Hoạt động 1: Thảo luận lớp tìm hiểu vai trò của TGQ, PPLcủa Triết học.
* Mục tiêu: Học sinh nắm được TH nghiên cứu những quy luật chung, phổ biến- khác với các môn KH khác -> trở thành TGQ, PPL chung của khoa học.
* Cách tiến hành:
- GV: HD học sinh nghiên cứu sgk, liên hệ với các môn khoa học khác, trả lời câu hỏi:
- GV: Nêu câu hỏi thảo luận:
GV: Triết học là gì ?
GV: Hãy nêu đối tượng nghiên cứu của các môn khoa học cụ thể (VD:)
GV: Đối tượng nghiên cứu của Triết học là gì?
43 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Năm học 2011-2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tiễn cuộc sống.
3. Về thái độ
Có ý thức, thái độ chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông, biết bảo vệ cái đúng, phê phán cái sai khi tham gia giao thông.
II. Tài liệu và phương tiện
1. Tài liệu
- Tài liệu chính thức:
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, Luật giao thông đường bộ, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2007, Hà Nội.
2. Phương tiện
- Biển báo hiệu giao thông đường bộ, báo chí, thông tin trên mạng internet
III. Phương pháp: hỏi đáp, nêu vấn đề, tình huống, trực quan.
IV. Trọng tâm: những quy định, quy tắc khi tham gia giao thông; ý nghĩa của một số biển báo hiệu giao thông đường bộ thường gặp, có liên quan đến học sinh thực hiện.
V. Tiến trình dạy học.
A. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC.
B. KIỂM TRA BÀI CŨ.
C. BÀI MỚI
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1: Tìm hiểu những quy định của Luật giao thông đường bộ đối với người đi bộ.
- Mục tiêu: HS nắm được những quy định của Luật giao thông đường bộ đối với người đi bộ để bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng khi tham gia giao thông.
- Cách tiến hành: sử dụng phương pháp hỏi – đáp, nêu vấn đề.
Câu 1: “Người tham gia giao thông đường bộ” gồm những thành phần nào?
1- Người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
2- Người điều khiển, dẫn dắt súc vật;
3- Người đi bộ trên đường bộ;
4- Cả 3 thành phần nêu trên.
- Nhận xét, chốt lại.
- Câu 2: Nói chung, người tham gia giao thông phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
1- Đi bên phải theo chiều đi của mình; phải giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác;
2- Đi bên phải theo chiều đi của mình; đi đúng phần đường quy định; chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ;
3- Đi đúng phần đường quy định; chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
- Nhận xét, chốt lại.
- Em biết gì về những quy định của Luật giao thông đường bộ đối với người đi bộ?
- Nhận xét, chốt lại theo Điều 30 của Luật giao thông đường bộ.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu những quy định đối với người điều khiển xe đạp và người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông.
- Mục tiêu: HS nắm vững các quy định nói trên để thực hiện cho đúng.
- Cách tiến hành: sử dụng phương pháp tình huống kết hợp với hỏi – đáp.
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 7 phút.
- Nêu tình huống: một số học sinh khi đi xe đạp lại dàn hàng ngang, vừa đi vừa nói chuyện; xe không phanh (thắng); đua xe, rượt đuổi nhau trên đường; chở 3 người
- Theo em, những biểu hiện trên là sai hay đúng? Vì sao?
- Em biết gì về quy định đối với người đi xe đạp?
- Nhận xét, chốt lại.
“Người điều khiển xe đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện các quy định tại khoản 1, các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 3 Điều 28 của Luật này; người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện các quy định tại khoản 4 Điều 28 của Luật này.” (Điều 29, khoản 1, Luật giao thông đường bộ).
- Có khi, tại chốt đèn, gặp đèn đỏ, người đi xe đạp đang đi ở phía bên phải có thể quẹo phải nếu có biển phụ chỉ dẫn cho phép.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu những quy định đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông.
- Mục tiêu: HS nắm vững các quy định trên để tránh vi phạm và sau này thực hiện cho đúng.
- Cách tiến hành: sử dụng phương pháp hỏi – đáp.
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 7 phút.
- Theo em, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi lưu thông trên đường phải đảm bảo những điều kiện gì theo quy định của Luật giao thông đường bộ?
- Nhận xét, giải đáp:
+ Người điều khiển xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50 cm3 tham gia lưu thông trên đường phải đảm bảo những điều kiện sau:
. Đủ 16 tuổi trở lên.
. Có giấy đăng ký xe và giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới.
. Phải đội mũ bảo hiểm.
=> Học sinh nào đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy (loại xe có dung tích xi lanh dưới 50 cm3, đã cho phép học sinh lái các loại xe như xe honda đam, xe honda 67, xe honda 50, hoặc xe đạp điện), phải đảm bảo các điều kiện còn lại đã nêu trên.
+ Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên tham gia lưu thông trên đường phải đảm bảo những điều kiện:
. Đủ 18 tuổi trở lên.
. Có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đó, giấy đăng ký xe và giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới.
. Phải đội mũ bảo hiểm.
1) Những quy định đối với người đi bộ (Đ 30)
- Phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
- Nơi không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ thì khi qua đường người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới để qua đường an toàn, nhường đường cho các phương tiện giao thông đang đi trên đường và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.
- Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt.
