1- Về kiến thức:
- Nhận biết được TGQ, PPL của triết học.
- Nhận biết được nội dung cơ bản của CNDV và CNDT, PPLBC và PPLSH
- Nêu được CNDVBC là sự thống nhất hữu cơ giữa TGQDV và PPLBC.
2- Về kỹ năng : Nhận xét đánh giá được một số biểu hiện của quan điểm DV, DT, BC, SH trong cuộc sống hàng ngày.
3- Về thái độ: Có ý thức trau dồi TGQDV và PPLBC.
79 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 524 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Trường THPT Minh Đài - Trần Thị Thu Trang (Bản đầy đủ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Coi trọng việc tu dưỡng và tự hoàn thiện bản thân.
- Tự trọng, tự tin vào khả năng phát triển của bản thân; đồng thời biết tôn trọng, thừa nhận và học hỏi những điểm tốt của người khác.
II. CHUẨN BỊ
1- Phương tiện
- Máy chiếu hoặc băng hình (nếu có).
- Giấy khổ to, bút dạ, kéo, hồ dán.
- Giấy trắng khổ A4 (mỗi HS 1 tờ) để làm bài tập đặt mục tiêu, kế hoạch phấn đấu rèn luyện tự hoàn thiện bản thân.
2- Thiết bị
- Tranh, ảnh, sơ đồ liên quan đến nội dung bài học. Các truyện, các tấm gương trong lớp, trong trường, ngoài xã hội về tự hoàn thiện bản thân.
- Giấy khổ to ghi tóm tắt các yêu cầu đối với học sinh đặt mục tiêu, kế hoạch.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Ổn định lớp:
Ngày
Tiết
Lớp
Sĩ số
Ghi chú
2. Kiểm tra bài cũ
1. Vì sao ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, các dịch bệnh hiểm nghèo, là những vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay?
2. Hãy tìm hiểu và giới thiệu về hoạt động của trường em, địa phương em, nước ta hoặc quốc tế để tham gia giải quyết một trong các vấn đề nêu trên? Em phải làm gì để góp phần vào việc giải quyết các vấn đề đó?
3. Giảng bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính của bài
* Hoạt động 1
- Thảo luận nhóm
- GV: * HS làm bài tập tự nhận thức về bản thân, (HS chia sẻ kết quả tự nhận thức theo nhóm đôi xem mình có gì giống, khác bạn):
+ Người mà em yêu quí nhất?
+ Điều quan trọng nhất mà em mong ước sẽ đạt được trong cuộc đời?
+ Một tiêu chuẩn đạo đức mà em luôn giữ cho mình không bao giờ vi phạm?
+ Một vài sở thích của em? ( thể thao, đọc sách, xem phim, nghe nhạc, cắm hoa,)
+ Môn học mà em thích nhất?
+ Một năng khiếu, sở trường của em?
+ Những điểm em thấy tự hào, hài lòng về mình?
+ Những điểm em thấy mình còn hạn chế, cần phải cố gắng hơn?
+
Hãy so sánh những đặc tính của mình có hoàn toàn giống các bạn không? giống và khác nhau ở những điểm nào? Vì sao?
* Thảo luận lớp theo câu hỏi sau:
+ Thế nào là tự nhận thức về bản thân?
+ Tự nhận thức đúng về mình có phải là điều dễ dàng không?
+ Có ai chỉ toàn ưu điểm hoặc toàn điểm yếu không?
+ để phát triển tốt hơn mỗi người cần phải làm gì?
- HS: Đại diện nhóm trả lời; cá nhân trong lớp thảo luận.
- GV: N/xét, bổ xung, kết luận.
* Hoạt động 2
- Thảo luận nhóm.
- GV: Yêu cầu HS đọc tấm gương SGK và thảo luận:
* Thế nào là tự hoàn thiện bản thân?
* Chúng ta có cần tự hoàn thiện bản thân không? Vì sao?
* Bạn nào trong lớp (trong trường) em cho là tấm gương để em học tập để tự hoàn thiện bản thân?
- HS: Đại diện nhóm trả lời.
- GV: N/xét, bổ xung, kết luận.
* Hoạt động 3
- Thảo luận nhóm.
- GV: * Yêu cầu HS liệt kê những yêu cầu đạo đức của xã hội đối với người công dân trong giai đoạn hiện nay. (ví dụ như: lương tâm, danh dự, trách nhiệm, yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung, khiêm tốn, trung thực, giản dị, hoà nhập, hợp tác,)
- HS đối chiếu các yêu cầu trên với bản thân mình và tự đánh giá xem mình thực hiện tốt những yêu cầu nào, những yêu cầu nào cần phải cố gắng hơn.
