Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Tiết 3 và 4

1. Kiến thức:

- Hiểu được giới tự nhiên tồn tại khách quan.

- Biết con người và xã hội là sản phẩm của giới tự nhiên, con người có thể nhận thức, cải tạo được giới tự nhiên.

2. Kỹ năng:

- Vận dụng được kiến thức đã học từ các môn học khác nhau để chứng minh được các giống loài thực vật, động vật, kể cả con người đều có nguồn gốc từ giới tự nhiên.

- Chứng minh được con người có thể nhận thức, cải tạo được giới tự nhiên và đời sống xã hội.

 

doc7 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Tiết 3 và 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: BÀI 2: Tiết:3 THẾ GIỚI VẬT CHẤT TỒN TẠI KHÁCH QUAN Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Hiểu được giới tự nhiên tồn tại khách quan. Biết con người và xã hội là sản phẩm của giới tự nhiên, con người có thể nhận thức, cải tạo được giới tự nhiên. 2. Kỹ năng: Vận dụng được kiến thức đã học từ các môn học khác nhau để chứng minh được các giống loài thực vật, động vật, kể cả con người đều có nguồn gốc từ giới tự nhiên. Chứng minh được con người có thể nhận thức, cải tạo được giới tự nhiên và đời sống xã hội. 3. Thái độ: Tin tưởng vào khả năng nhận thức và cải tạo giới tự nhiên của con người, phê phán những quan điểm duy tâm thần bí về nguồn gốc của con người. Chuẩn bị: 1.Giáo viên:SGK, giáo án 2. Học sinh: Sgk, vở ghi chép Phương pháp: . Tiến trình lên lớp: 1.Ổn định lớp: 10A: 10B1: 10B2: 10B3: 10B4: 10B5: 10B6: 10B7: 10B8: 10B9: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: + Thế nào là PPBC, PPSH? + Khi xem xét 1 SVHT nào đó chúng ta dựa vào PP nào để giải thích? + Làm BT 5/SGK/11 Trả lời: + BC: xem xét SVHT trong trạng thái cô lập, trong sự ràng buộc, trong sự vận động và phát triển không ngừng. + SH: Phiếm diện, tồn tại trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển, áp dụng một cách máy móc SVHT này vào SVHT khác. + Dựa vào PPBC để giải thích. + BT 5: Các thầy bói xem xét sự vật cô lập, phiếm diện,máy móc, không chíng xác. 3. Giảng bài mới: Trong bài một chúng ta đã hiểu giới tự nhiên là gì? Nó tồn tại như thế nào? Giới tự nhiên (TGVC) tồn tại khách quan. Vậy giới tự nhiên tồn tại khách quan như thế nào? Và chúng ta có thể cải tạo và nhận thức được hay không? Để hiểu được điều đó chúng ta sẽ đi vào bài số 2 “ Thế giới vật chất tồn tại khách quan”. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY Nhóm 1: Em hãy nêu các quan niệm khác nhau về giới tự nhiên? DT: Giới tự nhiên là do thần linh thượng đế sáng tạo ra. DV: Tự nhiên là cái sẵn có, là nguyên nhân sự tồn tại phát triển của chíng nó. Nhóm 2: Chứng minh GTN là tự có?VD? Sao thuỷ, hoả, kim, mộc, thổ. Đất nước, không khí, ánh sáng, mặt trăng, mặt trời. Động vật bậc thấp, cao. Đơn bào=> Đa bào. Nhóm 3: Chứng minh GTN tồn tại khách quan. Mặt trời, trái đất, mặt trăng. 1năm có 4 mùa: Lũ lụt, hạn hán, mưa bão, sóng thần. Nhóm 4: Sự vận động phát triển của GTN có phụ thuộc vào ý muốn con người hay không? Không. Nhóm 5: Con người có thể quyết định hoặc thay đổi những quy luật tự nhiên theo ý muốn chủ quan của mình được không? VD? Con người không thể quyết định, thay đổi GTN. GV nhận xét => GTN là gì? Nêu ca dao, thành ngữ, thơ, tục ngữ nói về GTN?Hay kinh nghiệm của người dân về GTN? Bài “ Hạt gạo làng ta”( Trần Đăng Khoa) có đoạn: “ Hạt gạo làng ta. Có bão tháng 7. Có mưa tháng 3. Giọt mồ hôi sa. Những trưa tháng 