1. Về kiến thức
- Làm cho học sinh nắm những quy định thiết yếu để bảo đảm trật tự an toàn giao thông, nhất là những vùng giao thông trọng điểm.
- Học sinh nắm được các quy định, các quy tắc khi tham gia giao thông, ý nghĩa của một số biển báo thường gặp, biết cách xử lý tình huống khi tham gia giao thông.
2. Về kỹ năng
- Biết phân loại các loại biển báo hiệu giao thông đường bộ thường gặp.
- Nhạy bén trong xử lý tình huống khi tham gia giao thông, tức là biết vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực tiễn cuộc sống.
3. Về thái độ
Có ý thức, thái độ chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông, biết bảo vệ cái đúng, phê phán cái sai khi tham gia giao thông.
143 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Trường THPT Châu Văn Liêm - Trần Minh Lệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thanh toán.
+ Về phía người bán: giả định trên thị trường không cho mua bán chịu mà mua bán trả tiền ngay, trong điều kiện đó, người bán chỉ quan tâm đến nhu cầu có khả năng thanh toán của người tiêu dùng để quyết định số lượng hàng hóa sản xuất, kinh doanh phù hợp, chỉ đáp ứng đủ nhu cầu có khả năng thanh toán để tránh nguy cơ bị ế hàng, phải lỗ vốn do hàng hóa thì nhiều mà lượng tiền của người tiêu dùng thì có hạn do thu nhập có hạn.
Bài tập 2, SGK, trang 47: Phân tích nội dung của quan hệ cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Trả lời: (học sinh xem đáp án phần kiến thức, lý thuyết).
Bài tập 3, SGK, trang 47: Phân tích vai trò của mối quan hệ cung – cầu.
Trả lời: (học sinh tham khảo sách giáo khoa trang 45, 46, phân tích 3 ý cơ bản sau đây)
- Là cơ sở để nhận thức vì sao giá cả thị trường và giá trị hàng hóa chênh lệch nhau.
- Là căn cứ để người sản xuất, kinh doanh mở rộng hay thu hẹp sản xuất kinh doanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Là cơ sở để người tiêu dùng lựa chọn khi mua hàng hóa.
Bài tập 4, SGK, trang 47: Khi là người bán hàng trên thị trường, để có lợi, em chọn trường hợp nào sau đây ?
a) Cung = cầu.
b) Cung > cầu.
c) Cung < cầu.
Trả lời:
Chọn phương án c. (Vì khi cung giá trị, người bán sẽ được lợi nhuận cao. Còn khi cung = cầu à giá cả = giá trị, người bán sẽ huề vốn, không có lãi). Khi cung > cầu à giá cả < giá trị, người bán sẽ bị lỗ vốn).
Bài tập 5, SGK, trang 48: Khi là người mua hàng trên thị trường, để có lợi, em chọn trường hợp nào sau đây :
a) Cung = cầu. b) Cung > cầu. c) Cung < cầu.
Trả lời:
Chọn phương án b. (Vì khi cung > cầu à giá cả giá trị, người mua gặp phải cảnh giá cả hàng hóa tăng cao hơn so với mức bình thường, so với mức giá trị xã hội thừa nhận, nên mua được ít hàng hóa hơn mà lại với giá cao.
Bài tập 6, SGK, trang 48: Em hãy lấy ví dụ để minh họa về sự điều tiết của Nhà nước, khi trên thị trường quan hệ cung – cầu bị rối loạn ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Trả lời:
Ví dụ 1: Khi trên thị trường thiếu hàng hóa gạo do yếu tố khách quan như lũ lụt, hạn hán, Nhà nước sẽ ổn định giá cả bằng cách xuất kho lương thực hỗ trợ nhân dân vùng bị thiên tai để bình ổn giá, tránh tạo cơ hội cho những người đầu cơ, tích trữ gạo để trục lợi.
Ví dụ 1: Khi trên thị trường diễn ra cơn sốt giá gạo ảo, việc khan hiếm hàng hóa chỉ là giả tạo do nạn đầu cơ tích trữ gây ra, Nhà nước mở các kho gạo của các công ty lương thực dự trữ quốc gia để bán ra thị trường nhằm bình ổn giá cả thị trường, ổn định đời sống của nhân dân, đồng thời ra các thông báo chung trên phương tiện truyền hình để nhân dân được biết, không mua gạo với giá cao của bọn đầu cơ tích trữ.
