I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Học xong bài này, học sinh cần phải đạt được:
1. Về kiến thức:
- Nêu được thế nào là đạo đức
-Hiểu được tham nhũng là gì?
-Người có hành vi tham nhũng chà đạp lên lợi ích của Nhà nước và công dân,là người không có đạo đức.
- Phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán.
- Hiểu được vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội.
2. Về kĩ năng:
- Phân biệt được hành vi vi phạm đạo đức với hành vi vi phạm pháp luật và hành vi không phù hợp với phong tục, tập quán.
-Phân biệt được hành vi tham nhũng với hành vi không phải tham nhũng.
3. Về thái độ:
- Coi trọng vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội.
-Xa lánh hành vi tham nhũng
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
1. Kiến thức trọng tâm: Khái niệm đạo đức và vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội
2. Kiến thức khó: Phân biệt giữa đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. PPDH: Giảng giải, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, liên hệ động não.
2. HTTCDH: Làm việc cá nhân, nhóm nhỏ
IV. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Tham khảo SGV GDCD 10(Không phân ban), SGV Triết học10 (Ban khoa học xã hội), hướng dẫn học Triết học 12 (Ban khoa học xã hội).
- Một số tranh ảnh , sơ đồ có nội dung liên quan đến bài học
2. Học sinh: Nghiên cứu bài học.
32 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Chương trình học kì 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g dẫn học tập :
- Học sinh về nhà tiếp tục lập và thực hiện dự án
- GV phát cho mỗi học sinh 1 phiếu tự nhận xét về bản thân, yêu cầu học sinh về nhà tự nhận thức và điền các nội dung vào phiếu. Xem trước bài 16 Tự hoàn thiện bản thân.
Tuần thứ: 31
Tiết : 31
Ngày soạn: 15/01/2014
BÀI 16:
TỰ HOÀN THIỆN BẢN THÂN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Học xong bài này, học sinh cần phải đạt được:
1. Về kiến thức:
- Hiểu thế nào là tự hoàn thiện bản thân;
- Hiểu sự cần thiết phải tự hoàn thiện bản thân theo các giá trị đạo đức xã hội.
2. Về kĩ năng:
- Biết tự nhận thức bản thân trên cơ sở đối chiếu với các yêu cầu đạo đức xẫ hội;
- Biết đặt mục tiêu phấn đấu, rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân theo các giá trị đạo đức xã hội và có quyết tâm vượt khó khăn để thực hiện mục tiêu đã đề ra.
3. Về thái độ:
- Coi trọng việc tu dưỡng và tự hoàn thiện bản thân
- Tự trọng, tự tin vào khả năng phát triển của bản thân; đồng thời biết tôn trọng, thừa nhận và học hỏi những điểm tốt của người khác.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC:
- Đàm thoại, thảo luận nhóm, lớp, điều tra thực tiễn, tự liên hệ.
III. TÀI LIỆU – PHƯƠNG TIỆN:
SGK, SGV, tài liệu Câu hỏi và BT GDCD 10; phiếu học tập
V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. KTBC: - Các nhóm nộp báo cáo việc tổ chức, thực hiện và kết quả thực hiện các dự án về: Góp phần làm sạch đẹp quê hương;
- GV: Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm (5’)
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu về tự nhận thức về bản thân. (10’)
Phương pháp : thảo luận, liên hệ
- Cách tiến hành:
+ GV yêu cầu học sinh xem lại các phiếu tự nhận thức về bản thân mà các em đã điền ở nhà.
+ Cho học sinh chia sẻ kết quả tự nhận thức về mình với các bạn theo nhóm.
Câu hỏi:
1, Em thấy mình có những điểm nào giống, những điểm nào khác với các bạn trong nhóm ?
2, Những đặc điểm nào ở em là phù hợp hay không phù hợp với đạo đức xã hội ?
3, Để phát triển tốt hơn mỗi người cần phải làm gì ?
4, Thế nào là tự nhận thức về bản thân ? Tự nhận thức về bản thân có ý nghĩa gì ?
+ Học sinh trình bày quan điểm cá nhân.
+ Cả lớp trao đổi.
+ GV kết luận
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về tự hoàn thiện bản thân.(15’)
Phương pháp: đàm thoại, liên hệ
- Cách tiến hành:
+ GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, liên hệ thực tiễn, nêu câu hỏi đàm thoại.
1, Thế nào là tự hoàn thiện bản thân ? Cho ví dụ?
2, Vì sao phải tự hoàn thiện bản thân? Lấy ví dụ về người không tự hoàn thiện ?
+ HS phát biểu cá nhân
+ Cả lớp trao đổi.