6. Nước như ai nấu. Chết cả cá cờ. Cua ngôi lên bờ. Mẹ em xuống cấy” “ Trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt lúa” “ Rồi cứ mỗi năm rằm tháng 8.Tựa nhau trông xuống thế gian cười” “Đêm tháng 5.. đã tối” “ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa. Bay cao thì nắng bay vừa thì râm” Em hãy nhớ lại kiến thức về Lịch sử, Sinh học đã học để tìm hiểu xem con người đã có quá trình tiến hoá như thế nào? Loài người có nguồn gốc từ vượn( Loài vượn người). Bước chuyển từ vượn sang người không chỉ có nguyên nhân sinh vật mà còn có yếu tố xã hội: Lao động; ngôn ngữ=> Đôi bàn tay ngắn dần, óc phát triển, tồn tại với môi trường tự nhiên, cải tạo và biến đổi GTN. => Nguồn gốc loài người xuất thân từ tự nhiên, sinh sống, phát triển trong MT tự nhiên. Chứ con người không tạo ra bởi sức mạnh thần bí nào cả. GTN tồn tại khách quan: Giới tự nhiên là tất cả những gì tự có, không phải do ý thức của con người hoặc một lực lượng thần bí nào tạo ra. Xã hội là một bộ phận đặc thù của GTN: Con người là sản phẩm của GTN: Bản thân con người là sản phẩm của GTN, con người tồn tại trong môi trường tự nhiên và cùng phát triển vớI\i môi trường tự nhiên. 4. Cũng cố và luyện tập: - GTN là gì? GTN tồn tại như thế nào? - Tại sao nói con người là sản phẩm của GTN? - Những câu tục ngữ nào sau đây chỉ SVHT trong tự nhiên. + Trời đang nắng, cỏ gà nắng thì mưa. + Gió bấc hiu hiu, sếu kêu thì rét. + Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng. + Trồng khoai đất lạ, trồng mạ đất quen. - Quan điểm nào sau đây phù hợp với quan điểm DVBC. + Con người là sản phẩm của GTN. + Con người tồn tại trong môi trường tự nhiên. + Con người tồn tại và phát triển trong môi trường tự nhiên. Tất cả 5. Dặn dò: Đọc tiếp phần tiếp theo. Trả lời câu hỏi SGK. V. Rút kinh nghiệm: Ngày dạy: BÀI 2 Tiết: 4 THẾ GIỚI VẬT CHẤT TỒN TẠI KHÁCH QUAN Tuần: 4 Mục tiêu bài học: 1.1 Kiến thức: Hiểu được giới tự nhiên tồn tại khách quan. Biết con người và xã hội là sản phẩm của giới tự nhiên, con người có thể nhận thức, cải tạo được giới tự nhiên. 1.2 Kỹ năng: Vận dụng được kiến thức đã học từ các môn học khác nhau để chứng minh được các giống loài thực vật, động vật, kể cả con người đều có nguồn gốc từ giới tự nhiên. Chứng minh được con người có thể nhận thức, cải tạo được giới tự nhiên và đời sống xã hội. 1.3 Thái độ: Tin tưởng vào khả năng nhận thức và cải tạo giới tự nhiên của con người, phê phán những quan điểm duy tâm thần bí về nguồn gốc của con người. Trọng tâm : .. Chuẩn bị: Giáo viên: Học sinh: Sgk, vở ghi chép Tiến trình lên lớp: Ổn định lớp và kiểm diện: 10A: 10B1: 10B2: 10B3: 10B4: 10B5: 10B6: 10B7: 10B8: 10B9: Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: GTN là gỉ? Chứng minh 1 vài SVHT trong GTN tồn tại khách quan? Tìm những câu về GTN? Trả lời: GTN là tất cả những gì tự có, không phải do ý thức của con người hoặc một lực lượng thần bí nào tạo ra. Giảng bài mới: Như chúng ta biết con người sống luôn dựa vào giới tự nhiên, cải tạo biến đổi giới tự nhiên nhưng phải tuân theo quy luật khách quan, và nếu không tuân theo quy luật đó thì sao. Để hiểu được điều đó chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY Hoạt động 1: Sự ra đời của con người và XH loài người là một quá trình tiến hoá lâu dài. Kết cấu quần thể của loài vượn cổ chính là tiền đề tự nhiên hình thành XH loài người. Khi loài vượn cổ tiến hoá thành người, cũng đồng thời hình