Ví dụ 2: Trước tình trạng đầu cơ tích trữ vàng (nhất là ở tuần 2, tháng 11 năm 2009), làm cho giá cả thị trường vàng bị đẩy lên cao, gây rối loạn thị trường, Nhà nước đã thông tin rộng rãi nói rằng nhân dân không nên mua vàng tích trữ kiếm lãi trong thời điểm giá vàng biến động do nạn đầu cơ tích trữ gây ra và đã quyết định nhập khẩu vàng từ nước ngoài (giá cả thị trường rẻ hơn ở trong nước) để điều tiết, hạ giá cả thị trường vàng trong nước, nhằm làm ổn định thị trường.
Bài tập 7, SGK, trang 48: (học sinh đọc câu hỏi và nội dung yêu cầu của câu hỏi ở SGK, trang 48).
Trả lời: chọn phương án c, vì khi Việt Nam là thành viên của WTO sẽ vừa đón nhận nhiều cơ hội, nhưng cũng vừa có nhiều thách thức.
- Thuận lợi, khó khăn về cung – cầu hàng hóa:
+ Thuận lợi: sẽ có nhiều hàng hóa xuất hiện trên thị trường cho người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn do có nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài, thị trường tiêu thụ hàng hóa được mở rộng.
+ Khó khăn: nhà sản xuất phải cải tiến kỹ thuật, mẫu mã, kiểu dáng, chủng loại, chất lượng hàng hóa để có thể cạnh tranh tốt trên thị trường, tránh nguy cơ thua lỗ, phá sản.
- Thuận lợi, khó khăn về việc làm:
+ Thuận lợi: có nhiều cơ hội việc làm.
+ Khó khăn: cần lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao./.
Hết
RÚT KINH NGHIỆM
Tiết chương trình 19
THI HỌC KỲ I
NỘI DUNG ĐỀ
Sở Giáo dục & Đào tạo Tiền Giang CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THPT Thủ Khoa Huân Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2009 – 2010
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 11
Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)
A/ Phần tự luận (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Cạnh tranh có những loại nào? Nêu ví dụ minh họa.
Câu 2 (1.0 điểm): Lạm phát có ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống?
Câu 3 (1.5 điểm): Có ý kiến cho rằng: năng suất lao động tăng lên làm cho lượng giá trị của một hàng hóa tăng lên. Điều đó đúng hay sai? Ví dụ chứng minh.
Câu 4 (1.5 điểm): Hãy nhận xét về việc thực hiện yêu cầu của quy luật giá trị của 3 người sản xuất (1, 2, 3) trong biểu đồ sau đây:
Thời gian lao động xã hội cần thiết
(của 1 hàng hóa A)
- Giá trị xã hội của hàng hóa A
(1) (2) (3)
Câu 5 (1.0 điêm): Theo em, mỗi công dân cần phải làm gì đối với sự phát triển kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay?
B/ Phần trắc nghiệm khách quan (3.0 điểm)
Câu 1 (0.25 điểm): Giá trị xã hội của hàng hóa gồm:
Chi phí sản xuất và giá trị sức lao động của từng người sản xuất hàng hóa
Giá trị tư liệu sản xuất đã hao phí và giá trị sức lao động của từng người sản xuất hàng hóa
Giá trị tăng thêm và giá trị tư liệu sản xuất đã hao phí
Chi phí sản xuất và lợi nhuận
Câu 2 (0.25 điểm): Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên xuất hiện khi:
Xã hội công xã nguyên thủy hình thành
Xã hội công xã nguyên thủy tan rã
Xã hội chiếm hữu nô lệ hình thành
Xã hội chiếm hữu nô lệ tan rã
Câu 3 (0.25 điểm): Hai hàng hóa có giá trị khác nhau nhưng trao đổi được với nhau là do:
Lượng lao động hao phí kết tinh trong hàng hóa bằng nhau
Giá trị sử dụng của hai hàng hóa giống nhau
Giá trị trao đổi bằng nhau
Giá trị trao đổi khác nhau
Câu 4 (0.25 điểm): Thời gian lao động cá biệt tạo ra:
Giá trị xã hội của hàng hóa
Giá trị sử dụng xã hội của hàng hóa
Giá trị cá biệt của hàng hóa
Giá trị sử dụng cá biệt của hàng hóa
Câu 5 (0.25 điểm): Điều kiện để người sản xuất có lãi cao là:
Thời gian lao động cá biệt thấp hơn thời gian lao động xã hội cần thiết
Thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết
Thời gian lao động cá biệt cao hơn thời gian lao động xã hội cần thiết
Chi phí sản xuất cao
Câu 6 (0.25 điểm): Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở:
Thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa
Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa
Tác động của quy luật giá trị
Vận dụng của quy luật giá trị
Câu 7 (0.25 điểm): Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa là:
Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác
Giành ưu thế về khoa học và công nghệ
Giành thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng và các đơn đặt hàng
Giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác
Câu 8 (0.25 điểm): Cạnh tranh giữa người bán với nhau xuất hiện:
Khi trên thị trường hàng hóa đem ra bán ít nhưng người mua nhiều
Khi trên thị trường nhiều người có cùng loại hàng hóa đem bán nhưng có ít người mua
Khi thị trường vượt khỏi phạm vi trong nước
Khi có sự ganh đua về kinh tế giữa các doanh nghiệp sản xuất khác nhau
Câu 9 (0.25 điểm): Trường hợp nào sau đây người bán hàng có lợi?
