Phương hướng cơ bản. - Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, của hệ thống chính trị. - Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. - Xây dựng quân đôi nhân dân và công an nhân dân chính quy hiện đại. - Thường xuyên tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng. 3. Trách nhiệm của công dân. - Tin tưởng vào chính sách Quốc Phòng và An Ninh của Đảng và nhà nước. - Thường xuyên nâng cao tinh thần cảnh giác, trước mọi âm mưu và thủ đoạn của kẻ thù. - Chấp hành pháp luật, giữ gìn trật tự an ninh và bí mật quốc gia. - Thực hiện nghĩa vụ quân sự. - Tham gia các hoạt động trên lĩnh vực Quốc Phòng và An Ninh ở nơi cư trú. 4. Củng cố bài học: Gv cũng cố lại những vấn đề đã học. Có một số câu hỏi trắc nghiệm cho học sinh. 5. Dặn dò: Yêu cầu học sinh học bài và làm bài đầy đủ. Tiết 32 - Bài 15 ( 1 tiết) CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1- Về kiến thức - Nêu được vai trò và nhiệm vụ của chính sách đối ngoại ở nước ta. - Nêu được những nguyên tắc, phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại ở nước ta hiện nay. - Hiểu được trách nhiệm của công dân đói với việc thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước. 2- Về kỹ năng - Biết tham gia tuyên truyền cs đối ngoại phù hợp khả năng của bản thân. - Biết quan hệ hữu nghị với nước ngoài. Tích cực học tập văn hoá, ngoại ngữ để có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu hợp tác, hội nhập quốc tế trong tương lai. 3- Về thái độ - Tin tưởng, ủng hộ chính sách đối ngoại của Nhà nước. III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Kiểm tra bài cũ 1) Nhiệm vụ của QP và AN trong giai đoạn hiện nay? Theo em tại sao phải tăng cường QP và AN? 2) Trình bày phương hướng cơ bản nhằm tăng cương QP và AN? Trách nhiệm của em? 2. Giảng bài mới Hoạt động của GV - HS Nôi dung * Hoạt động 1 - Thảo luận nhóm * GV: * Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, chính sách đối ngoại có vai trò như thế nào? * Em hãy nêu những nhiệm vụ của chính sách đối ngoại? * Để giữ vững hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển, chúng ta phải làm gì? ( chúng ta phải tiếp tục quan hệ với các nước, đấu tranh làm thất bại âm mưu “DBHB”, gây rối làm mất ổn định chính trị; tăng cường hợp tác song phương, đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế) * Nêu những hđ của Đảng Nhà nước ta mà em biết nhằm góp phần vào cuộc đấu tranh chung của thế giới vì mục tiêu của thời đại? (Những hoạt động đấu tranh đòi giải trừ quân bị, vũ khí hạt nhân, chống chạy đua vũ trang, lên án các cuộc chiến tranh xâm lược.) - HS: Đại diện trả lời. - GV: N/xét, bổ xung, kết luận. * Hoạt động 2 - Thảo luận nhóm (2 nhóm) - GV: * Vì sao phải tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau? Nêu kết luận? * Vì sao phải tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng cùng có lợi? Nêu kết luận? - HS: Đại diện trả lời. - GV: N/xét, bổ xung, kết luận. * Hoạt động 3 - Thảo luận nhóm - GV: * Theo em tại sao chúng ta phải chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế? * Yêu cầu trong việc chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế như thế nào? - HS: Đại diện trả lời. - GV: N/xét, bổ xung, kết luận. * Em hãy cho biết nước ta có quan hệ với bao nhiêu nước và tổ chức trên thế giới? 1. Vai trò, nhiệm vụ của chính sách đối ngoại - Vai trò: Chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi để đưa nước ta hội nhập với thế giới; góp phần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước, nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế. - Nhiệm vụ: + Giữ vững môi trường hoà bình, tạo đk quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển KT – XH, CNH, HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. + Góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. 2. Nguyên tắc của chính sách đối ngoại. - Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau (để làm thất bại những hành động can thiệp của các thế lực thù địch vào công việc nội bộ của nước ta.) - Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng cùng có lợi (Vì các nước trên thế giới dù lớn hay nhỏ đều có quyền sống, quyền tự do, mưu cầu hạnh phúc, phát triển. Vì vậy, nguyên tắc này yêu cầu nước ta tôn trọng quyền của các nước và đòi hỏi các nước tôn trọng quyền bình đẳng của nước ta. đồng thời, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, hợp tác cùng có lợi.) 3. Phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại. - Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế Mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác - Củng cố tăng cường quan hệ với các ĐCS, công nhân, đảng cánh tả, các phong trào độc lập dân tộc, cách mạng và tiến bộ trên thế giới, mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền. - Phát triển công tác đối ngoại nhân dân - Chủ động tham gia vào cuộc đấu tranh chung vì quyền lợi con người. - Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại 4. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách đối ngoại (SGK) 3. Củng cố Cần nắm: - Vai trò, nhiệm vụ của CSĐN. - Phương hướng cơ bản để thực hiện CSĐN. - Trách nhiệm công dân, liên hệ bản thân... 4. Hướng dẫn về nhà: - Câu hỏi sgk -Tìm hiểu tình hình an toàn giao thông ở VN và ở địa phương, các số liệu, sự việc có liên quan giờ sau ngoại khoá.

File đính kèm:

  • docgiao an cd 11 giam tai.doc
Giáo án liên quan