thành nên các mối quan hệ XH tạo nên XH loài ngừơi=> XH là kết quả phát triển tất yếu, lâu dài của GTN. XH loài người từ khi ra đời đến nay đã tuần tự phát triển từ thấp đến cao tuân theo quy luật khách quan, chứ không phải do một thế lực thần bí nào tạo ra. VD: XH thời nguyên thuỷ=> XH hiện nay. XH là một bộ phận đặc thù của GTN: + Bằng hoạt động của mình, con người làm nên lịch sử, tạo ra XH (Thông qua lao động, trao đổi, mua bán, hợp tác=>ngôn ngữ) tạo nên MQH giữa người với người => chuyển biến từ cộng đồng mang tính bầy đàn sang cộng đồng mới về chất(XH). XH là một bộ phận đặc thù của GTN: Nên đời sống XH có những quy luật riêng và sự tác động của quy luật chỉ diễn ra thông qua hoạt động có ý thức của con người. GV: Con người có thể nhận thức và cải tạo GTN không?VD? Hoạt động 2: Con người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan nhờ hoạt động của bộ não, các giác quan. Tuy nhiên qua mỗi thời kỳ việc nhận thức của con người khác nhau. VD: Khi KHKT chưa phát triển: Sấm chớp, lũ lụt, hạn hán, thất mùa=> Do thần thánh , thiên lôi trách, trời phạt. Nhưng khi KHKT P.Triển: sấm chớp=> điện tích âm +Điện tích dương; Lũ lụt=> Một phần do con người tạo ra; Thất mùa=> Không áp dụng đúng KHKT. VD: Làm thuỷ lợi; Đắp đê ngăn lũ; Thụ phấn nhân tạo cho cây trồng; Lai ghép cây; NN:1năm 3 vụ.. Trong quá trình cải tạo GTN chúng ta tuân theo quy luật khách quan vì nếu không GTN sẽ ngày càng nghèo đi=> ảnh hưởng đến sức khoẻ, đe dọa cuộc sống của chúng ta. VD: Tàn phá rừng; Đánh bắt cá bằng mìn, điện; Dùng hoá chất tuỳ tiện; Chất thải CN; Săn bắt động vật quý hiếm; xả rác bừa bãi.. Là HS chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường trong sạch đẹp? VD: Trồng cây gây rừng; Bảo vệ các loài động vật trên rừng dưới biển; Có cống rảnh thoát nước ở các khu đô thị, dân cư hợp vệ sinh; Không thảy chất độc, hoá chất nguy hiểm ra nguồn nước; xây dựng môi trường cảnh quan xanh sạch, đẹp. “ Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm” b. Xã hội là sản phẩm của GTN: Có con người mới có xã hội, mà con người là sản phẩm của GTN, cho nên, xã hội cũng là sản phẩm của GTN, nhưng là một bộ phận đặc thù của GTN. c. Con người có thể nhận thức, cải tạo thế giới khách quan: - Con người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan. - Con người có thể cải tạo thế giới khách quan trên cơ sở tôn trọng quy luật khách quan, bắt tự nhiên phục vụ con người. 4 .4 Cũng cố và luyện tập: Qua bài học em có nhận xét gì về nguồn gốc của loài người cũng như sự phát triển của XH loài người. Con người nhận thức, cải tạo GTN như thế nào là đúng?( Khách quan). Con người có thể hạn chế tác hại của lũ không? Bằng cách nào? Đối với bài học ở tiết sau: Thế nào là vận động? Tại sao nói vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất? Hướng dẫn học sinh tự học: Đối với bài học ở tiết này: Con người nhận thức, cải tạo GTN như thế nào là đúng?( Khách quan). Con người có thể hạn chế tác hại của lũ không? Bằng cách nào? Con người nhận thức, cải tạo GTN như thế nào là đúng?( Khách quan). Con người có thể hạn chế tác hại của lũ không? Bằng cách nào? Đối với bài học ở tiết sau: Tại sao nói vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất. + Vì sao phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất. + Vận dộng là đứng im, em có nhận xét gì? Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docbai 2.doc
Giáo án liên quan