Giáo án giáo dục công dân Lớp 11 - Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường (Bản chuẩn)

1. Về kiến thức:

Nêu được tình hình tài nguyên, môi trường và mục tiêu, phương hướng cơ bản nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay.

Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

2. Về kỹ năng:

Biết tham gia, thực hiên và tuyên truyền chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng của bản thân.

Biết đánh giá thái độ, hành vi của bản thân và của người khác trong việc thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

3. Về thái độ:

Tôn trọng, tin tưởng, ủng hộ chính sách tài nguyên và môi trường của Nhà nước.

Phản đối và sẵn sàng đấu tranh với các hành vi gây thiệt hại cho tài nguyên và môi trường

 

doc9 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giáo dục công dân Lớp 11 - Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường (Bản chuẩn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 12. CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh cần nắm được: Về kiến thức: Nêu được tình hình tài nguyên, môi trường và mục tiêu, phương hướng cơ bản nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay. Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. Về kỹ năng: Biết tham gia, thực hiên và tuyên truyền chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng của bản thân. Biết đánh giá thái độ, hành vi của bản thân và của người khác trong việc thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. Về thái độ: Tôn trọng, tin tưởng, ủng hộ chính sách tài nguyên và môi trường của Nhà nước. Phản đối và sẵn sàng đấu tranh với các hành vi gây thiệt hại cho tài nguyên và môi trường. NỘI DUNG: Trọng tâm kiến thức của bài học: Tình hính tài nguyên và môi trường ở nước ta hiện nay. Mục tiêu và phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp thuyết trình, giảng giải kết hợp trực quan, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, đóng vai. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN Một số hình ảnh về tài nguyên và môi trường Giấy khổ lớn, bút dạ. SGK, SGV lớp 11. Máy chiếu. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số lớp (1): Kiểm tra bài cũ (3): Mục tiêu của chính sách dân số? Giải thích và nêu thái độ của em với quan niệm sau: Trời sinh voi, trời sinh cỏ. Giới thiệu bài mới (1): Ở bài trước chúng ta đã biết dân số tăng quá nhanh không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống mà còn gây ra nhiều hậu quả cho vấn đề bảo vệ môi trường, cho việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Bùng nổ dân số, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề nóng bỏng trên thế giới. Ở nước ta hiện nay, tình hình tài nguyên, ô nhiễm môi trường như thế nào? Đảng và Nhà nước ta đã đề ra mục tiêu, phương hướng cơ bản nào để bảo vệ tài nguyên, môi trường nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống, duy trì sự phát triển bền vững? Đó là những nội dung chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài này. 4. Dạy bài mới (40): Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học GV: Chiếu một số hình ảnh về tài nguyên, môi trường. HS: Nhận xét sau khi quan sát GV: Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự tồn tại của con người, là cơ sở quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững ở nước ta. Vậy thực trạng tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay như thế nào? Mời các em cùng xem và suy nghĩ về thực trạng tài nguyên và môi trường ở nước ta hiện nay. THẢO LUẬN NHÓM Mục tiêu: Giúp HS nêu được tình hình tài nguyên và môi trường ở nước ta hiện nay. GV: Chia lớp thành 3 nhóm: GV: Giao câu hỏi cho các nhóm, quy định thời gian thảo luận (GV chiếu câu hỏi lên bảng, hoặc ghi câu hỏi lên bảng phụ hay vào giấy A4 và phát cho từng nhóm). Nhóm 1: Tài nguyên thiên nhiên nước ta phong phú, đa dạng như thế nào? Nhóm 2: Những điều đáng lo ngại về tài nguyên của nước ta hiện nay? Nhóm 3: Những điều đáng lo ngại về môi trường của nước ta hiện nay? HS: Cử đại diện nhóm trình bày kết quả. HS: Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung ý kiến. GV: Nhận xét, kết luận và chiếu trên màn hìmh. GV: Nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng trên? Tất cả những nguyên nhân trên đều do con người gây ra. Xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu, văn hoá thấp đi lên, kiến htức của toàn dân về vấn đề tài nguyên môi trường rất hạn chế, lại còn chưa biết quan sát, suy ngẫm vận dụng các kiến thức đó. Do đó dẫn đến tình trạng khia thác sử dung tài nguyên bừa bãi, ý thức về môi trường kém. Nhận xét bức tranh trong sách giáo khoa Ai là người phải chịu hậu quả? Ở trường mà các em đang học ý thức bảo vệ môi trường của các bạn học sinh như thế nào? Ý kiến của em về vấn đề này. Nhận xét: Nếu như lưu tâm quan sát chúng ta sẽ thấy những hành động gây ô nhiễm môi trường đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ ở ngay nơi chúng ta đang sinh sống, sinh hoạt, lao động, học tập. Điều quan trọng là nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người và để lại hậu quả lớn về sau. Vậy, mỗi người chúng ta cần phải làm gì để hạn chế và khắc phục những tình trạng trên? Để bảo vệ tài nguyên và môi trường cần phải có phương hướng như thế nào? Nhà nước phải làm gì để thực hiện mục tiêu trên? Làm thế nào để nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường cho toàn dân? Để khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường có hiệu quả cần coi trọng vấn đề gì? Bảo vệ môi trường có phải là việc làm riêng của một dân tộc, quốc gia không? Cần có biện pháp nào để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường? GV: Kết luận và chuyển ý Bảo vệ tài nguyên và môi trường là yêu cầu bức thiết của toàn nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng. Có ý nghĩa đối với cả hiện tại và tương lai, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Trách nhiệm của bản thân về việc bảo vệ tài nguyên, môi trường? Liên hệ cụ thể việc làm của bản thân ở trường, lớp, địa phương. Luyện tập củng cố kiến thức. GV: Chiếu lên bảng hoặc giao phiếu bài tập cho cả lớp Câu 1: những hành vi nào sau đây của công dân thực hiện đúng quy định của chính sách bảo vệ tài nguyên, môi trường? (Chọn câu đúng đánh dấu nhân) Tham gia ngày tết trồng cây Xây dựng cống rãnh thoát nước Lấp ao hồ để xây nhà ở Thả động vật hoang dã vào rừng Dùng thuốc bảo vệ thực vật quá giới hạn cho phép vệ sinh khu vực dân cư nơi mình sinh sống Câu 2: Em hãy cho biết ý kiến đúng, sai khi nói về bảo vệ tài nguyên, môi trường. (Nếu đúng điền Đ, sai điền S vào ô trống) 1.Nước là tài nguyên vô tận không cần tiết kiệm 2.Tàn phá rừng là nguyên nhân cơ bản gây lũ lụt, hạn hán 3.Tàn phá tài nguyên thiên nhiên là do ý thức của người dân chưa cao 4.Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của Nhà nước 5. Hoàn chỉnh pháp luật bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường là việc làm cần thiết 5. Củng cố: GV: Tổ chức cho học sinh trò chơi “đóng vai”. GV: Giao tình huống cho học sinh và quy định thời gian. Tình huống: Trong lớp có một nhóm học sinh hay ăn quà vặt và vứt rác bừa bãi ở trong lớp. HS: Tự viết lời thoại, phân vai. HS: Trình bày tiểu phẩm. HS: Cả lớp nhận xét, thảo luận sau khi diễn xuất. GV: Nhận xét, đánh giá. Rút ra bài học. 1.Tình hình tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay. Tài nguyên thiên nước ta đa dạng và phong phú: Đất đai màu mỡ, phì nhiêu (đất phù sa, đất đỏ bazan) Khí hậu nhiệt đới gió mùa. Sinh vật có nhiều loại quý hiếm Khoáng sản phong phú (dầu mỏ, than, sắt, thiếc) Nước, ánh sáng, không khí dồi dào. Thuận lợi cho sự phát triển nhiều mặt của đất nước. Thực trạng về tài nguyên ở nước ta hiện nay: Khoáng sản: Khai thác không hợp lí, có nguy cơ bị cạn kiệt. Rừng đang bị thu hẹp (chặt phá, đốt) Nhiều loại động vật, thực vật quý hiếm đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng, xoá sổ. Đất đai ngày càng bị thu hẹp, bạc màu, chất lượng giảm Thực trạng về môi trường ở nước ta hiện nay: Ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm biển. Nhiều vấn đề về vệ sinh, môi trường chưa được giải quyết. Sự cố môi trường: bão lụt, hạn hánngày càng tăng. Nguyên nhân: Việc nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên, môi trường chưa được quan tâm đúng mức Chưa phát huy được mọi nguồn lực tham gia vào việc bảo vệ tài nguyên, môi trường. Dân số tăng nhanh, công nghiệp hoá, đô thị hoá gây ô nhiễm môi trường. Hậu quả: Dùng máy chiếu hay các bức tranh về hậu quả của ô nhiễm môi trường cho học sinh quan sát. 2. Mục tiêu, phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. Mục tiêu: Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên Bảo vệ môi trường. Bảo tồn đa dạng sinh học. Từng bước nâng cao chất lượng môi trường Góp phần phát triển kinh tế-xã hội bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. phương hướng: Tăng cường công tác quản lý của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên và môi trường Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền xây dựng ý thức, trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường cho mọi người dân. Coi trọng nghiên cứu khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác khu vực và quốc tế. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên. Khai thác, sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên thiên nhiên và xử lý chất thải, rác, bụi 3.Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường: Chấp hành chính sách và pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường Vận động mọi người cùng thực hiện, đồng thời chống các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường. KẾT LUẬN: Môi trường và con người có môi quan hệ hữu cơ gắn bó không thể tách rời, vì vậy hy vọng qua bài học ngày hôm nay các em sẽ nắm được những hiểu biết cơ bản và nâng cao ý thức bảo vệ tài mguyên, môi trường. Không những thế còn biết tham gia tuyên truyền để mọi người dân cùng thực hiện và thay đổi thái độ với môi trường. Thay cho việc con người chỉ biết khai thác, tân dụng môi trường cho lợi ích của mình bằng thái độ thân thiện, hợp tác, hoà hợp giữa con người và môi trường có như vậy mới đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước và con người. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là vấn đề cấp bách của ngày hôm nay và là trách nhiệm của tất cả chúng ta đối với tương lai. VI: HƯỚNG DẪN HS HỌC BÀI, LÀM BÀI TẬP Ở NHÀ: 1.Làm các bài tập trong SGK 2.Chuẩn bị bài 13: “Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá” Tìm hiểu tài liệu thông tin Tư liệu, tranh ảnh Luật giáo dục

File đính kèm:

  • docBai 12 Chinh sach tai nguyen va bao ve moi truong.doc
Giáo án liên quan