Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Tiết 30 - Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá - Nguyễn Thị Niêm

a) Nhiệm vụ của văn hoá

- VH là nền tảng tinh thần của xh, là động lực thúc đẩy sự phát triển KT- XH, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. VH khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo của con người, tạo sự phát triển hài hoà giữa đời sống vật chất và tinh thần.

- Nhiệm vụ VH:

Xây dựng nền VH tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người VN phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo.

 

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Tiết 30 - Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá - Nguyễn Thị Niêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 30. Soạn ngày: Bài 13 (tiếp) CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VĂN HOÁ 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 1) Khoa học và công nghệ có nhiệm vụ như thế nào? Lấy VD về việc áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sx hoặc sáng kiến KH- KT mà em biết? 2) Trình bày phương hướng cơ bản để phát triển khoa học và công nghệ? Trách nhiệm của em? 3. Giảng bài mới Hoạt động của GV - HS Nôi dung *Hoạt động 1 - Thảo luận nhóm - GV: *Tại sao nói VH vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển KT- XH? * Nhiệm vụ của VH là gì? * Thế nào là nền VH tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc? Nêu những biểu hiện của bản sắc VH dân tộc Việt Nam? - HS: Đại diện trả lời. - GV: N/xét, bổ xung, kết luận. *Hoạt động 2 - Thảo luận nhóm: 4 nhóm - GV: * Tại sao phải làm cho CN M- LN và tư tưởng HCM giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân? Tác dụng của nó như thế nào? Liên hệ thực tiễn trong đời sống xã hội ở địa phương? * Tại sao phải kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống VH của dân tộc? Tác dụng của nó như thế nào? Liên hệ thực tiễn trong đời sống xã hội ở địa phương? * Tại sao phải tiếp thu tinh hoa VH nhân loại? Tác dụng của nó như thế nào? Liên hệ thực tiễn trong đời sống xã hội ở địa phương? * Tại sao phải nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ VH, phát huy tiềm năng sáng tạo VH của nhân dân? Tác dụng của nó như thế nào? - HS: Đại diện trả lời. - GV: N/xét, bổ xung, kết luận. HS tự liên hệ 3. Chính sách văn hoá a) Nhiệm vụ của văn hoá - VH là nền tảng tinh thần của xh, là động lực thúc đẩy sự phát triển KT- XH, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. VH khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo của con người, tạo sự phát triển hài hoà giữa đời sống vật chất và tinh thần. - Nhiệm vụ VH: Xây dựng nền VH tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người VN phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo. - Nền VH tiên tiến: Không chỉ ở nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong các phương tiện chuyển tải về nội dung. Thể hiện tinh thần yêu nước và tiến bộ, nội dung cốt lõi là lí tưởng độc lập dt và CNXH của CN M-LN và tư tưởng Hồ Chí Minh; vì hạnh phúc con người... - Nền Vh đậm đà bản sắc dân tộc: Bởi vì “gốc của VH là dân tộc” xu hướng toàn cầu hoá đang tác động, thì ý thức về cội nguồn dt, về độc lập, tự chủ phải được coi trọng; mới bảo đảm hội nhập mà không hoà tan, mất đi bản sắc dân tộc. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân- gia đình- làng xã- Tổ quốc, lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lí, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động... b) Phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc - Làm cho CN M- LN và tư tưởng HCM giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân. + CN M- LN giúp ta nhận thức đúng đắn các quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy để xây dựng xh mới. + Tư tưởng HCM là sự vận dụng sáng tạo CN M- LN vào đk cụ thể nước ta và trở thành những giá trị tinh thần, tài sản quí báu của dân tộc ta. Những giá trị ấy đã và đang cổ vũ dân tộc ta trong công cuộc xd, bảo vệ Tổ quốc và xd nền VH mới. - Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống VH của dân tộc. + Phải kế thừa, phát huy những giá trị tinh thần, đạo đức, thẩm mĩ, vh, nghệ thuật, thuần phong mĩ tục của dân tộc. + Phải coi trọng việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, di sản vh và danh lam thắng cảnh của đất nước. - Tiếp thu tinh hoa VH nhân loại. + Tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, nhân đạo, những thành tựu của nhân loại để làm giàu cho trí tuệ, tâm hồn người VN. + Ngăn chặn sự xâm nhập của vh độc hại, tệ sùng bái đồng tiền, coi thường đạo lí, các giá trị nhân văn, kiên quyết chống các hủ tục, bài trừ mê tín dị đoan. - Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ VH, phát huy tiềm năng sáng tạo VH của nhân dân. + Bảo đảm dân chủ, tự do cho mọi sáng tạo vh, văn học nghệ thuật, cổ vũ cái đúng, cái đẹp, phê phán cái ác, cái thấp hèn. + Nêu cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng lối sống mới. KL: Thực hiện những phương hướng cơ bản trên, chúng ta sẽ từng bước xd được nền vh tiên tiến, bảo vệ và phát huy bản sức dân tộc trong thời kì CNH, HĐH, hội nhập quốc tế. 4. Trách nhiệm công dân đối với chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá Sgk- học sinh tự liên hệ 4. Củng cố – hệ thống bài học Cần nắm: - Nhiệm vụ của VH, phương hướng...Trách nhiệm công dân, liên hệ ... 5. Hướng dẫn về nhà: Câu hỏi sgk, đọc bài 14. Sơ đồ hệ thống hoá chính sách giáo dục và đào tạo.

File đính kèm:

  • docTiet 30.doc
Giáo án liên quan