Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Tiết 12, Bài 6: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước - Năm học 2007-2008

- Nội dung thứ ba của CNH, HĐH được hiểu là nội dung 1 và 2 của CNH, HĐH gắn chủ yếu với việc phát triển LLSX (phát triển về mặt nội dung), còn nội dung thứ 3 của CNH, HĐH lại gắn trực tiếp với phát triển QHSX (gắn với phát triển về hình thức). Trong mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX, giữa nội dung và hình thức, cho thấy thông qua CNH, HĐH làm cho LLSX phát triển, tạo điều kiện cho việc củng cố và hoàn thiện QHSX, đến lượt nó QHSX được củng cố và tăng cường lại có tác dụng thúc đẩy LLSX phát triển nhanh hơn. Bằng cách đó làm cho QHSX XHCN giữ được địa vị thống trị trong nền kinh tế.

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 731 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Tiết 12, Bài 6: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước - Năm học 2007-2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 16.11.2007 Tiết chương trình: tiết 12. §6: CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC. A. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Về kiến thức. - Hiểu được nội dung cơ bản của CNH, HĐH đất nước. 2. Về kỹ năng. - Biết xác định được trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. 3. Về thái độ. - Tin tưởng, ủng hộ đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta về CNH, HĐH đất nước. - Quyết tâm học tập, rèn luyện để trở thành người lao độn đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta. B. NỘI DUNG. 1. Trọng tâm của bài. - Nội dung cơ bản của CNH, HĐH ở nước ta. - Trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. 2. Kiến thức cần lưu ý. - Nội dung thứ ba của CNH, HĐH được hiểu là nội dung 1 và 2 của CNH, HĐH gắn chủ yếu với việc phát triển LLSX (phát triển về mặt nội dung), còn nội dung thứ 3 của CNH, HĐH lại gắn trực tiếp với phát triển QHSX (gắn với phát triển về hình thức). Trong mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX, giữa nội dung và hình thức, cho thấy thông qua CNH, HĐH làm cho LLSX phát triển, tạo điều kiện cho việc củng cố và hoàn thiện QHSX, đến lượt nó QHSX được củng cố và tăng cường lại có tác dụng thúc đẩy LLSX phát triển nhanh hơn. Bằng cách đó làm cho QHSX XHCN giữ được địa vị thống trị trong nền kinh tế. C. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC. - Phương pháp nêu vần đề kết hợp với phương pháp thuyết trình. - Sử dụng phương pháp mô hình biểu đồ. D. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC. - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sơ đồ cơ cấu kinh tế, xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động. E. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi: CNH, HĐH là gì? Nêu tính tất yếu khách quan và tác dụng của CNH, HĐH? Trả lời: - CNH là quá trình biến nền kinh tế nước ta từ HĐH là quá trình biến nền kinh tế nước ta với kĩ thuật công nghệ Tính tất yếu khách quan của CNH, HĐH là do yêu cầu XD cơ sở Tác dụng của CNH, HĐH là tạo tiền đề thúc đẩy tăng trưởng 3. Giảng bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 1: Nội dung cơ bản của CNH, HĐH. (?) CNH, HĐH ở nước ta có mấy nội dung cơ bản? (?) LLSX bao gồm những gì? - TLSX và người lao động. (?) Cơ khí hóa là gì? - Là quá trình trang bị máy móc cho nền kinh tế quốc dân để chuyển lao động thủ công năng suất thấp thành lao động sử dụng máy móc năng suất cao. - Cơ khí hóa được tiến hành theo 2 cách: + Tự chế tạo (có vốn; có chuyên gia để tạo ra máy móc rẻ và phù hợp). + Mua của nước ngoài (có vốn; có hàng hóa trao đổi; có chuyên gia giỏi có đức). (?) Áp dụng những thành tựu cách mạng KH và công nghệ hiện đại? - Từ 1970 lại đây, cuộc cách mạng KH-Cn hiện đại bước sang giai đoạn mới – giai đoạn bùng nổ thông tin, tri thức, bùng nổ công nghệ, đặc biệt là các công nghệ cao như: + Công nghệ thông tin (Internet, xa lộ thông tin) + Công nghệ vệ tinh kết hợp chặt với công nghệ điện tử để tạo ra điện thoại di động, máy Fax giúp xóa tan khoảng cách tăng cường mối quan hệ giữa người với người. + Công nghệ sinh học (công nghệ gen, công nghệ tế bào) (?) Thế nào là cơ cấu kinh tế? - Là sự thể hiện mối quan hệ chặc chẽ giữa cơ cấu ngành kinh tế (CN, NN, DV); cơ cấu