Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11- Năm học 2011-2012 - Nguyễn Đức Hiếu

1. Về kiến thức.

- Hiểu được một số phạm trù, quy luật kinh tế cơ bản và phương hướng phát triển kinh tế trong thời kì CNH – HĐH ở nước ta.

- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng và phát triển kinh tế cá nhân, gia đình và xã hội.

2. Về kĩ năng.

 - Vận dụng được những kiến thức đã học để lí giải một số vấn đề về phát triển kinh tế trong đời sống xã hội.

 - Có kĩ năng nhận xét, đề xuất và tham gia giải quyết những hiện tượng kinh tế phù hợp với lứa tuổi.

 - Có kĩ năng định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân và yêu cầu phát triển của xã hội.

3. Về thái độ.

- Tin tưởng đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.

- Tin tưởng vào khả năng của bản thân trong việc xây dựng kinh gia đình và góp phần phát triển kinh tế đất nước.

 

doc77 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11- Năm học 2011-2012 - Nguyễn Đức Hiếu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hu(1), đánh vào khoản giá trị tăng thêm(2) của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. b. Đối tượng nộp thuế Bao gồm: Các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam và tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng. 2. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp a. Khái niệm: Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu(3), đánh vào thu nhập chịu thuế của các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ. b. Đối tượng nộp thuế - Các tổ chức được thành lập theo luật pháp Việt Nam thực hiện sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ ( kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ); Các công ty nước ngoài hoạt động kinh doanh thông qua cơ sở thường trú tại Việt Nam thông qua cơ sở này công ty nước ngoài tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình tại Việt Nam . 3- Chính sách thuế môn bài a- Khái niệm: Thuế môn bài là một khoản thu có tính chất lệ phí, thu hàng năm vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế. b- Đối tượng nộp thuế môn bài: Bao gồm tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đều phải nộp thuế môn bài theo quy định. Cụ thể là: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, liên doanh, doanh nghiệp tư nhân, hộ cá nhân có đăng ký kinh doanh, hợp tác xã, tổ hợp tác. 4- Luật thuế thu nhập cá nhân a- Khái niệm: Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập của từng cá nhân có thu nhập cao. b- Đối tượng nộp thuế Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, cá nhân không cư trú có thu nhập trong lãnh thổ Việt Nam. Theo đó, đối tượng nộp thuế bao gồm: cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú (không phân biệt người Việt Nam, người nước ngoài) có thu nhập chịu thuế từ sản xuất kinh doanh ( bao gồm cả cá nhân kinh doanh, hộ cá thể ), thu nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ đầu tư vốn, thu nhập từ chuyển nhượng vốn, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản và một số khoản thu nhập khác (bản quyền, quyền thương mại, trúng thưởng, thừa kế, quà tặng). 5- Pháp lệnh thuế nhà đất a- Khái niệm: Thuế nhà đất là loại thuế trực thu, thu vào đất ở, đất xây dựng công trình. b- Đối tượng nộp thuế: Là tổ chức, cá nhân sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình 6- Luật thuế tiêu thụ đặc biệt a-Khái niệm: Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu(3), đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế theo qui định của luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ. b- Đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt: Là các tổ chức, cá nhân (gọi chung là cơ sở) có hoạt động sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. - Cơ sở sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá này ở khâu sản xuất. - Cơ sở nhập khẩu hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiệu thụ đặc biệt phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá này ở khâu nhập khẩu. - Cơ sở kinh doanh, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. 7- Pháp lệnh thuế Tài nguyên a-Khái niệm: Thuế tài nguyên là loại thuế trực thu, thu vào hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. b- Đối tượng nộp thuế tài nguyên Đối tượng nộp thuế tài nguyên bao gồm: Các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế, không phân biệt ngành nghề, hình thức khai thác, có địa điểm cố định hay lưu động, hoạt động thường xuyên hay không thường xuyên, các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hay bên nước ngoài hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng, có khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của nước Việt Nam. Tài nguyên thiên nhiên ở đây bao gồm: Tài nguyên khoáng sản kim loại đen, kim loại màu, khoáng sản không kim loại, gỗ, sản phẩm rừng tự nhiên khác, nước 8- Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp a- Khái niệm: Thuế sử dụng đất nông nghiệp là loại thuế trực thu, thu vào hoạt động sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp. Đất để sản xuất nông nghiệp bao gồm: - Đất trồng trọt: Là đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ. - Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: Là đất đã có chủ sử dụng chuyên nuôi trồng thuỷ sản hoặc vừa nuôi trồng thuỷ sản vừa trồng trọt, nhưng về cơ bản không sử dụng vào các mục đích khác. - Đất rừng trồng: Là đất đã được trồng rừng và đã giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, chăm sóc và khai thác, không bao gồm đất đồi núi trọc. Trong trường hợp không sử dụng đất thuộc diện chịu thuế theo quy định thì chủ sử dụng đất vẫn phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp. b- Đối tượng nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp Bao gồm: Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp. Hiện nay thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, thuế sử dụng đất nông nghiệp được tạm miễn thuế cho người sử dụng đất đến hết năm 2010. 