Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Tiết 30 - Chính sách giáo dục và đào tạo khoa học và công nghệ văn hoá - Năm học 2013-2014

Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng việc xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xác định văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Vậy để thực hiện được mục tiêu trên Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra chính sách phát triển văn hóa như thế nào?

 

doc6 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 661 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Tiết 30 - Chính sách giáo dục và đào tạo khoa học và công nghệ văn hoá - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 7/3/2013 Ngày dạy: 12/3/2013 Bài 13, Tiết 30 (tiết 3): CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VĂN HOÁ. I. Mục tiêu bài học. 1. Về kiến thức: - Nêu được nhiệm vụ, phương hướng cơ bản để để xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta hiện nay. - Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách GD&ĐT, KH&CN, văn hoá của nhà nước. 2. Về kĩ năng: Biết tham gia và tuyên truyền và thực hiện chính sách văn hoá phù hợp với khả năng của bản thân. Biết đánh giá một số hiện tượng gần gũi trong cuộc sống liên quan đến chính sách văn hoá 3. Về thái độ: Tôn trọng, tin tưởng, ủng hộ chính sách văn hóa của Nhà nước. Có ý‎ thức phê phán việc làm vi phạm chính sách văn hoá của nhà nước. II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK,SGV GDCD 11. - Những nội dung có liên quan đến bài học III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra 3. Bài mới: *Giới thiệu bài mới: Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng việc xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xác định văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Vậy để thực hiện được mục tiêu trên Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra chính sách phát triển văn hóa như thế nào? Cô cùng các em sẽ cùng tìm hiểu tiếp bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Gv: Trước khi tìm hiểu nhiệm vụ của văn hóa các em phải hiểu văn hóa là gì? Gv: đưa ra đònh nghóa cuûa Hoà Chí Minh veà vaên hoaù: “Vì leõ sinh toàn cuõng nhö muïc ñích cuûa cuoäc soáng, loaøi ngöôøi môùi saùng taïo vaø phaùt minh ra ngoân ngöõ, chöõ vieát, ñaïo ñöùc, phaùp luaät, khoa hoïc, toân giaùo, vaên hoïc ngheä thuaät, nhöõng coâng cuï cho sinh hoaït haèng ngaøy veà maëc, aên, ôû vaø caùc phöông thöùc söû duïng. Toaøn boä nhöõng saùng taïo vaø phaùt minh ñoù töùc laø vaên hoaù.” ?Từ định nghĩa đó em hiểu văn hóa là gì? Hs: trả lời Gv: nhận xét, kết luận Gv: cho hs lấy ví dụ về văn hóa Hs: trả lời - Các công trình kiến trúc: nhà cửa, cầu cống, đường xá - Các sản phẩm phục vụ sản xuất tiêu dùng: ô tô, máy bay, tàu hỏa - những di sản văn hóa phi vật thể: Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên.. Gv: Theo em văn hoá có vai trò như thế nào trong đời sống tinh thần của xã hội? Hs: trả lời Gv: nhận xét, kết luận Gv: để khẳng định vai trò của văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nói: “Một dân tộc có thể bị áp bức bóc lột, bị suy kiệt về vật chất, nhưng sức sống của dân tộc đó vẫn còncái sức sống đó chính là ở những giá trị văn hóa, những truyền thống văn hóa tốt đẹp.” Gv: Theo em, trong giai đoạn hiện nay văn hoá có nhiệm vụ gì? ?Em hiểu thế nào là nền văn hoá tiên tiến ? Văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc? ? Em hãy nêu một số những biểu hiện của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam? Gv: gợi ý qua câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”. Ví dụ: Một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là thành kính, tôn thờ Tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn tới những người đã sinh thành, dưỡng dục cho mình. Hs: trả lời Gv: Chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận về những phương hướng Câu hỏi thảo luận: Nhóm 1: Tìm hiểu phương hướng 1. Lấy ví dụ về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để đưa chủ nghĩa Mác – Lên-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào đời sống nhân dân? Nhóm 2: Tìm hiểu phương hướng 2. Lấy ví dụ về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để giữ gìn phát huy những di sản và truyền thống văn hóa dân tộc? Liên hệ địa phương em? Nhóm 3: Tìm hiểu phương hướng 3. Trong quá trình tiếp thu văn hóa nhân loại cần chú ý điều gì? Liên hệ thực trạng tiếp thu văn hóa của học sinh hiện nay? Nhóm 4: Để nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân. Nhà nước đã có những chính sách cụ thể nào? Cho ví dụ? Hs: thảo luận trong 5 phút Các nhóm cử đại diện trình bày. Gv: nhận xét Gv: Theo em công dân phải có trách nhiệm gì đối với chính sách GD&ĐT, KH&CN, văn hóa? Hs: trả lời Hs khác bổ sung Gv: nhận xét, kết luận. 3. Chính sách văn hoá. a. Nhiệm vụ của văn hoá. - Văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. * Vai trò của văn hoá. - Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội. - Văn hoá vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. - Văn hoá khơi dậy tiềm năng, phát huy sức sáng tạo của con người, tạo ra sự phát triển hài hoà giữa giá trị vật chất và tinh thần. * Nhiệm vụ của văn hoá. + Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. - Tiên tiến: tinh thần yêu nước và tiến bộ theo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng HCM vì mục tiêu phát triển con người toàn diện. - Đậm đà bản sắc dân tộc: giá trị tinh hoa văn hoá dân tộc Việt đó là: lòng yêu nước, ‎ý chí tự lực tự cường, ‎ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, sáng tạo, cần cù, giảm dị trong cuộc sống. b. Phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. + Làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng HCM giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân. VD: - Tăng cường giáo dục tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân (qua truyền hình, sách, báo) - Đưa bộ môn khoa học Mác – Lên-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào giảng dạy trong nhà trường - Tổ chức các phong trào tuyên truyền ( cuộc thi, biểu diễn văn nghệ...). Đã tổ chức cuộc thi kể chuyện tấm gương đạo đức HCM. + Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hoá của dân tộc. VD: - Khôi phục các lễ hội truyền thống dân gian. (chọi trâu, đua thuyền) - Đưa vào danh mục bảo tồn những giá trị văn hóa có nguy cơ bị mai một. - Tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa + Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. VD: Thực hiện các chương trình giao lưu, biểu diễn văn hóa, nghệ thuật với các nước khác. + Nâng cao sự hiểu biết và mức hưởng thụ văn hoá, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hoá của nhân dân. VD: Để nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân bằng cách: phát triển các dịch vụ, chương trình giải trí như truyền hình, mạng Internet, sách, báo 4. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách GD&ĐT, KH&CN, văn hoá. - Tin tưởng, chấp hành chính sách của Đảng và nhà nước. - Thường xuyên nâng cao trình độ học vấn. - Trau dồi đạo đức, chiếm lĩnh khoa học. - Có quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh. 5. Luyện tập Em hãy tìm những biểu hiện thể hiện nét đẹp văn hóa trong trường học. 4. Củng cố và dặn dò: - Về nhà xem lại nội dung bài 13, làm những bài tập trong SGK. - Đọc trước nội dung bài 14.

File đính kèm:

  • docgiao an hay Bai 13 Chinh sach giao duc va dao tao khoahoc va cong nghe van hoa.doc
Giáo án liên quan