Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Đề cương dự giờ dạy học số 4 - Năm học 2008- 2009

* Bài học này có 2 đơn vị kiến thức:

- Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần.

- Vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước.

* Trọng tâm bài học:

- Khái niệm thành phần kinh tế.

- Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần.

- Các thành phần kinh tế ở nước ta.

- Sự cần thiết phải có vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước.

- Nội dung quản lý kinh tế cảu Nhà nước.

- Tăng cường vai trò và hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước.

 

doc9 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Đề cương dự giờ dạy học số 4 - Năm học 2008- 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG DỰ GIỜ DẠY HỌC SỐ 4 Lớp 11 A2 Phòng 21; Thứ 4, ngày 03/12 Tuần thứ 15 Năm học 2008 – 2009 Giáo viên lên lớp: Phan Mỹ Long Sinh viên kiến tập: Lê Văn Dương Nhóm 2 Bài 7 THỰC HIỆN NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN VÀ TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC (tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Học xong bài này học sinh cần đạt được; 1. Về kiến thức - Nêu được thế nào là thành phần kinh tế, tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam. - Biết được khái niệm, nội dung và vai trò của từng thành phần kinh tế ở nước ta. - Hiểu được vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam. 2. Về kỹ năng - Biết cách quan sát thực tiễn để thấy được sự tồn tại và hoạt động các các thành phần kinh tế và sự quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần. - Phân biệt được các thành phần kinh tế ở địa phương. - Xác định được trách nhiệm của mỗi công dân trong việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. 3. Về thái độ - Tin tưởng, ủng hộ đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước. - Tích cực tham gia phát triển kinh tế gia đình, vận động gia đình và người thân hăng hái đầu tư các nguồn lực vào sản xuất – kinh doanh, thực hiện tốt Pháp luật và chính sách kinh tế, quản lý kinh tế của Nhà nước. II. NỘI DUNG * Bài học này có 2 đơn vị kiến thức: - Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần. - Vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước. * Trọng tâm bài học: - Khái niệm thành phần kinh tế. - Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần. - Các thành phần kinh tế ở nước ta. - Sự cần thiết phải có vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước. - Nội dung quản lý kinh tế cảu Nhà nước. - Tăng cường vai trò và hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước. * Kiến thức khó: - Khái niệm nền kinh tế nhiều thành phần. - Các thành phần kinh tế ở nước ta. - Vai trò của Nhà nước. III. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình. - Phương pháp thảo luận nhóm. - Phương pháp nêu vấn đề IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Sgk, Sgv GDCD 10. - Câu hỏi tình huống GDCD 11. - Số liệu, thông tin về kinh tế có liên quan. - Sơ đồ, biểu bảng. V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức – kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Phân tích nội dung khái niệm Công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Là một công dân, em phải làm gì để góp phần vào sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 2. Tổ chức học bài mới 2.1. Vào bài Trên thị trường hiện nay tình hình cung – cầu hàng hóa nhiều, phong phú và đời sống nhân dân cao hơn với thời kỳ trước năm 1986. Nguyên nhân nào dẫn đến thay đổi đó ? Phải chăng do nước ta đã chuyển đổi mô hình kinh tế cũ sang mô hình kinh tế thị trường hay nền kinh tế nhiều thành phần làm cơ sở kinh tế ? Để hiểu được điều này, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiều Bài 7: Nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước. 2.2. Tiến trình dạy – học (tiết 1) HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Làm việc cả lớp và cá nhân 1. