1. Kiến thức
* Nắm được bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
* Nêu được nội dung cơ bản của dân chủ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
* Nêu được hai hình thức cơ bản của dân chủ: dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.
2. Kỹ năng
* Biết thực hiện quyền làm chủ trong các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
3. Thái độ, hành vi
* Tích cực tham gia các hoạt động thể hiện tính dân chủ phù hợp với lứa tuổi, phê phán các hành vi, luận điệu xuyên tạc, chống phá lại nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
6 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 674 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Tiết 22 - Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên hướng dẫn: Hoàng Thị Nụ
Giáo sinh thực tập: Nguyễn Thị Lượng
Ngày soạn: 8/2/2009
Ngày dạy:
Tiết 22: Bài 10: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ( Tiết 1 )
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
* Nắm được bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
* Nêu được nội dung cơ bản của dân chủ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
* Nêu được hai hình thức cơ bản của dân chủ: dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.
2. Kỹ năng
* Biết thực hiện quyền làm chủ trong các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
3. Thái độ, hành vi
* Tích cực tham gia các hoạt động thể hiện tính dân chủ phù hợp với lứa tuổi, phê phán các hành vi, luận điệu xuyên tạc, chống phá lại nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
* Sách giáo khoa GDCD 11.
* Sách bài tập GDCD 11.
* Giấy Ao, bút dạ...
III. Tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam có vai trò gì?
Là học sinh, em thấy mình cần phải làm gì để xây dựng nhà nước ta vững mạnh?
2. Giới thiệu bài.
Mỗi một nhà nước sử dụng một nền dân chủ khác nhau và xã hội Xã hội chủ nghĩa có nền dân chủ mang bản chất khác hẳn với các nền dân chủ trươc đó: dân chủ chủ nô, dân chủ tư sản..Bản chất đó thể hiện những ưu điểm vượt trội của một nền dân chủ toàn diện và triệt để hơn. Vậy bản chất của nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa cụ thể như thế nào, tại sao lại gọi là nền dân chủ triệt để và toàn diện hơn các nền dân chủ khác, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.
3. Vào bài mới.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài học
Gv: Để hiểu được bản chất của nền dân chủ trước tiên cần hiểu dân chủ là gì?
Hs:............
Gv: Khi xã hội có giai cấp và nhà nước thì dân chủ thể hiện chủ yếu qua nhà nước, không có dân chủ chung chung, phi giai cấp. Trái lại mỗi chế độ dân chủ gắn với nhà nước đều mang bản chất giai cấp thống trị. Lịch sử nhân loại đã chứng minh rõ có các chế độ dân chủ như: dân chủ chủ nô, dân chủ tư sản, dân chủ xã hội chủ nghĩa. Riêng chế độ phong kiến là chế độ quân chủ, không phải là chế độ dân chủ.
Gv: Vậy tại sao lại nói dân chủ Xã hội chủ nghĩa khác về chất so với các nền dân chủ trước đó? Ta cùng đóng vai sau đây.
Gv: Chia lớp làm 2 nhóm.( Phân nhiệm vụ: Nhóm trưởng, thư ký,...)
Các nhóm đóng vai theo nội dung sau đây. Sau đó đưa ra thông điệp của nhóm qua nội dung vừa thể hiện.
Nhóm 1: Trong một lần hội ngộ của 3 người: người nô lệ trong xã hội chiếm hữu nô lệ, người vô sản ( người công nhân ) trong xã hội tư bản chủ nghĩa, và người lao động trong xã hội Xã hội chủ nghĩa.Họ nói với nhau rằng:
Người nô lệ: Tôi sống và làm việc chỉ như một công cụ của bọn chủ nô. Suốt ngày chúng bắt tôi làm việc như súc vật. Khi nào không cần tôi nữa, họ bán tôi cho ông chủ khác và tôi phải tiếp tục làm việc theo sai bảo của ông chủ mới.
Người công nhân: Tôi cũng phải làm việc suốt ngày nhưng tôi được trả một phần lương. Tuy vậy tiền lương đó chỉ để giúp tôi có thể duy trì cuộc sống, có thêm một phần sức lực để tiếp tục làm việc cho ông chủ tư bản giàu có.Còn tất cả phần lợi nhuận còn lại thì thuộc về các nhà tư bản hết. Họ giàu có và được hưởng nhiều quyền lợi, công nhân làm thuê chúng tôi thật nghèo nàn và không được hưởng quyền lợi gì.
Người lao động: Tôi có quyền tự do làm việc, phát huy hết khả năng và nhận được tiền công theo đúng khả năng làm việc của tôi.Tôi tự do tham gia các hoạt động xã hội và vui chơi giải trí theo sở thích của tôi trong phạm vi pháp luật cho phép.
Nhóm 2: Có sự đối lập của hai gia đình: Nhà ông An giàu có.Ông có quyền tự do làm việc, vui chơi giải trí theo sở thích của mình.Ông tự do mở rộng sản xuất và còn độc quyền sản xuất tủ lạnh và nhiều mặt hàng khác.Bất cứ ai muốn cạnh tranh sản xuất tủ lạnh với ông đều bị ông tìm mọi cách làm cho phá sản.