vùng kinh tế theo lãnh thổ; cơ cấu thành phần kinh tế. - Treo sơ đồ về cơ cấu kinh tế. * Hiện nay trên thế giới có các mô hình cơ cấu ngành kinh tế như sau: - NN – Lâm nghiệp – Thương nghiệp – Dịch vụ. - NN – CN – Thương nghiệp. - NN – CN – DV. VN - NN – DV – CN. - CN – NN – DV. - DV – CN - NN (Chọn cơ cấu kinh tế nào cho phù hợp là yêu cầu của mọi quốc gia). - Treo sơ đồ tỉ trọng phát triển cơ cấu ngành kinh tế trong GDP. (tỉ trọng CN và DV tăng lên, tỉ trọng NN giảm xuống). * Cơ cấu vùng kinh tế: xây dựng các vùng kinh tế trọng điểm ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam. * Từ năm 1990 đến 2000 quá trình CNH – HĐH ở nước ta đã làm cho cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh chóng như sau: Tỷ lệ đóng góp của GDP của các ngành kinh tế: NN CN DV 1990 38,74% 22,67% 38,59% 1997 27% 31% 42% 2000 25% 34,5% 40,5% Quá trình CNH, HĐH giúp trang bị máy móc cho nền kinh tế quốc dân vì thế nó gây ra tình trạng thừa và thiếu lao động. Thừa lao động phổ thông nhưng thiếu lao động kinh tế. Do đó phải phân công lại lao động (trong nội bộ ngành, 1 vùng giữa các ngành, giữa các vùng) phân công lại lao động phải đáp ứng các yêu cầu? (đưa sơ đồ xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động) => Sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng phát triển trên gắn với luận điểm “phi trí bất hưng” => tăng cường đầu tư cho giáo dục và đào tạo => giáo dục có vai trò to lớn và chỉ có đổi mới phương pháp dạy và học mới đáp ứng những yêu cầu mà xã hội đề ra. Đó là 3 nội dung cơ bản của CNH, HĐH và 3 nội dung này luôn có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau. Hoạt động 2: Trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Thảo luận lớp: (?) Công dân có trách nhiệm như thế nào đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước? Lưu ý về trách nhiệm công dân: - Vấn đề cạnh tranh lành mạnh. - Chống tham ô, tham nhũng, lãng phí. - Chống hàng giả, buôn lậu. - Hàng hóa chất lượng, an toàn thực phẩm. I. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CNH, HĐH Ở NƯỚC TA. - Phát triển mạnh mẽ LLSX trước hết bằng việc cơ khí hóa nền sản xuất xã hội trên cơ sở áp dụng những thành tựu cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. - Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả. - Củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của QHSX XHCN và tiến tới xác lập địa vị thống trị của QHSX XHCN trong nền kinh tế quốc dân. III. TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG DÂN ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP CNH, HĐH ĐẤT NƯỚC. - Có nhận thức đúng đắn về tính tất yếu khách quan và tác dụng to lớn của CNH, HĐH đất nước. - Trong sx, kinh doanh cần lựa chọn ngành, mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao, phù hợp với nhu cầu thị trường trong nước và thế giới. - Tiếp thu và ứng dụng những thành tựu KH-CN hiện đại. - Thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ. 4. Củng cố và luyện tập. - CNH, HĐH đất nước là một trong các nhiệm vụ kinh tế cơ bản của thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta. Chúng ta cần xác định đúng yêu cầu của nhiệm vụ trọng tâm này. Vận dụng khoa học, hiệu quả đối với thực tiễn Việt Nam. Từ đó thấy được tránh nhiệm của công dân nói chung và học sinh nói riêng trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Nhanh chóng đưa nước ta tiến nhanh, tiến mạnh lên CNXH. 1. CNH, HĐH là nhiệm vụ trọng tâm của thời kì quá độ lên CNXH vì: a. Tính tất yeếu khách quan của CNH, HĐH. b. Tác dụng to lớn, toàn diện của CNH, HĐH. 2. Bản thân em phải làm gì để góp phần vào sự nghiệp CNH, HĐH. a. Có động cơ học tập đúng đắn. b. Có phương pháp học tập tốt. c. Lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng. d. Nắm bắt kĩ thuật, công nghệ hiện đại. e. Thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. 3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. (?) (?) (?) Cơ cấu NN. Cơ cấu công, nông nghiệp. Cơ cấu công, nông nghiệp và dịch vụ hiện đại. 5. Hoạt động nối tiếp. - Học bài và làm bài tập còn lại trong SGK. - Sưu tầm tư liệu chuẩn bị cho bài 7 và xem trước bài 7. F. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY.

File đính kèm:

  • docGDCD 11 Bai 6 tiet 2.doc
Giáo án liên quan