Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Cấu trúc chương trình Học kì I - Dương Quốc Huy

- Nhận biết được nội dung cơ bản của thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.

- Hiểu được bản chất của thế giới là vật chất, vận động và phát triển theo những quy luật khách quan là thuộc tính vốn có của thế giới vật chất từ đó con người có thể nhận thức và vận dụng được những quy luật ấy.

 Thấy được mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động của chủ thể với khách thể qua các mối quan hệ.

 

doc40 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Cấu trúc chương trình Học kì I - Dương Quốc Huy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xã hội. - Có quan điểm phát triển, ủng hộ và làm theo cái mới, tiến bộ, tham gia tích cực và có trách nhiệm đối với các hoạt động cộng đồng. II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK, SGV GDCD 10 -SGK tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD - Các SGK và kiến thức có liên quan đến chưng trình lớp 10 III. Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Nội dung thực hành - Nhắc lại một cách khái quát nội dung chương trình học kì I và nêu cách vận dụng vào thực tế. - Định hướng cho học sinh nêu ra những câu hỏi thắc mắc có liên quan đến nội dung bài học . 3 Củng cố. Giáo viên nhắc những kiến thức trọng tâm của chương trình và cách vận dụng vào thực tế 4 Dặn dò nhắc nhở. Về nhà học bài cũ , tiết sau ôn tập học kì I Giáo án số: 17 Tuần thứ: 17 Lớp Ngày dạy Sĩ số ÔN TẬP HỌC KÌ I I. Mục tiêu bài học. - Củng cố lại kiến thức cho HS từ đó giúp học sinh hệ thống lại những kiến thức đã học. - Hướng dẫn HS ôn tập, học bài và vận dụng k.thức một cách có hệ thống và có hiệu quả. - Học sinh định hướng được việc ôn tập cũng như cách làm bài của học sinh II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK, SGV, TLHDGD GDCD 10 - Bài tập tình huống - Những tình huống học sinh có thể hỏi. III. Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Nội dung ôn tập - Hệ thống hoá kiến thức trọng tâm, cơ bản của học kì I - Cho học sinh trao đổi những nội dung, những vấn đề đã học - Giáo viên trả lời những câu hỏi thắc mắc của học sinh - Đặt ra một số câu hỏi ở dạng kiểm tra - Định hướng cách làm bài kiểm tra cho học sinh Sơ đồ 1: Triết học Triết học Duy vật Duy tâm Biện chứng Siêu hình Sơ đồ 2 : Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất Xã hội Sinh học Hoá học Vật lí Cơ học học TG vật chất Sơ đồ 3 : Cách thức Khuynh hướng Nguồn gốc Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. Lượng đổi Chất đổi Phủ định của phủ định Sơ đồ 4 : Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức Vai trò của thực tiễn Là tiêu chuẩn của chân lý Là mục đích của nhận thức Là động lực của nhận thức Là cơ sở của nhận thức Sơ đồ 5 : Các đặc trưng của các chế độ xã hội Chế độ xã hội Đặc trưng cơ bản Công xã nguyên thủy Mức sống rất thấp kém. Dựa trên nền kinh tế hái lượm, săn bắt, con người phụ thuộc vào tự nhiên Chiếm hữu nô lệ Trồng trọt, chăn nuôi bắt đầu xuất hiện. Cuộc sống nghèo nàn lạc hậu sản xuất chủ yếu dựa vào đồ đồng, đá. Con người bị áp bức bóc lột. Phong kiến Nhịp điệu biến đổi đã có những chậm chạp, nghèo khổ. ý thức tôn giáo chi phối đời sống tinh thần. Con người bị áp bức bóc lột. Tư bản chủ nghĩa Cơ khí hóa - điện khí hóa phát triển và đến ngày nay phát triển của cách mạng khoa học, công nghệ - năng xuất lao động của cải vật chất nhiều nhưng còn chưa khắc phục được quan hệ giữa con người. Những mâu thuẫn vốn có trong lòng xã hội tư bản. Chủ nghĩa xã hội Không có áp bức bóc lột, có sự thống nhất giữa văn minh và nhân đạo. Con người tự do, hạnh phúc, được phát huy quyền làm chủ. 4. Củng cố. Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời một số câu hỏi lý thuyết và bài tập trong sách giáo khoa 5. Dặn dò nhắc nhở. Về nhà các em ôn tập, giờ sau kiểm tra học kì Giáo án số: 18 Tuần thứ: 18 Lớp Ngày dạy Sĩ số KIỂM TRA HỌC KÌ I I. Mục tiêu kiểm tra. - Đánh giá được chất lượng học tập bộ môn của học sinh và thái độ của học sinh đối với bộ môn. - Đánh giá được kĩ năng, kĩ sảo làm bài của học sinh và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế địa phương. - Từ đó giáo viên có cái nhìn tổng quát và điều chỉnh (nếu có) phương pháp và kĩ năng truyền thụ kiến thức cho học sinh. II. Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Nội dung đề kiểm tra kiểm tra. ĐỀ THI SỐ 1 Câu hỏi/Mức độ nhận biết Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Câu 1: Tại sao nói vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất? lấy ví dụ minh hoạ? Trình bày các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất? lấy ví dụ minh hoạ Trình bày được các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất Chứng minh được tại sao vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất Lấy được ví dụ minh họa 50% tổng số điểm = 5,0 điểm = 3 điểm = 1 điểm = 1 điểm Câu 2: Vì sao nói con người là mục tiêu phát triển xã hội Dựa vào nội dung đã học để giải thiachs được nội dung câu hỏi 30% tổng số điểm = 3,0 điểm = 2 điểm Câu 3: Theo em chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt hơn so với chế độ phong kiến ở nước ta ở điểm nào Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết câu hỏi 20% tổng số điểm = 2,0 điểm = 2 điểm Câu 1: Tại sao nói vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất? lấy ví dụ minh hoạ? Trình bày các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất? lấy ví dụ minh hoạ? (5 điểm) a. Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất (2 diểm) - Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của các SVHT Ví dụ: Sự sống chỉ tồn tại khi có trao đổi chất với môi trường hay trái đất chỉ tồn tại khi tự nó quay quanh trục của nó và xung quanh mặt trời. - Vận động là tuyệt đối còn đứng im là tương đối tạm thời. b. Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất. (3 điểm) - Vận động cơ học: là sự di chuyển vị trí của các vật trong không gian Cho ví dụ: - Vận động vật lý: sự vận động của các phân tử, hạt cơ bản. Cho ví dụ: - Vận động hóa học: quá trình hóa hợp và phân giải các chất Cho ví dụ: - Vận động sinh học: sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường Cho ví dụ: - Vận động xã hội: sự biến đổi thay thế các xã hội trong lịch sử Cho ví dụ: * Mối quan hệ giữa các hình thức vận động - Có mối quan hệ chặt chẽ - Dạng vận động sau bao giờ cũng cao hơn và bao hàm vận động trước. Câu 2: Vì sao nói con người là mục tiêu phát triển xã hội? (3 điểm) - Từ khi xuất hiện đến nay con người luôn khao khát được sống tự do hạnh phúc. Song vẫn tồn tại bất công, bóc lột và có nhiều yếu tố đe doạ tự do hạnh phúc và tính mạng con người. => Vì vậy con người không ngừng đấu tranh vì tự do hạnh phúc của chính mình. - Mọi chính sách và hành động của các quốc gia và cộng đồng quốc tế phải nhằm mục tiêu phát triển con người. => Như vậy : Con người là chủ thể của lịch sử nên con người cần phải được tôn trọng, cần phải được đảm bảo quyền chính đáng của mình, phải là mục tiêu phát triển của mọi tiến bộ xã hội. Câu 3: Theo em chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt hơn so với chế độ phong kiến ở nước ta ở điểm nào? (2 điểm) + Không còn áp bức bóc lột + Có cuộc sống tự do, hạnh phúc có điều kiện phát triển toàn diện + Nhân dân được làm chủ đất nước + Nền kinh tế đất nước