Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Phần 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học - Nguyễn Thị Hoa Phượng

+ Phần thứ nhất: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học

+ Phần thứ hai: Công dân với đạo đức

Giúp các em có cách nhìn nhận và phương pháp khoa học làm cơ sở lí luận để xem xét các vấn đề tiếp theo ở các bài sau, hôm nay chúng ta sẽ tìm bài đầu tiên trong chương trình GDCD lớp 10: Bài 1- Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng

* Cách 3: Bằng PP đàm thoại, GV yêu cầu HS phát biểu:

 “Ở cấp II, môn GDCD đã giúp em tìm hiểu về những vấn đề gì?”

GV: Ở cấp II, môn GDCD đã giúp các em tìm hiểu những mối quan hệ giữa chính mình với mình, giữa bản thân với người khác, với công việc, với môi trường sống, với nhà nước, với dân tộc, tổ quốc, với nhân loại Và để giải quyết những mối quan hệ này phải phụ thuộc vào 2 yếu tố:

 

doc36 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Phần 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học - Nguyễn Thị Hoa Phượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện tượng - GV yêu cầu 1 HS đọc to phần 2, SKG trang 36 (từ đầu đến “...ba mươi lần”). - Sau khi HS đọc SGK, GV giải thích ví dụ từ SGK đồng thời phân tích thêm một số ví dụ khác để giúp HS hiểu khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng là vận động đi lên, cái mới ra đời, kế thừa và thay thế cái cũ. Sự phủ định diễn ra liên tục, tạo nên khuynh hướng tất yếu cho sự phát triển.(GV vừa phân tích ví dụ vừa vẻ sơ đồ ). 0Sau đó GV yêu cầu HS tìm ví dụ minh họa. * GV cần lưu ý cho HS: Cái mới ra đời không đơn giản , dễ dàng, mà phải trải qua sự đầu tranh giữa cái mới và cái cũ, cái tiến bộ và cái lạc hậu. Đôi khi cái mới tạm thời bị thất bại, bị cái cũ, cái lạc hậu lấn át nhưung theo quy luật chung cuối cùng, cái mới sẽ chiến thắng. Từ đó GV yêu cầu HS rút ra bài học kinh nghiệm. - HS đọc SGK Sự vật mới Sự vật đang tồn tại Sự vật mới hơn Phủ định lần 2 ( Phủ định của phủ định) Phủ định lần 1 - Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng là vận động đi lên, cái mới ra đời, kế thừa và thay thế cái cũ nhưng mở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn. * Bài học: - Không nên ảo tưởng về sự ra đời dễ dàng của cái mới - Ủng hộ cái mới, vững tin về sự tất thắng của cái mới. 4. Củng cố, luyện tập (4’) - Giáo viên yêu cầu HS đọc phần III – TƯ LIỆU THAM KHẢO, SGK trang 37 - Hướng dẫn HS thực hiện bài tập 1, 2, 3, 5 SGK trang 33. 5. Hoạt động nối tiếp (1’) - GV yêu cầu HS: + Học bài cũ và ôn tập kiến thức cac bài đã học để chuẩn bị kiểm tra giữa kỳ. 6. Nhận xét đánh giá tiết học (1’) VI. GỢI Ý KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ (1’) - GV gợi ý cho HS cách làm bài kiểm tra: Đề kiểm tra gồm 2 phần: trắc nghiệm và tự luận - Nội dung kiểm tra: Từ bài 1 đến bài 6 Năm học: 2006 - 2007 KIỂM TRA GIỮA KỲ I Học kỳ: I (1 tiết) Tuần thứ: 10 I.Mục đích: - Giúp HS ôn tập lại kiến thức đã học - Qua bài kiểm tra, GV đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức của HS, phát hiện những kiến thức HS chưa hiểu. Trên cơ sở đó GV đưa ra phương pháp dạy và học phù hợp. - Đánh giá, phân loại HS để có phương pháp dạy phù hợp với từng đối tượng HS, giám sát và giúp đỡ những HS yếu, kém. II. Yêu cầu: - HS chuẩn bị giấy làm bài - GV chuẩn bị đề kiểm tra (Phân ra 2 đề chẵn, lẽ) III. Đề kiểm tra và đáp án: ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I MÔN: GDCD Thời gian: 45’ ĐỀ A I. Phần trắc nghiệm (7,5 điểm): Hãy chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1. Nội dung vấn đề cơ bản của triết học gồm có A. Hai mặt B. Hai vấn đề C. Hai nội dung D. Hai câu hỏi Câu 2. Trong triết học duy