Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 - Bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế - Trường THPT Đức Thọ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Về kiến thức:

 Học sinh cần đạt:

 - Vai trò quyết định của sản xuất của cải vật chất đối với đời sống xã hội.

 - Khái niệm, các bộ phận hợp thành và vai trò của từng yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất: Sức lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động.

 2. Về kỹ năng:

 - Phân tích các khái niệm và mối quan hệ liên kết giữa những nội dung chủ yếu của bài.

 - Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, giải thích một số vấn đề thực tiễn có liên quan đến bài học.

 3. Về thái độ hành vi

 - Thấy được tầm quan trọng của hoạt động sản xuất của cải vật chất.

 - Biết quý trọng người lao động, xác định lao động là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân.

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 8897 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 - Bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế - Trường THPT Đức Thọ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PPCT TIẾT 1 Ngày soạn: 02 /09 /2013 PHẦN I: CÔNG DÂN VỚI KINH TẾ Bài 1: CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức: Học sinh cần đạt: - Vai trò quyết định của sản xuất của cải vật chất đối với đời sống xã hội. - Khái niệm, các bộ phận hợp thành và vai trò của từng yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất: Sức lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động. 2. Về kỹ năng: - Phân tích các khái niệm và mối quan hệ liên kết giữa những nội dung chủ yếu của bài. - Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, giải thích một số vấn đề thực tiễn có liên quan đến bài học. 3. Về thái độ hành vi - Thấy được tầm quan trọng của hoạt động sản xuất của cải vật chất. - Biết quý trọng người lao động, xác định lao động là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân. II.TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN GIẢNG DẠY VÀ CÁC KỸ NĂNG SỐNG. - Tài liệu: Sách giáo khoa GD CD lớp 12, Sgv lớp 12, các tài liệu liên quan đến bài học. - Phương tiện : Sơ đồ các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. - Kỹ năng sống: Hợp tác, đánh giá, phân tích,vận dụng. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức (kiểm tra sĩ số học sinh). 2. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cơ bản - GV đặt vấn đề: Bác Hồ đã dạy: " Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên" Trong công cuộc đổi mới hôm nay, học sinh thanh niên là sức trẻ của dân tộc, có vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh sự phát triển kinh tế theo lời của Bác. Vậy trước hết chúng ta phải hiểu được vai trò và ý nghĩa của việc phát triển kinh tế. Như vậy ta cần nắm được một số nội dung cơ bản: Sản xuất vật chất ? vai trò của sản xuất của cải vật chất? Sức lao động, lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động ? - Gv :Nêu câu hỏi thảo luận. CH : Thảo luận phân tích về khái niệm sản xuất vật chất? - Hs: Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm nhận xét, bổ sung. - Gv: Nhận xét, bổ sung và khẳng định: Trong đời sống xã hội, loài người có nhiều mặt hoạt động như kinh tế, chính trị, văn hoá, nghệ thuật ...để tiến hành được các hoạt động đó trước hết con người phải tồn tại. Muốn tồn tại được con người phải ăn, mặc, ở ... để có ăn, mặc... thì con người phải tạo ra của cải vật chất (SX) . Như vậy vai trò của sản xuất của cải vật chất đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. - Gv :Nêu câu hỏi CH : Theo em sản xuất của cải vật chất có vải trò quan trọng như thế nào? CH : Tại sao các hoạt động khác phải nhằm phục vụ hoạt động sản xuất ? - GV dẫn dắt chuyển ý: Trong quá trình SX có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng. Song chúng ta tìm hiểu các yếu tố cơ bản của quá trình LĐSX. - Gv: Trình bày sơ đồ về mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình SX. CH: Quá trình sản xuất bao gồm những yếu tố nào? Các yếu tố đó có mqh như thế nào? CH: Kết quả của quá trình sản xuất là gì? - Gv: Nêu sơ đồ về các yếu tố hợp thành sức lao động. - HS: Chứng minh thiếu một trong hai yếu tố thì con người không thể có sức lao động. CH: Tại sao nói sức lao động mới chỉ là khả năng, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động ? - Gv: Đưa ra sơ đồ về đối tượng lao động và yêu cầu học sinh lấy ví dụ. - HS: lấy VD minh hoạ về đối tượng LĐ của một số ngành, nghề khác nhau trong XH. - Gv: Đưa sơ đồ các bộ phận hợp thành tư liệu lao động. - HS: phát biểu ý kiến phân biệt các bộ phận của TLLĐ ở 1 số ngành trong XH. - GV kết luận: ( bằng sơ đồ) 1. Vai trò của sản xuất của cải vật chất: - Khái niệm: Sản xuất của cải vật chất Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các vật thể của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. VD: Nhu cầu của HS đến lớp có bàn ghế để phục vụ cho học tập tốt hơn thì người thợ mộc phải tác động vào cây gỗ biến nó thành bộ bàn ghế ... - Vai trò của sản xuất của cải vật chất: + Là cơ sở tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người. + Thông qua lao động sản xuất, con người được cải tạo, phát triển và hoàn thiện cả về thể chất và tinh thần. + Hoạt động sản xuất là trung tâm, là tiền đề thúc đẩy các hoạt động khác của xã hội phát triển. + Lịch sử XH loài người là 1 quá trình phát triển và hoàn thiện liên tục các phương thức SX, là quá trình thay thế phương thức SX cũ, lạc hậu bằng phương thức SX mới, tiến bộ hơn. 2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Sơ đồ mối quan hệ giữa 3 yếu tố của quá trình SX. Sơ đồ 01: Sức lao động -> Tư liệu lao động -> đối tượng lao động => SP. * Sức lao động: Sơ đồ 02: Các yếu tố hợp thành sức lao động. Thể lực Sức lao động Trí lực - Lao động: Là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ các nhu cầu cho đời sống con người. Lao động của con người có kế hoạch, tự giác, sáng tạo, có kỷ luật, có trách nhiệm. Vì vậy LĐ là hoạt động bản chất nhất của con người, nhờ đó để phân bịêt với hoạt động bản năng của con vật. Vì: Chỉ khi sức lao động kết hợp với tư liệu sản xuất thì mới có quá trình lao động. * Đối tượng lao động: Sơ đồ 03. Có sẵn trong TN Đối tượng lao động: Đã trải qua t/đ của LĐ * Tư liệu lao động: Sơ đồ 04. Công cụ LĐ Tư liệu lao động: Hệ thống bình chứa Kết cấu hạ tầng => Nhìn vào kết quả SX, có 2 yếu tố kết tinh trong sản phẩm đó là: Tư liệu LĐ + đối tượng LĐ = tư liệu SX. => Sức LĐ + Tư liệu SX = Sản phẩm 3. Củng cố, luyện tập - Gv: Cho học sinh làm bài tập để cũng cố bài học Bài tập 1: Hãy phân tích đối tượng với tư liệu LĐ của một số ngành SX mà em biết ? Bài tập 2: Hãy phân tích VD sau: Con bò khi nào nó là đối tượng lao động và khi nào nú là tư liệu lao động ? 4. Hướng dẫn học bài và làm bài tập ở nhà : - Đọc lại bài, trả lời câu hỏi 2,3 Sgk trang 5 - Đọc trước phần 3 - Bài 1.

File đính kèm:

  • docgiao an gdcd 11(1).doc
Giáo án liên quan