9 -Luật thuế xuất, nhập khẩu a- Khái niệm: Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là một loại thuế gián thu, đánh vào hàng hóa được phép xuất, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. b- Đối tượng nộp thuế xuất nhập khẩu Đối tượng nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu là tất cả các tổ chức, cá nhân được phép xuất nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế. Trường hợp xuất, nhập khẩu ủy thác, thì tổ chức nhận ủy thác chịu trách nhiệm nộp thuế XNK. 10 – Các chính sách thu khác Ngoài 9 CS, pháp luật thuế nêu trên trong thực tế chúng ta còn có các chính sách thu khác là: - Thu tiền thuê đất: Áp dụng cho các tổ chức, cá nhân thuê đất của NN để sản xuất kinh doanh. - Thu tiền sử dụng đất: Áp dụng trong trường hợp NN giao đất để ở, để sản xuất kinh doanh. - Thu phí lệ phí ( bao gồm cả lệ phí trước bạ): Áp dụng trong các trường hợp tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước hoặc tổ chức được uỷ quyền phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong danh mục phí(4), lệ phí(5) ban hành kèm theo Pháp lệnh phí, lệ phí. Giáo án số: 34 Ngày soạn: 12 – 04 - 2012 Tuần thứ: 35 Lớp dạy 11B11 11B12 11B13 11B14 11B15 Ngày dạy Sĩ số ÔN TẬP HỌC KÌ II I. Mục tiêu bài học. - Củng cố lại kiến thức cho học sinh từ đó giúp học sinh hệ thống lại những kiến thức đã học. - Hướng dẫn học sinh ôn tập, học bài và vận dụng kiến thức một cách có hệ thống và có hiệu quả. - Học sinh định hướng được việc ôn tập cũng như cách làm bài của học sinh II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK, SGV, TLHDGD GDCD 11 - Bài tập tình huống, SGK CNXHKH - Những tình huống học sinh có thể hỏi. III. Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Nội dung ôn tập - Hệ thống hoá kiến thức trọng tâm, cơ bản của học kì II - Cho học sinh trao đổi những nội dung, những vấn đề đã học - Giáo viên trả lời những câu hỏi thắc mắc của học sinh - Đặt ra một số câu hỏi ở dạng kiểm tra - Định hướng cách làm bài kiểm tra cho học sinh 3. Dặn dò nhắc nhở. Về nhà ôn tập và tiết sau kiểm tra học kì II Giáo án số: 35 Ngày soạn: 18 – 04 - 2012 Tuần thứ: . Lớp dạy 11B11 11B12 11B13 11B14 11B15 Ngày dạy Sĩ số KIỂM TRA HỌA KÌ II I. Mục tiêu kiểm tra. - Đánh giá được chất lượng học tập bộ môn của học sinh và thái độ của học sinh đối với bộ môn. - Đánh giá được kĩ năng, kĩ sảo làm bài của học sinh và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế địa phương. - Từ đó giáo viên có cái nhìn tổng quát và điều chỉnh (nếu có) phương pháp và kĩ năng truyền thụ kiến thức cho học sinh trong những năm tiếp theo. II. Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Nội dung đề kiểm tra. Câu 1: Khoa học và công nghệ có vai trò gì? Em hãy nêu và phân tích các phương hướng cơ bản để phát triển Khoa học và công nghệ ở nước ta hiện nay? (5 điểm) - Vai trò của khoa học công nghệ. + Giúp đất nước giàu có + Kinh tế có sức cạnh tranh mạnh + Đông lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước + Khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. - Phương hướng: + Đổi mới cơ chế quản lý KH&CN: nhằm khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học + Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ: là nơi diễn ra hoạt động giao dịch, mua bán công nghệ. + Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ: . Tăng số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học. . Tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật . Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học. + Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm: đẩy mạnh nghiên cứu các lĩnh vực khoa học xã hội, ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triên nông nghiệp, CNTT, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới. Câu 2: Em hãy trình bày nhiệm vụ; vị trí; vai trò của Giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay? (3 điểm) * Nhiệm vụ của GD&ĐT - Nâng cao dân trí: Vì dân trí thấp là tụt hậu và không thể hội nhập vì vậy phải nâng cao dân trí. - Đào tạo nhân lực + Tạo ra đội ngũ lao động + Tạo ra đội ngũ chuyên gia + Tạo ra đội ngũ nhà quản l‎ý - Bôì dưỡng nhân tài: Đào tạo và bồi dưỡng nhân tài thì mới có khả năng thu hẹp khoảng cách với các nước văn minh. * Vị trí của GD&ĐT: - Đảng và nhà nước ta coi GD&ĐT là quốc sách hàng đầu và coi đầu tư cho GD&ĐT là đầu tư cho sự phát triển vì: - Xây dựng XHCN con người được đặt ở vị trí trung tâm, là mục tiêu và động lực của sự phát triển. - Góp phần đào tạo, bồi dưỡng con người - Học vấn của nhân dân được nâng cao từ đó nắm bắt và sử dụng được KHCN. * Vai trò của GD & ĐT: + Giữ gìn, phát triển, truyền bá văn minh nhân loại + Là động lực thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH + Là điều kiện phát huy nguồn nhân lực Câu 3: Em hiểu như thế nào về nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc? (2 điểm) - Tiên tiến: tinh thần yêu nước và tiến bộ theo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng HCM vì mục tiêu phát triển con người toàn diện. - Đậm đà bản sắc dân tộc: giá trị tinh hoa văn hoá dân tộc Việt đó là: lòng yêu nước, ‎ý chí tự lực tự cường, ‎ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, sáng tạo, cần cù, giảm dị trong cuộc sống.

File đính kèm:

  • docGIAO AN GDCD 11 20122013 MOI NHAT.doc
Giáo án liên quan