+ GV nhận xét và kết luận
Hoạt động 3: Tìm hiểu về tự hoàn thiện bản thân như thế nào (10’)
Phương pháp: động não, liên hệ, vấn đáp
+ GV nêu câu hỏi động não: Theo em làm thế nào để tự hoàn thiện bản thân, học sinh phải làm gì để tự hoàn thiện bản thân ?
+ Mỗi HS phát biểu 1 ý kiến
+ GV ghi nhanh ra bảng phụ.
+ Cả lớp nhận xét
+ GV tóm tắt, kết luận
1- Thế nào là tự nhận thức về bản thân?
- Tự nhận thức về bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, hành vi, việc làm, những điểm mạnh, yếu của bản thân
- Tự nhận thức về bản thân giúp người ta hiểu đúng về mình, từ đó có các quyết định, hành động, cách xử sự phù hợp trong các mối quan hệ. đạt được mục đích trong cuộc sống.
2- Tự hoàn thiện bản thân
a) Thể nào là tự hoàn thiện bản thân.
- Là vượt lên mọi khó khăn, trở ngại, không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện.
- Khắc phục, sửa chữa những khuyết điểm, học hỏi những điểm hay, điểm tốt của người khác, phát huy ưu điểm của mình để ngày một tiến bộ.
b) Vì sao phải hoàn thiện bản thân.
- Xã hội ngày một phát triển, do vậy mỗi cá nhân phải tự hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu của xã hội.
- Tự hoàn thiện bản thân là một phẩm chất quan trọng của thanh thiếu niên, giúp cho cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội ngày càng tiến bộ hơn.
3- Tự hoàn thiện bản thân như thế nào ?
* Yêu cầu chung:
- Mỗi người đều có quyền phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện để tự hoàn thiện bản thân theo các yêu cầu đạo đức xã hội.
- Có quyền được nhận sự hỗ trợ, giúp đỡ của gia đình, bản bè, xã hộiđể thực hiện mục tiêu tự hoàn thiện bản thân.
* HS cần:
- Tự nhận thức đúng về bản thân những điểm tốt, điểm cưa tốt so với chuẩn mực đạo đức xã hội.
- Có kế hoạch phấn đấu và rèn luyện cụ thể theo từng mốc thời gian.
- Xác định rõ biện pháp cần thực hiện.
- Xác định rõ những điểm thuận lợi, những điểm khó khăn có thể xảy ra.
- Biết tìm sự giúp đỡ ở những người tin cậy.
4/ Tổng kết và hướng dẫn học tập (5’):
4.1. Tổng kết :
- GV hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức trọng tâm của cả bài.
- Học sinh làm bài tập số 3 – SGK trang 117
4.2. Hướng dẫn học tập :
- Học sinh về nhà học bài làm bài tập số 4, 5 – SGK trang 118. Về nhà học bài, chuẩn bị cho tiết ngoại khóa.
Tuần : 32
Tiết : 32
Ngày soạn : 02/02/2014
THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA
VẤN ĐỀ AN TOÀN GIAO THÔNG
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Giúp HS nắm vững khắc sâu kiến thức đã học.
- Thấy được mức độ gia tăng nhanh các phương tiện giao thông và mức độ báo động các vụ tai nạn giao thông đang xảy ra hàng ngày.
- Nắm được những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông.
2. Kĩ năng:
- Giúp các em nắm được 1 số biển báo hiệu an toàn giao thông quan trọng
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức các em đảm bảo an toàn giao thông khi đi đường
II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
KN phân tích so sánh, kĩ năng giải quyết vấn đề, KN trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng hợp tác
III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
Thảo luận nhóm, động não, xử lí tình huống, nghiên cứu trường hợp điển hình
IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án.
- Các bức tranh về tai nạn giao thông
- Một số biến báo hiệu giao thông
- Bảng phụ, phiếu học tập.
- Một số bài tập trắc nghiệm.
V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/Ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài cũ(5’):
3/Bài mới:
a)/Khám phá:
b)/Kết nối:
Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin của tình hình tai nạn giao thông hiện nay(10’)
Phương pháp : đàm thoại, diễn giảng
Hoạt động của thầy và trò
GV: Nêu sơ qua về tình hình tai nạn giao thông trên toàn quốc hện nay...
? Qua đó các em có nhận xét gì về tình hình tai nạn giao thông hiện nay?
? Em hãy liên hệ với thực tế ở địa phương mình xem hàng năm có bao nhiêu vụ tai nạn giao thông xảy ra?
? Vậy theo các em có những nguyên nhân nào dẫn đến các vụ tai nạn giao thông?
HS:.
