Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thị trường cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp giáo dục, trong đó sự suy thoái về đạo đức và những giá trị nhân văn tác động đến một phần lớn thanh niên và học sinh như: có lối sống thực dụng, thiếu ước mơ, thiếu hoài bão, lập thân, lập nghiệp; những tiêu cực trong thi cử, bằng cấp, chạy theo thành tích. Thêm vào đó, sự du nhập văn hoá phẩm đồi truỵ thông qua các phương tiện như phim ảnh, game, mạng Internet làm ảnh hưởng đến những quan điểm về tình bạn, tình yêu trong lứa tuổi thanh thiếu niên và học sinh, nhất là các em chưa được trang bị và thiếu kiến thức về vấn đề này.
23 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Một số giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua phần "Công dân với đạo đức" - Nguyễn Đức Hiếu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chiều hướng giảm sút nghiêm trọng, bạo lực học đường có chiều hướng gia tăng việc giáo dục đạo đức cho học sinh là đòi hỏi cấp bách của nhà trường, gia đình, xã hội để xây dựng hoàn thiện những giá trị đạo đức nhằm giáo dục toàn diện cả đức lẫn tài cho học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài “Một số giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua phần công dân với đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10” góp phần giúp tập thể sư phạm của trường thấy được nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục đạo đức tư cách lối sống cho học sinh bên cạnh dạy chữ, dạy văn hoá. Từ đó giúp nhà trường đề ra được nhiều biện pháp góp phần giáo dục đạo đức học sinh có hiệu quả cao hơn nhằm nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường hiện tại và trong những năm tiếp theo.
2. Kiến nghị
Từ thực trạng trên, theo tôi vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh là vấn đề không chỉ của riêng môn Giáo dục công dân mà là vấn đề đáng quan tâm đối với các nhà quản lý xã hội, các cơ quan chức năng và các bậc phụ huynh cũng như những người làm công tác giáo dục. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và ở Phân hiệu Nghĩa Tâm - trường THPT Văn Chấn nói riêng, theo tôi chúng ta cần tập trung vào các giải pháp sau:
2.1. Kiến nghị chung
Một là: Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua giữa các tập thể và cá nhân nhằm tạo sự chuyễn biến sâu rộng cả về nhận thức và hành động mới góp phần hạn chế và đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực ở học sinh. Ban Quản lý học sinh phải làm tốt công tác tuyên truyền; lớp trực tuần xếp loại và đánh giá thi đua của các lớp hành tuần, hàng tháng. Công tác thi đua phải chính xác, công tâm, kích thích được phong trào thi đua.
Hai là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục đạo đức và pháp luật như: Luật Giáo dục; Luật Giáo thông đường bộ; Luật cư trú; Luật phòng chống ma tuýtổ chức học tập, quán triệt cho học sinh về nội quy của nhà trường; điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học; viết cam kết thực hiện nội quy nhà trường và pháp luật của nhà nước vào đầu năm học.
Ba là: Tăng cường vai trò của Đoàn trường trong hệ thống tổ chức của mình để giáo dục đoàn viên thanh niên. Đoàn trường phải đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hoá học đường; cần có kiểm tra tổng kết đánh giá cụ thể.
Bốn là: Tăng cường công tác kiểm tra của Ban quản lý học sinh để phát hiện vụ việc và xử lý kịp thời; nếu buông lỏng kiểm tra, không cập nhật được tình hình, không đánh giá đúng đối tượng thì vô tình dung túng cho học sinh vi phạm.
Năm là: Tăng cường công tác tự quản của các tập thể lớp, chi đoàn thông qua vai trò cố vấn của giáo viên chủ nhiệm. Nhà trường và giáo viên chủ nhiệm không phải lúc nào cũng theo sát từng học sinh mà phải thông qua mạng lưới cộng tác viên để nắm tình hình. Chỉ thông qua tập thể và giáo dục bằng tập thể, giáo dục bằng dư luận, giáo dục cảm hoá bằng tình bạn sẻ có tác dụng tích cực giúp học sinh điều chỉnh hành vi của mình.