Dường như ông có quyền tự do trong mọi lĩnh vực của đời sống.
Ông Trung mặc dù rất giỏi chuyên môn trong lĩnh vực tủ lạnh nhưng do nhà nghèo nên ông không có đủ tiền mở công ty, mà muốn mở cũng rất khó tránh được đối đầu với ông chủ giàu có như ông An. Vì vậy nên ông chỉ làm thuê cho ông An và chỉ được hưởng một phần lương do ông An trả công sau khi đã trừ đi khá nhiều khoản khác không rõ lí do.
Tiền lương đó không đủ cho ông nuôi cha mẹ già và con nhỏ của mình nên gia đình ông nhiều khi thiếu cái ăn, thiếu cái mặc.Gia đình ông ngày càng nghèo đi và do đó chi phí cho những hoạt động xã hội và vui chơi giải trí khác với ông là những việc rất xa xỉ.
Hs: phân chia nhiệm vụ: Trưởng nhóm, thư ký... và phân vai cho người thể hiện nội dung của nhóm mình. Đưa ra thông điệp của nhóm.
Gv: Gợi ý: - thông điệp của nhóm 1: Ba chế độ xã hội: xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội xã hội chủ nghĩa thể hiện ba nền dân chủ khác nhau. Trong đó nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ tiến bộ nhất trong các xã hội trước đó.Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của quảng đại quần chúng nhân dân, được thực hiện chủ yếu bằng nhà nước và dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Nhóm 2: Chỉ khi nào làm chủ thực sự về kinh tế, khi đó mới có dân chủ thực sự và trở thành lực lượng quyết định quá trình phát triển của xã hội.
Gv: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa tiến bộ hơn các nền dân chủ trước đó còn thể hiện ở nền dân chủ toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
ví dụ: - Sản xuất hàng dệt may nhưng có đóng thuế...
- Tự do mua bán, trao đổi hàng hóa theo pháp luật....
1. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Dân chủ là:
* Quyền lực thuộc về nhân dân, là quyền làm chủ của nhân dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Vấn đề dân chủ xuất hiện từ khi xã hội có sự xuất hiện giai cấp, có nhà nước. Các thành quả dân chủ mà nhân loại đạt được chính là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài của nhân dân lao động chống lại giai cấp áp bức, bóc lột và các thế lực phản động để giành lại quyền lực, quyền làm chủ của mình.
* Dân chủ là một hình thức nhà nước, một chế độ nhà nước gắn liền với một giai cấp nhất định - giai cấp cầm quyền, và do đó dân chủ mang bản chất giai cấp thống trị.
* Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời và từng bước phát triển từ khi chính quyền nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động được thành lập Sự hình thành nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa đánh dấu bước phát triển mới về chất so với các nền dân chủ trước đó.
** Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của quảng đại quần chúng nhân dân, được thực hiện chủ yếu bằng nhà nước và dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
*** Bản chất của nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa thể hiện cụ thể trên những phương diện sau:
- Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân.
- Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
- Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư tưởng Mac- Lênin làm nền tảng tinh thần của xã hội.
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của nhân dân lao động
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn liền với pháp luật, kỉ luật kỉ cương.
2. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
a. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế.
- Là thực hiện quyền làm chủ của công dân đối với tư liệu sản xuất, trên cơ sở đó làm chủ quá trình quản lí sản xuất và phân phối sản phẩm
- Biểu hiện: Chính sách kinh tế nhiều thành phần
b.Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị.
- Là mọi quyền lực thuộc về nhân dân, trước hết là nhân dân lao động.
- Thể hiện: Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước, tổ chức chính trị xã hội.
* Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của nhà nước và địa phương.
* Quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý.
* Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí.
IV. Luyện tập, củng cố.
1. Ôn tập bài cũ và chuẩn bị nội dung bài mới.
2. Lực chọn các phương án đúng:
* Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là:
a. dân chủ của đa số nhân dân lao động.
b. dân chủ của người thừa hành, người quản lý.
c. dân chủ của giai cấp công nhân.
d. dân chủ của giai cấp công nhân và nông dân.
* Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ:
a. phát triển cao nhất trong lịch sử.
b. rộng rãi và triệt để nhất trong lịch sử.
c. tuyệt đối nhất trong lịch sử.
d. hoàn bị nhất trong lịch sử.
* Các câu sau, câu nào thể hiện quyền dân chủ:
a. anh A sản xuất hàng dệt may có đóng thuế.
b. đi bầu cử, ứng cử vào Quốc hội.
c. sáng tác thơ văn, viết báo.
d. lái xe vượt đèn đỏ, đánh võng trên đường
e. viết báo tuyên truyền xấu về Đảng, Nhà nước sai sự thật.
f. xem phim, ca nhạc
File đính kèm:
- GA GDCD 10.doc