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần a) Khái niệm - Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất. b) Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta c) Các thành phần kinh tế ở nước ta - Kinh tế Nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu Nhà nước về tư liệu sản xuất. - Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất. - Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. - Kinh tế tư bản tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tư nhân tư bản về tư liệu sản xuất. - Kinh tế tư bản Nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa kinh tế Nhà nước và tư bản. - Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu vốn của nước ngoài. - Gv hỏi: Thành phần kinh tế là gì ? Căn cứ vào đâu để xác định thành phần kinh tế ở nước ta ? Vì sao ? - Gv kết luận: + Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất. + Căn cứ vào chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất, vì nó gắn với chủ sở hữu quy định quan hệ sở hữu và quan hệ phân phối trong hệ thống quan hệ sản xuất đối với mỗi thành phần kinh tế nhất định. - Gv nêu vấn đề: Nước ta đi lên CNXH từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu. Trên cơ sở ba hình thức sở hữu thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế. - Gv hỏi: Tại sao trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở nước ta lại phải thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần ? - Gv kết luận: + Về lý luận: Trong thời kỳ quá độ lên CNXH của bất cứ nước nào cũng tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần. + Ở nước ta: Lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ lên CNXH còn thấp kém và ở nhiều trình độ khác nhau, nên có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất khác nhau. Vì vậy, để phù hợp với lý luận phổ biến nói trên và để quan hệ sản xuất phù hợp trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, nền kinh tế nước ta tất yếu phải tồn tại nhiều thành phần kinh tế. - Hs trả lời - Hs trả lời - Hs trả lời Hoạt động 2: Thảo luận nhóm CƠ CẤU THÀNH PHẦN KINH TẾ 1) KINH TẾ NHÀ NƯỚC 2) KINH TẾ TẬP THỂ 3) KINH TẾ TƯ NHÂN 4) KINH TẾ TƯ BẢN NHÀ NƯỚC 5) KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI - Gv treo sơ đồ đã chuẩn bị lên bảng rồi cho học sinh trả lời các câu hỏi sau: * Nhóm 1: Kinh tế Nhà nước là gì ? Vai trò của kinh tế Nhà nước ? Theo em, càn phải làm gì để tăng cường vai trò quản lý kinh tế Nhà nước hiện nay ở nước ta ? Cho ví dụ. * Nhóm 2: Kinh tế tập thể là gì ? Vai trò và mối quan hệ giữa nó với nền kinh tế Nhà nước ? Cho ví dụ. * Nhóm 3: Trình bày khái niệm, cơ cấu và vai trò của kinh tế tư nhân, tư bản tư nhân ở nước ta hiện nay ? * Nhóm 4: Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là gì ? Cho ví du. Tại sao trong 5 thành phần kinh tế, kinh tế Nhà nước lại giữ vai trò chủ đạo ? - Gv bổ sung và kết luận: + Kinh tế Nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu Nhà nước về tư liệu sản xuất. Giữ vai trò chủ đạo, then chốt, lực lượng vật chất quan trọng. + Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất. Cùng với nền kinh tế Nhà nước hợp thành nền tảng kinh tế Quốc dân. + Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ. Có vai trò, vị trí quan trọng phát huy nhanh tiềm năng về vốn, sức lao động, tay nghề. + Kinh tế tư bản tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tư nhân tư bản về tư liệu sản xuất. Đóng vai trò quan trọng + Kinh tế tư bản Nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa kinh tế Nhà nước và tư bản. Có tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ, đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế. + Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu vốn của nước ngoài, có vai trò thúc đẩy nền kinh tế nước ta tăng trưởng, phát triển. - Các thành phần kinh tế vừa hợp tác, vừa cạnh tranh nhau là một tất yếu khách quan. Chúng góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước, tạo nhiều vốn, nhiều việc làm, thay đổi bộ mặt của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. - Học sinh thảo luận - Đại diện trả lời - Bổ sung 3. Củng cố Lựa chọn phương án đúng để thay thế cụm từ được gạch chân: Bài 1: Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, nắm giữ các vị trí, các lĩnh vực quan trọng (1) trong nền kinh tế; là lực lượng vật chất đặc biệt (2) để Nhà nước định hướng và định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường ở nước ta. (1) A. Then chốt B. Chủ yếu C. Rộng lớn (2) A. Cơ bản B. Quan trọng C. Thiết yếu Bài 2: Ở nước ta, để phát huy vai trò quan trọng (1), khắc phục những hạn chế của kinh tế thị trường, Nhà nước không thể không điều tiết và chỉ đạo (2) nền kinh tế. (1) A. To lớn B. Chủ đạo C. Tích cực (2) A. Lãnh đạo B. Quản lý C. Định hướng 4. Hoạt động nối tiếp - Nhắc nhở học sinh về làm bài tập Sgk GDCD 11, trang 64 – 65. - Chuẩn bị bài mới. 5. Đánh giá tiết học Ý kiến GVHD Sinh viên Phan Mỹ Long Lê Văn Dương

File đính kèm:

  • docBai 7 GDCD 11Nen kinh te nhieu thanh phan va.doc
Giáo án liên quan