Nội dung kiến thức
1. Tìm hiểu tình hình tai nạn giao thông hiện nay ở địa phương.
- Tình hình tai nạn giao thông ngày càng gia tăng, đã đến mức độ báo động.
- Xe máy đi lạng lách đánh võng đâm vào ô tô, người lái xe chết tại chỗ.
- Do phơi nông sản, rơm rạ phơi trên đường
- Xe đạp khi sang đường không để ý xin đường nên đã bị xe máy phóng nhanh đi sau đâm vào.
Hoạt động 2: Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông (9’)
Phương pháp : thuyết trình, gợi mở, liên hệ
Hoạt động của thầy và trò
? Trong những nguyên nhân trên thì đâu là hững nguyên nhân chính dẫ đến các vụ tai nạn giao thông?
HS:. – Do sự thiếu hiểu biết ý thức kém của người tham gia giao thông như:đua xe trái phép, phóng nhanh vượt ẩu, đi hàng ba, hàng tư, đi không đúng làn đường
Nội dung kiến thức
2. Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.
- Do dân cư tăng nhanh.
- Do các phương tiện giao thông ngày càng phát triển.
- Do ý thức của người tam gia giao thông còn kém.
- Do đường hẹp xấu.
- Do quản lí của nhà nước về giao thông còn nhiều hạn chế.
Hoạt động 3: Một số biển báo hiệu giao thông đường bộ(8’)
Phương pháp: thảo luận, gợi ý
Hoạt động của thầy và trò
GV: Chia lớp thành các nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 bộ biển báo bao gồm 5 loại biển lẫn lộn.
Yêu cầu: - Dựa vào màu sắc, hình khối em hãy phân biệt các loại biển báo.
- Sau 3 phút cho HS lên dán trên tường theo đúng biển báo hiệu và nhóm của mình.
GV: giới thiệu khái quát ý nghĩa?
Nội dung kiến thức
4. Một số biển báo hiệu giao thông đường bộ.
- Biển báo cấm.
- Biển báo nguy hiểm.
- Biển chỉ dẫn
- Biển hiệu lạnh
- Biển báo tạm thời
Hoạt động 4: Thực hành, luyện tập (8’)
Phương pháp : liên hệ, phân tích
Hoạt động của thầy và trò
? Làm thế nào để tránh được tai nạn giao thông, đảm bảo an toàn giao thông khi đi đường?
HS:
Nội dung kiến thức cơ bản
3. Những biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông.
- Phải tìm hiểu nắm vững, tuân thủ theo đúng những quy định của luật giao thông.
- Tuyên truyền luật giao thông cho mọi người nhất là các em nhỏ.
- Khắc phục tình trạng coi thường hoặc cố tình vi phạm luật giao thông.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập (5’).
4.1. Tổng kết :
GV: đưa ra tình huống::
Phạm văn T 18 tuổi cùng bạn bè rủ nhau đi chơi. Do bạn bè rủ rê lôi kéo nên đã tham gia đua xe trên đường phố và bị cảnh sát giao thông bắt giữ.
Việc T tham gia đua xe có vi phạm luật giao thông hay không? xe có bị thu giữ hay không ?
HS: Suy nghĩ trả lời. GV: Nhận xét cho điểm
4.2. Hướng dẫn học tập :
Về nhà học bài cũ, làm bài tập bài học và chuẩn bị bài mới
-Làm bài tập.
-Về nhà học bài , làm bài tập.
- Chuẩn bị ôn tập HKII
Tuần : 33
Tiết : 33
Ngày soạn : 10/02/2014
ÔN TẬP HỌC KÌ II
I. Mục tiêu bài học.
- Củng cố lại kiến thức cho học sinh từ đó giúp học sinh hệ thống lại những kiến thức đã học.
- Hướng dẫn học sinh ôn tập, học bài và vận dụng kiến thức một cách có hệ thống và có hiệu quả.
- Học sinh định hướng được việc ôn tập cũng như cách làm bài của học sinh
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- SGK, SGV, TLHDGD GDCD 10
- Bài tập tình huống, tài liệu về quốc phòng an ninh.
- Những tình huống học sinh có thể hỏi.
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Nội dung ôn tập(40’)
- Hệ thống hoá kiến thức trọng tâm, cơ bản của học kì II
- Cho học sinh trao đổi những nội dung, những vấn đề đã học
- Giáo viên trả lời những câu hỏi thắc mắc của học sinh
- Đặt ra một số câu hỏi ở dạng kiểm tra
- Định hướng cách làm bài kiểm tra cho học sinh
3. Tổng kết và hướng dẫn học tập (5’).
Về nhà ôn tập và tiết sau kiểm tra học kì II
File đính kèm:
- GIAO AN GDCD 10 TT.doc