phát triển nhanh.... ĐỀ THI SỐ 2 Câu hỏi/Mức độ nhận biết Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Câu 1: Em hãy trình bày hai giai đoạn của quá trình nhận thức và mối quan hệ giữa hai giai đoạn của quá trình nhận thức? Lấy ví dụ minh hoạ Trình bày được hai giai đoạn của quá trình nhận thức và mối quan hệ giữa hai giai đoạn của quá trình nhận thức Lấy được ví dụ minh họa 50% tổng số điểm = 5,0 điểm = 4 điểm = 1 điểm Câu 2: Tai sao nói con người là chủ thể sáng tạo ra giá trị vật chất và giá trị tinh thần Giải thích được tai sao nói con người là chủ thể sáng tạo ra giá trị vật chất và giá trị tinh thần Lấy được ví dụ minh họa 30% tổng số điểm = 3,0 điểm = 2 điểm = 1 điểm Câu 3: Theo em chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt hơn so với chế độ phong kiến ở nước ta ở điểm nào Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết câu hỏi 20% tổng số điểm = 2,0 điểm = 2 điểm Câu 1: Em hãy trình bày hai giai đoạn của quá trình nhận thức và mối quan hệ giữa hai giai đoạn của quá trình nhận thức? Lấy ví dụ minh hoạ? (5 điểm) - Nhận thức cảm tính (TQSĐ): (2 điểm) Là con đường tiếp xúc trực tiếp SVHT bằng các giác quan để đem lại hiểu biết bên ngoài SVHT. + Ba hình thức nhận cảm tính: ☺Cảm giác: Là sự phản ánh từng mặt, từng thuộc tính bên ngoài của SVHT khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan. ☺ Tri giác: Là sự tổng hợp nhiều giác quan đem lại hiểu biết hoàn chỉnh về SVHT. ☺Biểu tượng: Là hình ảnh của sự vật được giữ lại và tái hiện lại trong trí nhớ. + Ưu điểm và nhược điểm. ☺ Ưu điểm: Quan sát trực tiếp SVHT ☺ Nhược điểm: Mới hiểu bên ngoài SVHT. - Nhận thức lý tính (TDTT): (2điểm) Là giai đoạn tiếp theo nhưng đi sâu vào bản chất sự vật nhờ các thao tác tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp... để tìm ra bản chất của SVHT. ☺ Khái niệm: chỉ tên một sự vật, chứa đựng những thuộc tính cơ bản của SV và nó được biểu thị bằng một từ hoặc một cụm từ. ☺ Phán đoán: Là sự khẳng định hoặc phủ đinh một thuộc tính nào đó của SVHT và phán đoán phải căm cứ vào tiền đề cho trước. ☺ Suy luận: Từ hai phán đoán làm tiền đề rút ra kết luận hay phán đoán mới. Suy luận là hình thức tư duy trừu tượng nó căn cứ vào các phán đoán rồi rút ra kết luận. - Mối quan giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. (1 điểm) + NTCT là cơ sở để NTLT + NTCT càng phong phú thì NTLT càng sâu sắc. + NTLT giúp con người hiểu và nắm vững cái tất yếu và vận dụng vào mục đích của mình Câu 2: Tai sao nói con người là chủ thể sáng tạo ra giá trị vật chất và giá trị tinh thần. (3 điểm) * Con người là chủ thể sáng tạo ra giá trị vật chất - Để tồn tại và phát triển con người phải lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất để nuôi sống mình và xã hội. - Sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng riêng có ở con người. - Là kết quả lao động có mục đích và sáng tạo của con người. Ví dụ: + Con người sản xuất ra cái ăn, mặc, ở... + Con người sản xuất ra phương tiện sinh hoạt, tư liệu sản xuất. * Con người là chủ thể sáng tạo ra giá trị vật chất và giá trị tinh thần. - Đời sống sinh hoạt hàng ngày, kinh nghiệm trong lao động, đấu tranh, của con người là đề tài vô tận cho các phát minh khoa học và sáng tác nghệ thuật. - Con người là tác giả của các công trình khoa học, tác phẩm văn học, nghệ thuật. Câu 3: Theo em chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt hơn so với chế độ phong kiến ở nước ta ở điểm nào? (2 điểm) + Không còn áp bức bóc lột + Có cuộc sống tự do, hạnh phúc có điều kiện phát triển toàn diện + Nhân dân được làm chủ đất nước + Nền kinh tế đất nước phát triển nhanh....

File đính kèm:

  • docLOP10-KYI.doc