Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Tiết 13, Bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lí của nhà nước - Năm học 2007-2008

Câu hỏi: Phân tích khái niệm CNH, HĐH? Là một công dân, em phải làm gì để góp phần vào sự nghiệp CNH, HĐH?

 Trả lời: - Công nghiệp hóa là quá trình biến nền .

- Hiện đại hóa là quá trình biến nền kinh tế nước ta .

- Là công dân em phải: Có nhận thức đúng đắn về tính tất yếu khách quan và tác dụng to lớn của CNH, HĐH đất nước .

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 520 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Tiết 13, Bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lí của nhà nước - Năm học 2007-2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 23.11.2007 Tiết chương trình: tiết 13. §7: THỰC HIỆN NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN VÀ TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ QUẢN LÍ CỦA NHÀ NƯỚC. A. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Về kiến thức. - Nêu được thế nào là thành phần kinh tế. - Nêu được sự cần thiết khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta. - Biết được đặc điểm cơ bản của các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay. 2. Về kỹ năng. - Phân biệt được các thành phần kinh tế quan trọng ở địa phương. - Xác định trách nhiệm của mỗi công dân trong việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam. 3. Về thái độ. - Tin tưởng, ủng hộ đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước.. - Tích cực tham gia phát triển kinh tế gia đình, phù hợp với điều kiện của gia đình và khả năng của bản thân. B. NỘI DUNG. 1. Trọng tâm của bài. - Khái niệm thành phần kinh tế, - Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần. - Các thành phần kinh tế ở nước ta. 2. Kiến thức cần lưu ý. - Cần phân biệt khái niệm sở hữu tư liệu sản xuất và chiếm hữu tư liệu sản xuất. - Cần phân biệt thành phần kinh tế tư bản nhà nước với thành phần kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài. C. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC. - Phương pháp nêu vần đề kết hợp với phương pháp thuyết trình. - Phương pháp đàm thoại. Thảo luận nhóm. - Sử dụng phương pháp mô hình biểu đồ. D. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC. - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sơ đồ khái quát cơ cấu nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta. E. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi: Phân tích khái niệm CNH, HĐH? Là một công dân, em phải làm gì để góp phần vào sự nghiệp CNH, HĐH? Trả lời: - Công nghiệp hóa là quá trình biến nền. Hiện đại hóa là quá trình biến nền kinh tế nước ta. Là công dân em phải: Có nhận thức đúng đắn về tính tất yếu khách quan và tác dụng to lớn của CNH, HĐH đất nước.. 3. Giảng bài mới: Vào bài: Em hãy so sánh tình hình hàng hóa, đời sống của nhân dân hiện nay ở nước ta so với thời kì trước đổi mới 1986? (Hàng hóa hiện nay nhiều, phong phú, đa dạng và chất lượng cao, giá cả hợp lý. Đời sống nhân dân được nâng cao. Cuộc sống của thời kì đổi mới có nhiều khởi sắc). Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi đó? Nguyên nhân đó là gì? Chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG. Hoạt động 1: Khái niệm thành phần kinh tế và tính tất yếu khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần. Ví dụ: - Con trâu là TLSX của người nông dân A => Người nông dân A có quyền sở hữu con trâu. - Một số máy may là TLSX của hợp tác xã Việt An. Tập thể xã viên hợp tác xã có quyền sở hữu những chiếc máy may đó. - Máy móc là TLSX của xí nghiệp in Hoàng Lê Kha => Nhà nước có quyền sở hữu máy móc đó. (?) Sở hữu TLSX được biểu hiện dưới mấy hình thức? - Nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với từng giai đoạn khác nhau. (?) Yếu tố nào là căn cứ trực tiếp để xây dựng thành phần kinh tế? - Sở hữu TLSX. (?) Vậy thành phần kinh tế là gì? Thành phần kinh tế là một khái niệm có liên quan đến vấn đề sở hữu TLSX. Tức là liên quan đến mối quan hệ giữa người với người trong việc chiếm hữu TLSX được biểu hiện dưới nhiều hình thức. Trước đây có 3 hình thức sở hữu (sở hữu Nhà nước, tập thể, cá thể) phù hợp với từng giai đoạn khác nhau và là căn cứ trực tiếp để xây dựng thành phần kinh tế. * Do LLSX phát triển không đều. (?) LLSX bao gồm những yếu tố nào? - TLSX và người lao động. * LLSX phát triển không đều do: + TLSX : có sự khác biệt về công cụ lao động (công cụ lao động thủ công, cơ giới, nữa cơ giới, tự động) + Người lao động: có sự khác biệt về trình độ lao động (lao động chân tay, lao động trí óc, lao động giản đơn, lao động phức tạp). + Tổ chức lao động: lao động phân tán, lao động tập trung. => Sự phát triển không đều của LLSX => Nhiều hình thức sở hữu khác nhau về TLSX => Nhiều thành phần kinh tế. Hoạt động 2: Các thành phần kinh tế. (?) Hiện nay nước ta tồn tại bao nhiêu thành phần kinh tế? - Sở hữu: + Toàn dân. + Tập thể. + Tư nhân – TBCN : tư bản nhà nước, tư bản nước ngoài. => Từ 5 hình thức sở hữu => Tồn tại 5 thành phần kinh tế. (Thành phần kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.) Thảo luận: - Nhóm 1: Tìm hiểu khái niệm, nội dung, vai trò của thành phần kinh tế nhà nước? - Nhóm 2: Tìm hiểu khái niệm, nội dung, vai trò của thành phần kinh tế tập thể? - Nhóm 3: Tìm hiểu khái niệm, nội dung, vai trò của thành phần kinh tế tư nhân? - Nhóm 4: Tìm hiểu khái niệm, nội dung, vai trò của thành phần kinh tế tư bản nhà nước? - Nhóm 5: Tìm hiểu khái niệm, nội dung, vai trò của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài? (?) Phân biệt giữa thành phần kinh tế tư bản Nhà nước và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài? + Tư bản nhà nước: Sở hữu vốn (vốn của Nhà nước và của tư bản trong nước hoặc tư bản nước ngoài); Quản lí (các chủ sở hữu vốn đều tham gia quản lý); Phân phối (theo thị phần). + Tư bản có vốn đầu tư nước ngoài: Sở hữu vốn (100% vốn nước ngoài); Quản lí (chủ đầu tư nước ngoài quản lí); Phân phối (người có vốn đầu tư nước ngoài hưởng thụ kết quả) I. THỰC HIỆN NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN. 1. Khái niệm thành phần kinh tế và tính tất yếu khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần. a. Khái niệm thành phần kinh tế. - Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về TLSX. b. Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta. - Trong thời kì quá độ lên CNXH của bất cứ nước nào cũng tồn tại nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. - Ở VN LLSX thấp kém, trình độ khác nhau nên hình thức sở hữu cũng khác nhau từ đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế. 2. Các thành phần kinh tế. - Thành phần kinh tế Nhà nước. - Thành phần kinh tế tập thể. - Thành phần kinh tế tư nhân. - Thành phần kinh tế tư bản nhà nước. - Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. 4. Củng cố và luyện tập. - Các thành phần kinh tế vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau là một tất yếu khách quan. Chúng góp phần giải phóng LLSX – thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước và nước ngoài. Tạo nhiều vốn, nhiều việc làm. Thay đổi bộ mặt nền kinh tế thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ và văn minh” - Làm bài tập 6 SGK/65 5. Hoạt động nối tiếp. - Học bài, làm bài tập. - Xem trước phần tiếp theo. F. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY.

File đính kèm:

  • docGDCD 11 Bai 7 tiet 1.doc
Giáo án liên quan