Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Tiết 24 - Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa - Nguyễn Thị Niêm

d) Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực xã hội

- Nội dung: Là đảm bảo những quyền xã hội của công dân.

- Biểu hiện của quyền làm chủ về văn hoá:

+ Quyền lao động.

+ Quyền bình đẳng nam, nữ.

+ Quyền được hưởng an toàn xã hội và bảo hiểm xã hội.

+ Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ.

+ Quyền được bảo đảm về mặt vc-tt khi không còn khả năng lao động.

+ Quyền bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi, về cống hiến và hưởng thụ của các thành viên trong xã hội. Tham gia các phong trào ở địa phương và trường học.

 

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 686 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Tiết 24 - Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa - Nguyễn Thị Niêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 24. Soạn ngày: Bài 10 (tiếp) NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 1) Những biểu hiện về mặt bản chất của nền dân chủ XHCN là gì? 2) Hãy nêu những nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực KT, CT, VH? Biểu hiện của nó? 3. Giảng bài mới Hoạt động của GV - HS Nôị dung * Hoạt động 1 - Thảo luận nhóm - GV: * Nêu nội dung và biểu hiện của dân chủ trong lĩnh vực xã hội? Theo em những quyền nào thuộc về quyền dân chủ của nhân dân trong lĩnh vực xã hội? * Để quyền lực thuộc về nhân dân, Đảng và Nhà nước ta quan tâm đến các yêu cầu nào? - HS: Đại diện trả lời. - GV: N/xét, bổ xung, kết luận * Hoạt động 2 - Thảo luận nhóm - GV: Nêu khái niệm dân chủ trực tiếp và lấy vd minh hoạ. * Hãy nêu vd về những hình thức dân chủ trực tiếp mà em biết? - GV: Nêu khái niệm dân chủ gián tiếp và lấy vd minh hoạ. * Hãy nêu vd về những hình thức dân chủ trực tiếp mà em biết? - HS: Đại diện trả lời. - GV: N/xét, bổ xung, kết luận. d) Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực xã hội - Nội dung: Là đảm bảo những quyền xã hội của công dân. - Biểu hiện của quyền làm chủ về văn hoá: + Quyền lao động. + Quyền bình đẳng nam, nữ. + Quyền được hưởng an toàn xã hội và bảo hiểm xã hội. + Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ. + Quyền được bảo đảm về mặt vc-tt khi không còn khả năng lao động. + Quyền bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi, về cống hiến và hưởng thụ của các thành viên trong xã hội. Tham gia các phong trào ở địa phương và trường học. - Để quyền lực thuộc về nhân dân, Đảng và Nhà nước ta quan tâm đến các yêu cầu sau: + Hoàn thiện nhà nước XHCN, trước hết là hoàn thiện hệ thống PL, tăng cường pháp chế XHCN. + Hoàn thiện cơ chế đảm bảo cho nhân dân thật sự tham gia vào quá trình quản lí nhà nước như bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội. + Đào tạo, bồi dưỡng, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước có phẩm chất đạo đức, có chuyên môn nghịêp vụ giỏi..., tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình. + Có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lộng quyền, vô trách nhiệm, xâm phạm quyền dân chủ của công dân. + Ngăn chặng và khắc phục tình trạng dân chủ hình thức, dân chủ cực đoan, nghiêm trị những hành động lợi dụng dân chủ để phá hoại, gây rối. 3. Những hình thức cơ bản của dân chủ a) Dân chủ trực tiếp - Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước. ( không phân biệt giới tính, địa vị, tôn giáo...) VD sgk. - Những hình thức phổ biến của dân chủ trực tiếp là: + Trưng cầu ýý dân (trong phạm vi toàn quốc) + Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. + Thực hiện sáng kiến pháp luật (nhân dân tham gia xd, sửa đổi, bổ xung PL) + làm chủ trực tiếp bằng các hình thức nhân dân tự quản, xd và thực hiện các qui ước, hương ước phù hợp PL. KL: Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ mà trong đó mọi công dân trực tiếp tham gia vào các hoạt động CT, KT, VH, XH. b) Dân chủ gián tiếp (dân chủ đại diện) - Dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ thông qua những qui chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, của Nhà nước. (thông qua các cơ quan đại diện như MTTQ và các đoàn thể nhân dân). HS nêu vd sgk. KL: Dân chủ gián tiếp là hình thức nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, tham gia quản lí nhà nước và xã hội thông qua hoạt động của những người đại diện, cơ quan đại diện của mình. 4. Củng cố – hệ thống bài học Cần nắm: - Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực xã hội. - Những hình thức cơ bản của dân chủ. 5. Hướng dẫn về nhà Câu hỏi sgk, ôn tập bài 9+10 sgk, để kiểm tra 1 tiết.

File đính kèm:

  • docTiet 24.doc
Giáo án liên quan