Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Tiết 19, Bài 8: Chủ nghĩa xã hội - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Văn Phong

- Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, từ xã hội tư bản hay tiền tư bản lên CNXH tất yếu đều phải trải qua một thời kì quá độ - gọi là thời kì quá độ lên CNXH. Thời kì này bắt đầu từ khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền nhà nước và kết thúc khi xây dựng xong về cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH.

 - Sở dĩ phải trải qua một thời kì quá độ như vậy, là vì: Ngay sau khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền nhà nước, chúng ta vẫn chưa có CNXH với đầy đủ và hoàn chỉnh những đặc trưng của nó.

 - Trong phần quá độ lên CNXH ở nước ta, cần làm rõ: Bỏ qua chế độ TBCN là bỏ qua cái gì? Kế thừa là kế thừa cái gì?

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Tiết 19, Bài 8: Chủ nghĩa xã hội - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Văn Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 07.01.2008 Tiết chương trình: tiết 19. PHẦN II CÔNG DÂN VỚI CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI §8: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI. A. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Về kiến thức. - Nêu được tính tất yếu khách quan đi lên CNXH và đặc điểm của thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam 2. Về kỹ năng. - Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa CNXH với các chế độ xã hội trước đó ở Việt Nam. 3. Về thái độ. - Tin tưởng vào thắng lợi của CNXH ở nước ta; có ý thức sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ CNXH. B. NỘI DUNG. 1. Trọng tâm của bài. - Tính tất yếu đi lên CNXH và những đặc điểm của thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta. 2. Kiến thức cần lưu ý. - Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, từ xã hội tư bản hay tiền tư bản lên CNXH tất yếu đều phải trải qua một thời kì quá độ - gọi là thời kì quá độ lên CNXH. Thời kì này bắt đầu từ khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền nhà nước và kết thúc khi xây dựng xong về cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH. - Sở dĩ phải trải qua một thời kì quá độ như vậy, là vì: Ngay sau khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền nhà nước, chúng ta vẫn chưa có CNXH với đầy đủ và hoàn chỉnh những đặc trưng của nó. - Trong phần quá độ lên CNXH ở nước ta, cần làm rõ: Bỏ qua chế độ TBCN là bỏ qua cái gì? Kế thừa là kế thừa cái gì? C. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC. - Phương pháp nêu vần đề kết hợp với phương pháp thuyết trình, giảng giải. - Thảo luận nhóm. D. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC. - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, tranh ảnh, băng hình có liên quan đến nội dung bài học. E. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi: Nêu đặc trưng của CNXH theo quan điểm của Đảng ta? Theo em đặc trưng nào còn chưa rõ nét trong thực tiễn hiện nay? Vì sao? Trả lời: - Có 8 đặc trưng của CNXH theo quan điểm của Đảng ta: Là một xã hội dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. - Đặc trưng thứ 3 là chưa rõ nét.. 3. Giảng bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 1: Tính tất yếu khách quan đi lên CNXH ở Việt Nam. (?) Chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định có mấy hình thức quá độ đi lên CNXH? - Quá độ trực tiếp từ CNTB lên CNXH. - Quá độ từ XH tiền TB lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN. * Thảo luận. Nhóm 1: Ngay sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân, nước ta xây dựng chế độ XH nào? Vì sao? Nhóm 2: Nước ta đi lên CNXH theo hình thức quá độ nào? Phân tích (bỏ qua cái gì? Cái gì không bỏ qua?) Nhóm 3: Tính tất yếu khách quan đi lên CNXH ở nước ta? * Phù hợp với xu thế thời đại: - Kinh nghiệm lịch sử và thực tế hiện nay cho thấy hình ảnh 1 chế độ xã hội TBCN với trên 4 thế kỷ hình thành, phát triển, ngoài những thành tựu của nó, nhân loại đều thấy rõ mặt tệ hại của nó: + Nó là thủ phạm chính gây chiến tranh thế giới và chiến tranh xâm lược nước khác nghèo nó để kiếm lợi nhuận, gây ra sự bất bình đẳng, bất công, áp bức, bóc lột. + Thủ phạm chính gây ra sự tàn phá môi trường, sự tha hóa con người. => TBCN không thể là tấm gương toàn diện và hấp dẫn nhân loại trong thời đại ngày