2. Những quy định đối với người điều khiển xe đạp và người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông (Đ 28, Đ 29)
- Đối với người điều khiển xe đạp:
+ Không được đi xe đạp trên hè phố, vườn hoa công cộng và những nơi có biển cấm đi xe đạp.
+ Chỉ được dừng, đỗ xe đạp khi đã ở vị trí sát vỉa hè hoặc lề đường.
+ Khi đi xe đạp gặp đèn đỏ, người đi xe đạp phải dừng lại về bên phải phía trước hàng đinh thứ nhất.
+ Chỉ được chở tối đa một người lớn và một trẻ em. Trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu hoặc áp giải người phạm tội thì được chở hai người lớn (nếu chở được).
+ Cấm người đang điều khiển xe đạp có các hành vi sau:
. Đi xe dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên; đi xe lạng lách, đánh võng; đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác.
. Sử dụng ô (dù), điện thoại di động; sử dụng xe để kéo, đẩy các xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh.
. Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh, phóng nhanh, vượt ẩu, rẽ trái, rẽ phải trước đầu xe cơ giới hoặc có hành động gây nguy hiểm cho người khác.
- Đối với người ngồi trên xe đạp: cấm người ngồi trên xe đạp đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái, có hành vi gây mất trật tự, an toàn giao thông.
3. Những quy định đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông (Đ 28)
- Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy:
+ Phải đảm bảo độ tuổi, sức khỏe theo quy định và phải có các giấy tờ cần thiết phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (Đ 53).
+ Phải đội mũ bảo hiểm.
+ Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở tối đa một người lớn và một trẻ em; trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu hoặc áp giải người phạm tội thì được chở hai người lớn.
+ Cấm người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có các hành vi sau đây:
. Đi xe dàn hàng ngang, lạng lách, đánh võng, đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác.
. Sử dụng ô, điện thoại di động; sử dụng xe để kéo, đẩy các xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh.
. Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh.
. Sử dụng xe không có bộ phận giảm thanh và làm ô nhiễm môi trường.
. Có hành vi gây mất trật tự, an toàn giao thông.
- Đối với người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, cấm có các hành vi sau đây:
+ Mang vác vật cồng kềnh, sử dung ô.
+ Bám kéo hoặc đẩy các phương tiện khác; đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái và các hành vi khác gây mất trật tự an toàn giao thông.
D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
Về nhà chuẩn bị nội dung ôn tập để giờ sau ôn tập học kỳ.
ngày tháng năm 2011
Ký duyệt
ÔN TẬP HỌC KỲ 1
I. Mục tiêu bài học: Học sinh cần nắm được:
- Hệ thống hoá các kiến thức đã học từ bài 1 -> bài 9
- Có khả năng liên hệ thực tiễn, vận dụng các kiến thức đã học, phân tích và chứng minh được sự vận động, phát triển của giới tự nhiên và một số vấn đề về đời sống xã hội.
- Từ đó rút ra được bài học về thế giới quan và phương pháp luận.
II. Nội dung trọng tâm: Giải đáp thắc mắc và hướng dẫn nội dung trọng tâm ôn tập.
III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp: kết hợp nêu vấn đề và đàm thoại
- Hình thức: Đàm thoại
IV. Phương tiện dạy học: GV chuẩn bị nội dung ôn tập; học sinh làm đề cương ôn tập
V. Tiến trình dạy học:
A. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC.
B. KIỂM TRA BÀI CŨ :
Giới thiệu baif mới.
- GV nêu nội dung bài học, yêu cầu và cách tiến hành.
C- DẠY BÀI MỚI:
I- Phần 1: hệ thống hoá kiến thức đã học.
* Cách tiến hành: GV sử dụng PP đàm thoại hướng dẫn học sinh nhắc lại những kiến thức cơ bản trong các bài đã học từ bài 1 -> bài 8.
Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật hiện tượng
Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật hiện tượng
Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng
Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử và là mục tiêu phát triển của xã hội
II- Phần 2: Giải đáp thắc mắc và hướng dẫn học sinh ôn tập nội dung trọng tâm
* Cách tiến hành:
- Qua việc làm đề cương, HS nêu câu hỏi thắc mắc hoặc những nội dung cần giải đáp.
- GV giải đáp thắc mắc, nhấn mạnh thêm các phần nội dung trọng tâm, hướng dẫn học sinh cách thức làm bài qua các dạng câu hỏi.
D- CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
* Trọng tâm các câu hỏi trong bài 1, bài 4, bài 5, bài 6.
* Học sinh về nhà hoàn thiện đề cương và ôn tập kỹ theo nội dung trọng tâm, chuẩn bị giờ sau kiểm tra học kỳ.
-----------------------------------
KIỂM TRA HỌC KỲ 1
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra, đánh giá mức độ nắm kiến thức, sự hiểu và vận dụng kiến thức của học sinh trong phần nội dung trọng tâm đã học.
- Yêu cầu học sinh biết liên hệ thực tiễn, vận dụng các kiến thức đã học để phân tích, chứng minh được sự vận động và phát triển của giới tự nhiên và đời sống xã hội. Từ đó rút ra được bài học về thế giới quan và phương pháp luận.
II- Chuẩn bị:
- Học sinh tự ôn tập theo hướng dẫn
- Giáo viên: Ra đề phù hợp.
III- Tiến trình lên lớp:
A- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC.
B- ĐỀ BÀI:
File đính kèm:
- GDCD 12 MOI.doc