Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Tiết 20 - Bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa - Nguyễn Thị Niêm

1- Về kiến thức

 - Biết được nguồn gốc, bản chất của Nhà nước.

 - Nêu được thế nào là Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; bản chất, chức năng và vai trò của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

 - Hiểu được trách nhiệm của mỗi công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.

2- Về kỹ năng

 - Biết tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN phù hợp với lứa tuổi và điều kiện bản thân.

 3- Về thái độ

 - Tôn trọng tin tưởng vào Nhà nước pháp quyền XHCN VN.

 B. CHUẨN BỊ

 1- Phương tiện

 - Bảng biểu, đèn chiếu nếu có.

 2- Thiết bị

 - Tranh , ảnh, sơ đồ có liên quan nội dung bài học.

 

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 650 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Tiết 20 - Bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa - Nguyễn Thị Niêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: Bài 9 Tiết 20. NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1- Về kiến thức - Biết được nguồn gốc, bản chất của Nhà nước. - Nêu được thế nào là Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; bản chất, chức năng và vai trò của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. - Hiểu được trách nhiệm của mỗi công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. 2- Về kỹ năng - Biết tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN phù hợp với lứa tuổi và điều kiện bản thân. 3- Về thái độ - Tôn trọng tin tưởng vào Nhà nước pháp quyền XHCN VN. B. CHUẨN BỊ 1- Phương tiện - Bảng biểu, đèn chiếu nếu có.. 2- Thiết bị - Tranh , ảnh, sơ đồ có liên quan nội dung bài học. C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 1) Tại sao nước ta quá độ lên CNXH là tất yếu khách quan? Theo em hiểu thế nào là “quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN”? 2) Hãy nêu một vài biểu hiện về những tàn dư của xã hội cũ cần phải đấu tranh khắc phục ở nước ta hiện nay (hay ở địa phương). Là h/s phổ thông em có thể làm gì để khắc phục tàn dư đó? 3. Giảng bài mới Hoạt động của GV - HS Nôi dung * Hoạt động 1 - Thảo luận nhóm - GV: Mục “a” yêu cầu một h/s đọc, sau đó h/s thảo luận theo nhóm: * Tại sao trong xã hội CSNT chưa có nhà nước? * Nhà nước đầu tiên trong lịch sử xuất hiện khi nào? Nêu ví dụ? - HS: Đại diện trả lời. - GV: N/xét, bổ xung, kết luận. KL: Nhà nước chỉ ra đời khi xuất hiện chế độ tư hữu về TLSX, xh phân hoá thành các g/c, mâu thuẫn g/c gay gắt không thể điều hoà. Lê-nin: “Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào, mà về mặt khách quan, những mâu thuẫn g/c không thể điều hoà được thì nhà nước xuất hiện” * Hoạt động 2 * Mục “b” thảo luận nhóm: - GV: * Một số nhà tư tưởng cho rằng: Nhà nước là cơ quan điều hoà các lợi ích, giai cấp, không phải là công cụ thống trị giai cấp. Quan niệm trên đúng hay sai vì sao? Vậy, theo em bản chất của nhà nước là gì? Nêu ví dụ nhà nước trong lịch sử mà em biết? - HS: Đại diện trả lời. - GV: N/xét, bổ xung, kết luận. KL: như vậy, nhà nước mang bản chất giai cấp của giai cấp thống trị. 1. Nguồn gốc và bản chất của nhà nước a) Nguồn gốc của nhà nước - XH cộng sản nguyên thủy chưa có nhà nước vì: + Trình độ của LLSX còn thấp kém, khối lượng sản phẩm chỉ đủ nhu cầu tối thiểu của các thành viên trong xh. + Không có dư thừa làm của riêng, chưa có tư hữu về tài sản, chưa có sự phân chia giai cấp, chưa có sự bóc lột, do đó chưa có nhà nước. - Nhà nước đầu tiên trong lịch sử xuất hiện: + Thời kì cuối của xh CSNT LLSX phát triển, sự phân công lao động xh được mở rộng làm cho NSLĐ tăng lên, sản phẩm ngày càng nhiều, xuất hiện điều kiện chiếm đoạt của cải dư thừa làm tài sản riêng, người có địa vị (tù trưởng, thủ lĩnh quân sự) chiếm đoạt tài sản. + Như vậy, quá trình tư hữu tài sản diễn ra, chế độ tư hữu hình thành, xh phân chia thành g/c đối lập nhau: g/c bóc lột và g/c bị bóc lột. + Do lợi ích đối lập nên mâu thuẫn g/c ngày càng gay gắt không thể điều hoà; để duy trì quản lí xh, đòi hỏi một tổ chức quyền lực mới, tổ chức đó do g/c chiểm ưu thế về kinh tế thiết lập sự thống trị g/c bảo vệ lợi ích và địa vị của mình. Tổ chức đó là nhà nước. b) Bản chất của nhà nước Nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp, do đó nhà nước bao giờ cũng mang bản chất giai cấp của một giai cấp nhất định – giai cấp thống trị. Bản chất g/c của nhà nước thể hiện: - Nhà nước là bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của g/c này đối với g/c khác. Giai cấp thống trị sử dụng nhà nước để duy trì quyền lực về kinh tế, chính trị và tư tưởng đối với xã hội. Thông qua nhà nước g/c thống trị về KT, trở thành g/c thống trị về chính trị và tư tưởng; ý chí của g/c thống trị thể hiện thành ý chí của nhà nước, bắt buộc mọi người phải tuân theo. - Nhà nước là bộ máy trán áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác. Lực lượng như quân đội , nhà tù, cảnh sát...để bảo vệ địa vị thống trị và lợi ích của mình và để đàn áp các giai cấp bị thống trị. 4. Củng cố – hệ thống bài học Cần nắm: Nguồn gốc và bản chất của nhà nước. 5. Hướng dẫn về nhà Câu hỏi sgk, đọc phần còn lại.

File đính kèm:

  • docTiet 20.doc
Giáo án liên quan