- Em hãy suy nghĩ để tự hoàn thiện bản thân theo những yêu cầu đạo đức xã hội, em phải làm gì?
- Em hãy suy nghĩ và nêu một việc cần làm.
- HS: Đại diện các nhóm trả lời.
- GV: Tổng kết các ý kiến và kết luận về quyền trách nhiệm tự hoàn thiện bản thân; về cách xây dựng kế hoạch tự hoàn thiện bản thân.
1. Thế nào là tự nhận thức về bản thân?
- Tự nhận thức là một kĩ năng sống cơ bản, giúp con người biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình (tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu)
- Mỗi người đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng, không ai hoàn thiện, hoàn mĩ, không ai chỉ toàn nhược điểm. Lứa tuổi thanh thiếu niên các em có những điểm đáng tự hào, hài lòng về mình và có những điểm cần cố gắng, hoàn thiện hơn.
- Chúng ta cần tin vào bản thân, quý trọng bản thân mình, đừng mặc cảm, tự ti. Điều quan trọng là cần phát huy điểm mạnh; khắc phục, hạn chế điểm yếu để ngày càng hoàn thiện hơn.
- Nên tôn trọng, thừa nhận và học hỏi những điểm tốt của người khác để tiến bộ.
- Tự nhận thức về mình không dễ dàng, cần phải rèn luyện.
- Để phát triển tốt mỗi người cần phải: Hiểu đúng về mình, có những quyết định, những lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả năng của bản thân, giao tiếp ứng xử phù hợp với người khác. Nếu đánh giá cao hoặc quá thấp về bản thân đều có thể dẫn đến những sai lầm, thất bại trong cuộc sống.
2. Tự hoàn thiện bản thân
a) Thế nào là tự hoàn thiện bản thân?
- Tự hoàn thiện bản thân là quá trình phát huy ưu điểm, khắc phục sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điểm tốt của người khác để bản thân ngày một tốt hơn, tiến bộ hơn.
b) Vì sao phải tự hoàn thiện bản thân?
- Chúng ta cần tự hoàn thiện bản thân; vì: Ai cũng có những mặt mạnh, mặt yếu riêng, không có ai là hoàn thiện, hoàn mĩ.
Mặt khác, xã hội không ngừng phát triển, luôn đề ra những yêu cầu mới cao hơn đối với các thành viên. Vì vậy, nếu không ngừng rèn luyện, tự hoàn thiện mình thì con người sẽ trở nên lạc hậu, tụt hậu với xã hội.
- Có thể nêu tấm gương về học tập của HS.
3. Tự hoàn thiện bản thân như thê nào?
- Mỗi người có quyền phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện để tự hoàn thiện bản thân theo các giá trị đạo đức xã hội và có quyền nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của gia đình, nhà trường, bạn bè, xã hội, để thực hiện mục tiêu tự hoàn thiện bản thân.
- Để tự hoàn thiện bản thân, chúng ta cần:
+ Tự nhận thức đúng về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân đối chiếu với các chuẩn mực đạo đức xã hội.
+ Lập kế hoạch phấn đấu, rèn luyện bản thân theo từng mốc thời gian cụ thể.
+ Xác định rõ những biện pháp cần thực hiện.
+ Xác định những thuận lợi đã có, những khó khăn có thể gặp phải và cách vượt qua những khó khăn đó.
+ xác định được những người tin cậy có thể hỗ trợ, giúp đõ mình.
+ Có quyết tâm thực hiện và biết tìm kiếm sự giúp đỡ của những người tin cậy.
4. Củng cố- Hệ thống bài học
Làm bài tập số 3 sgk tr 117.
Tán thành ý kiến (b), (c)
Không tán thành ý kiến (a) và (d) vì:
+ Ai cũng cần phải tự hoàn thiện bản thân, chứ không phải chỉ những người “có vấn đề” về đạo đức (a).
+ Để tự hoàn thiện bản thân, điều quan trọng nhất là nỗ lực, quyêt tâm của bản thân mình. Sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh là một yếu tố cần thiết song không phải là quan trọng nhất (d).
5. Hướng dẫn về nhà
- Câu hỏi sgk và TLTK.
- Ôn tập từ bài 9 đến bài 16.
Soaïn ngaøy:
Tieát:33 NGOAÏI KHOAÙ
Soạn ngày: HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ II
Tiết 34:
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Giúp học sinh hệ thống hoá một số kiến thức cơ bản trong chương trình đã học.
2. Về kĩ năng
- Trên cơ sở những kiến thức đã học có thể vận dụng vào hoạt động thực tiễn trong đời sống hàng ngày của bản thân mình.