nay. - Trong hệ thống các nước TBCN với gần 200 quốc gia lựa chọn con đường xây dựng CNTB chỉ có 7 nước có công nghiệp phát triển (G7), một số nước TBCN trung bình hoặc khá phát triển (các nước ở ngôi nhà chung Châu Âu), còn lại vẫn có một số nước TBCN vẫn nghèo và kém phát triển (Như Mêxicô). - Trong xu thế quốc tế hóa hiện nay với việc phát triển nhanh chóng của các thành tựu khoa học kĩ thuật, với việc mở rộng khả năng hợp tác phát triển cùng có lợi giữa các chế độ xã hội khác nhau trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền đã trở thành nguyên tắc được cộng đồng quốc tế thừa nhận => Cơ hội để chúng ta mở rộng sự hợp tác, đón đầu sự phát triển mà không nhất thiết trở thành một nước có nền kinh tế TBCN. Hoạt động 2: Đặc điểm của thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam. CXNT CHNL PK TBCN CSCN QĐ CNXH CSCN (?) Độ dài của thời kì quá độ là bao lâu? - Không ai khẳng định có có độ dài là bao lâu, người ta chỉ có thể có nhận định trên mà thôi. * Thảo luận: Nhóm 4: Trong thời kì quá độ, nước ta có sự tồn tại cái ũ, cái lạc hậu không? Ví dụ? VD: Quy luật kinh tế thị trường là quy luật cạnh tranh. Khi hàng hóa của TB xâm nhập vào nước ta với chất lượng, mẫu mã đẹp, rẽ Trong khi hàng hóa Việt Nam thì còn kém về chất lượng, khâu chế biến với công nghệ lạc hậu => Nếu ta không bì kịp thì ta sẽ chết trong cạnh tranh ấy. Trước sức cạnh tranh ấy nếu không chịu nỗi => phá sản. Nhóm 5: Trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa còn có những tư tưởng và văn hóa lạc hậu không? Ví dụ? VD: Lĩnh vực tư tưởng thời kì quá độ? Tại sao ta phải điểm danh, mời PHHS đủ mọi hình thức nhưng vẫn không có được ý thức tự giác học tập nhất là môn giáo dục công dân? Trong khi đó, tôn giáo người ta lại tôn sùng, tự nguyện đi học kinh thánh. Nhóm 6: Tồn tại hiện nay trong lĩnh vực XH là gì? VD? II. QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở NƯỚC TA. 1. Tính tất yếu khách quan đi lên CNXH ở Việt Nam. - Nước ta đi lên xây dựng CNXH bỏ qua chế độ TBCN là: + Việc làm đúng đắn. + Phù hợp với điều kiện lịch sử. + Phù hợp với nguyện vọng nhân dân. + Phù hợp với xu thế của thời đại. 2. Đặc điểm của thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Lĩnh vực Đặc điểm Chính trị Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản, Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Kinh tế LLSX phát triển trình độ thấp, nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần (thành phần kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo) Văn hóa Tốn tại nhiều loại, nhiều khuynh hướng khác nhau. Tồn tại tư tưởng lac hậu, phản động Xã hội Có nhiều giai cấp, nhiều tầng lớp, đời sống các vùng chưa đều, tệ nạn XH 4. Củng cố và luyện tập 1. Chỉ rõ đâu là công bằng, không công bằng trong phân phối sản phẩm lao động. a. Làm ít, hưởng nhiều. b. Làm nhiều, hưởng ít. c. Làm nhiều, hưởng nhiều. d. Làm ít, hưởng ít. e. Không làm, không hưởng. 2. Nêu những biện pháp của Nhà nước ta chăm sóc người già yếu, người tàn tật, người không còn sức lao động? - Trợ cấp khó khăn. - Nhà dưỡng lão chăm sóc người già cô đơn. - Trợ cấp gia đình chính sách (thương binh, liệt sĩ) - Xóa đói, giảm nghèo. - Xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương. - Quỹ cho người nghèo. 3. Em hãy nêu những biểu hiện về tàn dư của xã hội cũ cần phải đấu tranh ở địa phương em. Làm gì để khắc phục tình trạng đó? - Sự bảo thủ, trì trệ. - Mê tín, dị doan, các thủ tục nặng nề. - Sinh con nhiều (cần có con trai) - Tệ nạn xã hội (cờ bạc, rượu chè) Đảng ta đã lựa chọn con đường XHCN là sự phù hợp với xu thế phát triển khách quan của lịch sử. Quy luật của tiến độ lịch sử cho thấy, CNXH chính là hình thức phát triển hợp lí và có triển vọng nhất mà con người hướng tới. Các thế hệ cách mạng, các chiến sĩ cộng sản tiền bối đã từng hy sinh cả cuộc đời mình để thực hiện lí tưởng cao quí đó. Trung thành với lí tưởng XHCN, quyết tâm đi theo con đường XHCN và xây dựng thành công XHCN, đó cũng là biểu thị quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc tiếp thu thực hiện lí tưởng, hoài bão của Bác Hồ và các thế hệ cách mạng tiền bối của nước ta. 5. Hoạt động nối tiếp. - Giải thích các bài tập còn lại. - Xem trước bài 9. - Sưu tầm tài liệu. F. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY.

File đính kèm:

  • docGDCD 11 Bai 8 tiet 2.doc
Giáo án liên quan