Cung = cầu
Cung > cầu
Cung < cầu
Giá cả ổn định
Câu 10 (0.25 điểm): Trường hợp nào sau đây người mua hàng trên thị trường có lợi?
Cung = cầu
Cung > cầu
Cung < cầu
Giá cả ổn định
Câu 11 (0.25 điểm): Nội dung nào sau đây không nói lên vai trò của quan hệ cung – cầu?
Giải thích giá cả thị trường và giá trị không ăn khớp với nhau
Quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất kinh doanh
Giúp người tiêu dùng lựa chọn việc mua hàng hóa
Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường
Câu 12 (0.25 điểm): Số lượng cầu và giá cả có quan hệ với nhau như thế nào?
Tỉ lệ nghịch
Tỉ lệ thuận
Cân bằng
Không ăn khớp với nhau
.Hết.
ĐÁP ÁN CỦA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2009 – 2010
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 11
A/ Phần tự luận (7.0 điểm):
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1 (2.0 điểm)
- Cạnh tranh giữa người bán với nhau
- Ví dụ đúng
- Cạnh tranh giữa người mua với nhau
- Ví dụ đúng
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành
- Ví dụ đúng
- Cạnh tranh giữa các ngành
- Ví dụ đúng
- Cạnh tranh trong nước với nước ngoài
- Ví dụ đúng
0.2
0.2
0.2
0.2
0.2
0.2
0.2
0.2
0.2
0.2
Câu 2 (1.0 điểm)
- Khi lạm phát xảy ra thì giá cả hàng hóa tăng
- Sức mua của tiền tệ giảm
- Đời sống của nhân dân lao động gặp khó khăn
- Các công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước kém hiệu lực
0.25
0.25
0.25
0.25
Câu 3 (1.5 điểm)
- “Năng suất lao động tăng lên làm cho lượng giá trị của một hàng hóa tăng lên” là sai.
- Ví dụ chứng minh:
+ Khi năng suất lao động ở mức trung bình: trong 8 giờ, người lao động sản xuất ra 8 hàng hóa à lượng giá trị của một hàng hóa là: 8 giờ/8 hàng hóa = 1 giờ.
+ Cải tiến kỹ thuật, năng suất lao động tăng lên: trong 8 giờ, người lao động sản xuất ra 16 hàng hóa à lượng giá trị của một hàng hóa là: 8 giờ/16 hàng hóa = 0.5 giờ.
=> Như vậy, năng suất lao động tăng lên làm cho lượng giá trị của một hàng hóa giảm xuống (do 1 giờ à 0.5 giờ).
0.5
0.5
0.5
Câu 4 (1.5 điểm)
- Người sản xuất (1): có thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
à Thực hiện đúng yêu cầu của quy luật giá trị nên có lãi trung bình.
- Người sản xuất (2): có thời gian lao động cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động xã hội cần thiết.
à Thực hiện tốt yêu cầu của quy luật giá trị nên có lãi cao.
- Người sản xuất (3): có thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết.
à Vi phạm yêu cầu của quy luật giá trị nên bị thua lỗ.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
Câu 5 (1.0 điểm)
Học sinh tự nêu đúng trách nhiệm
1.0
B/ Trắc nghiệm khách quan (3.0 điểm):
Mỗi câu chọn phương án trả lời đúng đạt 0.25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
D
B
A
C
A
B
D
B
C
B
D
A
Hết
RÚT KINH NGHIỆM
Nguồn :
Lương Văn Luyến, giáo viên Trường THPT Thủ Khoa Huân, Chợ Gạo, Tiền Giang
File đính kèm:
- giaoanGDCD11hkILuyen.doc