Sáu là: Phát huy vai trò, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm; bởi vì giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt Ban giám hiệu chịu trách nhiệm về toàn bộ các mặt hoạt động của lớp; chỉ có giáo viên chủ nhiệm là cầu nối tin cậy nhất với nhà trường và phụ huynh. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm vừa đề cao trách nhiệm, vừa có tình thương, bao dung độ lượng và nghiêm minh, công bằng; vừa có tính chủ động sáng tạo để giáo dục học sinh nhất là đối tượng chậm tiến. Giáo viên chủ nhiệm phải có kế hoạch giáo dục học sinh, hàng tuần, hàng tháng phải có nhận xét, đánh giá xếp loại cụ thể về từng mặt cho từng học sinh, chỉ cho mỗi học sinh thấy được từng mặt mạnh mặt yếu và có khen chê kịp thời; không nên có định kiến hẹp hòi với học học sinh; nếu định kiến hẹp hòi dể làm cho các em mất niềm tin, bi quan, chán nản. Bên cạnh đó giữa Giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh phải có mối quan hệ mật thiết, thường xuyên thông tin về tình hình học tập rèn luyện của con em để bàn biện pháp phối hợp giáo dục.
Bảy là: Tăng cường các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Văn nghệ, TDTT, ngoại khoá, sẽ cuốn hút nhiều học sinh tham gia; bởi vì lứa tuổi của các em rất hiếu động, thích hoạt động, thích giao tiếp, giao lưu; nếu chúng ta không tổ chức các hoạt động cho học sinh thì các em sẻ tìm đến nơi chốn khác để vui chơi và dể bị các phần tử xấu lôi kéo vào con đường hư hỏng, phạm tội. Thông qua các hoạt động này sẻ giúp cho học sinh nâng cao nhận thức, lớn khôn thêm cả thể xác lẫn tâm hồn để vững tin bước vào đời. Trong hoạt động này cần lưu ý kết hợp hài hoà giữa: " Học mà chơi, Chơi mà học " theo đúng định hướng giáo dục.
Tám là: Cần tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường- gia đình- xã hội. Muốn làm tốt, có hiệu quả phải có sự phối hợp đồng bộ, thống nhất về phương pháp tác động; thường xuyên cặp nhật thông tin nhiều chiều để biết về tình hình học sinh. Mỗi phụ huynh luôn luôn đặt niềm tin vào con em, nhưng cũng không nên đánh giá quá cao về tình hình các mặt của học sinh mà dễ dẫn đến ngộ nhận, chủ quan, thiếu sự phối hợp. Thực tế có phụ huynh khi được nhà trường mời đến cung cấp thông tin mới biết được con mình không ngoan, học không giỏi như lâu nay vẫn tưởng. Phụ huynh phải thống nhất với nhà trường về các biện pháp giáo dục. Nhà trường và các thầy cô giáo áp dụng các biện pháp giáo dục với mục tiêu tất cả đều vì sự tiến bộ của con em, vì tình thương và trách nhiệm.
Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh trường và các Chi hội cha mẹ học sinh lớp, phải làm tốt công tác phối hợp giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Hội cha mẹ học sinh vừa là chủ thể tiến hành giáo dục con em ở gia đình đồng thời cũng phải chịu một phần trách nhiệm về quá trình giáo dục ở nhà trường. Ông bà, cha mẹ phải mẫu mực, làm gương cho con cái noi theo. Phụ huynh phải luôn luôn quan tâm theo dõi thường xuyên con em mình, không nên phó mặc cho nhà trường. Cần phải phê phán quan niệm của một số ít phụ huynh khoán trắng việc giáo dục đạo đức học sinh cho nhà trường. Xã hội hoá công tác giáo dục không thể hiểu phiến diện ở mặt đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, tiền bạc mà phải thực sự tham gia vào quá trình giáo dục con em, nhất là đối tượng học sinh chậm tiến.