3. Về thái độ
- Có ý thức tự giác trong học tập cũng như trong khi làm bài kiểm tra.
II. CHUẨN BỊ
1. Phương tiện
- SGK - SGV, giaùo aùn.
2.Thieát bò:
- Moät soá ñoà duøng caàn thieát.
III.TIEÁN TRÌNH BAØI HOÏC:
1 OÅn ñònh toå chöùc:
Ngày
Tiết
Lớp
Sĩ số
Ghi chú
2.Kieåm tra baøi cuõ:
3. Baøi môùi: ( Nội dung ôn tập (từ bài: 9- 16)
Hoaït ñoäng cuûa GV vaø Hoïc sinh
Noäi dung chính baøi hoïc
Soaïn ngaøy:
Tieát: 35
KIEÅM TRA HOÏC KYØ II
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Giúp học sinh hệ thống hoá một số kiến thức cơ bản trong chương trình đã học.
2. Về kĩ năng
- Trên cơ sở những kiến thức đã học có thể vận dụng vào hoạt động thực tiễn trong đời sống hàng ngày của bản thân mình.
3. Về thái độ
- Có ý thức tự giác trong học tập cũng như trong khi làm bài kiểm tra.
II. CHUẨN BỊ
1. Phương tiện
- Giấy kiểm tra, bút mực, bút chì,... phục vụ kiểm tra
2.Thieát bò:
- Những dụng cụ cần thiết phục vụ cho kiểm tra
III.TIEÁN TRÌNH KIEÅM TRA:
1 OÅn ñònh toå chöùc:
Ngày
Tiết
Lớp
Sĩ số
Ghi chú
2.Kieåm tra baøi cuõ:(khoâng)
3. ÑEÀ BAØI:
Một số câu hỏi tự luận
Câu 1: Hãy cho biết: vì sao nói con người là chủ thể của lịch sử; là mục tiêu phát triển của xã hội? Tại sao chỉ có CNXH con người mới có điều kiện phát triển toàn diện?
Câu 2: Đạo đức là gì? phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục, tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người? Nêu ví dụ để làm rõ nội dung trên.
Câu 3: Hãy cho biết: vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội? Bản thân em cần phải làm gì để trau dồi đạo đức XHCN?
Câu 4: Nghĩa vụ là gì? nêu ví dụ để làm rõ trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội? nghĩa vụ của người thanh niên Việt Nam hiện nay?
Câu 5: Lương tâm là gì? Vì sao người ta sợ dư luận xã hội hơn chính lương tâm bản thân mình? Làm thế nào để trở thành người có lương tâm? Liên hệ bản thân phải làm gì để có lương tâm trong sáng?
Câu 6: Nhâm phẩm và danh dự là gì? Nó có vai trò như thế nào đối với đạo đức cá nhân? Hãy phân biệt tự trọng với tự ái?
Câu 7: Hạnh phúc là gì? Vì sao hạnh phúc của cá nhân không tách rời hạnh phúc của xã hội? Theo em hạnh phúc của một HS trung học là gì? Bản thân em cần phải làm gì để chuẩn bị cho cuộc sống tương lai sau này?
Câu 8: Tình yêu là gì? thế nào là một tình yêu chân chính? Những điều nên tránh trong tình yêu? Bản thân em cần phải làm gì để có một tình bạn, tình yêu trong sáng?
Câu 9: Hôn nhân là gì? cơ sở của HN? Phân tích những nguyên tắc của chế độ HN ở nước ta hiện nay? Hãy nêu ví dụ để phê phán một số quan niệm HN ở địa phương mà em biết không phù hợp với xã hội ta.
Câu 10: Gia đình là gì? Chức năng của gia đình? Mối quan hệ của gia đình và trách nhiệm của các thành viên? Bản thân em cần phải làm gì để góp phần xây dựng gia đình yên vui, hạnh phúc?
Một số câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: gia đình VN hiện nay chịu ảnh hưởng của nhân tố nào sau đây:
a) Đạo đức c) Pháp luật
b) Phong tục, tập quán d) cả ba yếu tố trên
Câu 2: Hãy chọn phương án đúng trong các trường hợp sau về điều kiện kết hôn:
Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.
Nam từ 21 tuổi trở lên, nữ từ 19 tuổi trở lên.
Nam từ 24 tuổi trở lên, nữ từ 22 tuổi trở lên.
Cả ba trường hợp trên
4. Củng cố- Hệ thống bài học
Nắm vững các câu hỏi ôn tập.
5. Hướng dẫn về nhà
Chuẩn bị giấy kiểm tra học kỳ.
File đính kèm:
- giao an gdcd 10 tron bo Tran Trang.doc