vật biện chứng, thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng A. Thống nhất hữu cơ với nhau B. Tách rời nhau C. Tồn tại bên cạnh nhau D. Bài trừ nhau Câu 3. “Sự biến đổi dần dần về lượng sẽ dẫn đến sự biến đổi về chất và ngược lại” đã chỉ ra: A. Cách thức của sự phát triển B. Khuynh hướng của sự phát triển C. Nguồn gốc của sự phát triển D. Xu hướng của sự phát triển Câu 4. Theo nghĩa rộng, toàn bộ thế giới vật chất là A. Giới tự nhiên B. Xã hội nói chung C. Xã hội loài người D. Cả tự nhiên và tinh thần. Câu 5. Con người chỉ có thể tồn tại A. Trong môi trường tự nhiên B. Ngoài môi trường tự nhiên C. Bên cạnh giới tự nhiên D. Không cần tự nhiên Câu 6. Sự vận động của thế giới vật chất là A. Do một thế lực thần bí quy định B. Do thượng đế quy định C. Qúa trình mang tính chủ quan D.Qúa trình mang tính khách quan Câu 7. Đối với các sự vật và hiện tượng, vận động được coi là A. Thuộc tính vốn có B. Là phương thức tồn tại C. Cách thức phát triển D. A và B Câu 8. Sự tồn tại và phát triển của giới tự nhiên A. Do thượng đế quy định B. Tuân theo ý muốn chủ quan của con người C. Không theo quy luật nào D. Tuân theo những quy luật khách quan Câu 9. Các mặt đối lập được coi là đấu tranh với nhau khi chúng A. Tương tác với nhau B. Đối đầu với nhau C. Xung đột, tiêu diệt nhau D. Tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau Câu 10. Khi nói đến mặt đối lập của mâu thuẫn là nói đến những mặt đối lập đang cùng tồn tại trong A. Hai sự vật, hiện tượng khác nhau B. Hai sự vật, hiện tượng giống nhau C. Nhiều sự vật, hiện tượng khác D. Một sự vật, hiện tượng cụ thể Câu 11. Triết học nghiên cứu những vấn đề A. Chung của thế giới B. Lớn của thế giới C. Chung nhất, phổ biến nhất của thế giới D. Lớn nhất của thế giới Câu 12. Triết học là môn học về A. Những quy luật B. Những nguyên lý C. Phương pháp luận D. Thế giới quan và phương pháp luận Câu 13. Triết học Mác-Lênin cho rằng: vận động là mọi sự A. Biến đổi nói chung B. Biến hóa nói chung C. Phát triển nói chung D. A hoặc B Câu 14. Quan niệm cho rằng: vật chất có trước ý thức và vật chất quyết định ý thức, được gọi là thế giới quan A. Duy tâm B. Duy vật C. Thần thoại D. Tôn giáo Câu 15. Trong triết học duy vật biện chứng, thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng A. Tồn tại bên cạnh nhau B. Tách rời nhau C. Thống nhất hữu cơ với nhau D. Bài trừ nhau II. Phần tự luận (2,5 điểm): Câu hỏi: Lượng là gì ? Em hãy nêu một vài ví dụ nói lên sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất trong quá trình học tập và rèn luyện của bản thân ? ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I MÔN: GDCD Thời gian: 45’ ĐỀ B I. Phần trắc nghiệm (7,5 điểm): Hãy chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức được coi là vấn đề cơ bản của A. Triết học B. Các hệ thống thế giới quan C. Phương pháp luận D. A hoặc B Câu 2. Quan niệm cho rằng: vật chất có trước ý thức và vật chất quyết định ý thức, được gọi là thế giới quan A. Duy tâm B. Duy vật C. Thần thoại D. Tôn giáo Câu 3. Giới tự nhiên là A. Tất cả những gì tự có B. Do con người tạo ra C. Do thần thánh tạo ra D. Những gì ở bên ngoài con người Câu 4. Trong triết học duy vật biện chứng, thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng A. Tồn tại bên cạnh nhau B. Tách rời nhau C. Thống nhất hữu cơ với nhau D. Bài trừ nhau Câu 5. Triết học Mác-Lênin cho rằng: vận động là mọi sự A. Biến đổi nói chung B. Biến hóa nói chung C. Phát triển nói chung D. A hoặc B Câu 6. Căn cứ vào phạm vi ứng dụng, phương pháp luận của triết học là A. Phương pháp luận chung B. Phương pháp luận biện chứng C. Phương pháp luận riêng D. Phương pháp luận chung nhất Câu 7. Để nhận thức về thế giới một cách đúng đắn, trong quan niệm của mỗi người cần phải có A. Thế giới quan duy vật B. Phương pháp luận biện chứng C. Sự thống nhất giữa PP luận D.Sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật biện chứng và PP luận siêu hình và PP luận biện chứng Câu 8. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người. A. Kết luận trên là sai lầm B. Kết luận trên không hợp lý C. Kết luận trên không đúng D. Kết luận trên là đúng Câu 9. Khuynh hướng tất yếu của quá trình phát triển là A. Cái sau thay thế cái trước B. Cái mới thay thế cái cũ C. Cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu D. B và C Câu 10. Các mặt đối lập được coi là thống nhất khi chúng A. Cùng tồn tại trong một sự vật B. Liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau C. Hợp lại thành một khối D. Liên hệ gắn bó, làm tiền đề cho nhau Câu 11. Đối với các sự vật và hiện tượng, vận động được coi là A. Thuộc tính vốn có B. Là phương thức tồn tại C. Cách thức phát triển D. A và B Câu 12. “Sự biến đổi dần dần về lượng sẽ dẫn đến sự biến đổi về chất và ngược lại” đã chỉ ra: A. Cách thức của sự phát triển B. Khuynh hướng của sự phát triển C. Nguồn gốc của sự phát triển D. Xu hướng của sự phát triển Câu 13. Qúa trình phát triên của các sự vật và hiện tượng diễn ra một cách A. Quanh co, phức tạp B. Đơn giản, thẳng tắp C. Từ từ, thận trọng D. Không đồng đều Câu 14. Các mặt đối lập được coi là đấu tranh với nhau khi chúng A. Tương tác với nhau B. Đối đầu với nhau C. Xung đột, tiêu diệt nhau D. Tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau Câu 15. Các mặt đối lập được coi là thống nhất với nhau khi chúng A. Tương tác với nhau B. Liên hệ gắn bó, làm tiền đề tồn tại cho nhau C. Thống nhất với nhau D. Tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau II. Phần tự luận (2,5 điểm): Câu hỏi: Chúng ta luôn đổi mới phương pháp học tập. Theo em, đó có phải là yêu cầu của phủ định biện chứng không? Vì sao? ĐÁP ÁN THI HỌC KỲ I - LỚP 10 ĐỀ A I. Phần trắc nghiệm (7,5 điểm): Hãy chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1 A Câu 9 D Câu 2 A Câu 10 D Câu 3 A Câu 11 C Câu 4 A Câu 12 D Câu 5 A Câu 13 D Câu 6 D Câu 14 B Câu 7 D Câu 15 C Câu 8 D II. Phần tự luận (2,5 điểm): Lượng là khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng biểu thị trình độ phát triển (cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động (nhanh, chậm), số lượng (ít, nhiều)... của sự vật và hiện tượng Một vài ví dụ nói lên sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất trong quá trình học tập và rèn luyện của bản thân  + Quá trình tích lũy kiến thức dần dần trong học tập từ những năm học cấp II (sự biến đổi về lượng). Thi đỗ vào cấp III (điểm nút), trở thành học sinh THPT (sự biến đổi về chất). ĐÁP ÁN THI HỌC KỲ I - LỚP 10 ĐỀ B I. Phần trắc nghiệm (7,5 điểm): Hãy chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1 A Câu 9 D Câu 2 A Câu 10 D Câu 3 A Câu 11 C Câu 4 A Câu 12 D Câu 5 A Câu 13 A Câu 6 D Câu 14 B Câu 7 D Câu 15 C Câu 8 D II. Phần tự luận (2,5 điểm): Chúng ta luôn đổi mới phương pháp học tập, đó là yêu cầu của phủ định biện chứng Vì : + Phủ định biện chưúng là sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật hiện tượng cũ để phát triển sự vật hiện tượng mới cao hơn. + Luôn đổi mới phương pháp học tập đó là một yêu cầu tất yếu, khách quan, làm tiền đề cho sự phát triển. + Đổi mới phương pháp học tập nhưng phải có tính kế thừa: chỉ gạt bỏ những yếu tố tiêu cực, lỗi thời của cái cũ như phương pháp học vẹt, học tủ, học lệch, phương pháp học thụ động: thầy đọc trò ghi... Đồng thời giữ lại những yếu tố tích cực, còn thích hợp của cái cũ để phát triển cái mới cao hơn.

File đính kèm:

  • docGIAO AN-GDCD LƠP 10.doc