Chín là: Việc xử lý kỷ luật học sinh là việc bất đắc dĩ, trong chúng ta không ai muốn; nhưng vì kỷ cương nghiêm minh của nhà trường nên phải thi hành kỷ luật học sinh; việc thi hành kỷ luật cũng là cần thiết để vừa xử lý học sinh vi phạm, vừa răn đe nhắc nhở những em khác, vừa phòng ngừa các biểu hịên xấu có thể xảy ra. Bên cạnh đó cần có sự khen thưởng động viên những tập thể và các nhân tiêu tiểu về các mặt; đồng thời cũng biểu dương những học sinh vi phạm có tiến bộ và xét cho ra khỏi danh sách học sinh chậm tiến. Nếu tập thể lớp, chi đoàn, thầy cô giáo chủ nhiệm và phụ huynh biết động viên khích lệ thì nhiều em chậm tiến sẻ cố gắng vươn lên. Công tác này ở cấp độ lớp nên làm thường xuyên hàng tuần, hàng tháng.
2.2. Kiến nghị đối với giáo viên bộ môn Giáo dục công dân
Thứ nhất: Đối với giáo viên phải tự rèn luyện bản thân để có những phẩm chất và năng lực của người giáo viên, có trình độ chuyên môn và năng lực giảng dạy tốt.
Thứ hai: Tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh.
Thứ ba: Nghiên cứu nắm vững các văn bản quy định về chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân, chế độ cho điểm đánh giá chất lượng bộ môn như công văn số 141/BC-SGDĐT về việc tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông trong trường học; Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 về việc Ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT
Thứ tư: Trong điều kiện hiện nay nhà trường còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, giáo viên dạy môn giáo dục công dân cần tích cực sưu tầm, sáng tạo đồ dùng dạy học tự làm, cải tiến đồ dùng dạy học hiện có để gây hứng thú cho học sinh khi học trên lớp.
Thứ năm: Khi dạy trên lớp giáo viên dạy môn Giáo dục công dân cần thường xuyên quan sát hành động và thái độ học tập, hành vi đạo đức của học sinh để đưa ra những kết luận đúng đắn về tình hình lớp giúp ban giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm nắm để có biện pháp kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra.
Trên đây là đánh giá thực trạng và các giải pháp đề xuất giáo dục đạo đức học sinh để các đồng chí giáo viên, tổ chức và cá nhân có liên quan tham khảo nhằm làm tốt hơn nữa công tác giáo dục đạo đức học sinh, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Nếu mọi thành viên trong nhà trường và tất cả các bậc phụ huynh cũng như các cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể trong xã hội đều thấy rõ được tầm quan trọng và lợi ích của công tác giáo dục đạo đức học sinh trong sự nghiệp trồng người, biết đề cao trách nhiệm, biết đồng lòng đồng sức phối hợp hành động vì mục tiêu chung sẻ đem lại nhiều hiệu quả hơn nữa trong công tác gáo dục đạo đức học sinh, sẽ có nhiều con ngoan trò giỏi, xã hội cũng bớt đi những con người hư hỏng, cuộc sống sẽ tốt đẹp và lành mạnh.
Trên thực tế, việc nghiên cứu và ứng dụng sáng kiến này chỉ trong một phạm vi hẹp và thời gian không dài, vì thế chưa thể đánh giá được một cách toàn diện và chính xác nhất những ưu điểm cũng như hạn chế của đề tài. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự động viên, ủng hộ cùng những lời góp ý chân thành từ các thầy cô đồng nghiệp để sáng kiến của tôi ngày một hoàn thiện hơn.
Văn Chấn, ngày 03 tháng 01 năm 2013
NGƯỜI VIẾT
Nguyễn Đức Hiếu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo dục công dân lớp 10, Sách giáo viên 10, Nxb GD, năm 2006
2. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 THPT môn GDCD, Nxb Giáo dục, năm 2006.
3. Dạy và học môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông - Nhà xuất bản đại học sư phạm
4. Lý luận dạy học môn Giáo dục công dân ở trường phổ thông trung học – NXB Đại học quốc gia Hà Nội năm 1999.
Phụ lục
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
Trung học phổ thông Văn Chấn
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP SỞ
Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái
File đính kèm:
- SKKN GDCD HOT.doc