2. Giới thiệu bài (2’): Ở bài đầu tiên trong chương trình GDCD chúng ta đã đã biết vấn đề cơ bản của triết học bao gồm hai mặt. Em nào có thể nhắc lại hai mặt đó là gì?
- Sau khi học sinh nhắc lại giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi: Vậy theo triết học Mác - Lênin con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
- GV yêu câu HS trả lời và kết luận: Ở bài 2- Thế giới vật chất tồn tại khách quan, ở bài này chúng ta đã tiếp nhận quan niệm của Mác- Lênin: Con người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan. Vậy qúa trình nhận thức gồm những giai đoạn nào? Nhận thức bắt nguồn từ đâu và con người nhận thức thế giới để làm gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
40 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Bản đẹp 3 cột - Năm học 2006-2007 - Nguyễn Thị Hoa Phượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông...
Hỏi: Theo em, sự phát triển của CNTB là vì ai? Vì thiểu số những người có quyền lực hay vì nhân dân lao động?
- GVKL: Sự phát triển của CNTB là vì lợi ích của số ít những người có quyền lực và nhiều tiền, thuộc giai cấp Tư sản.
Hỏi: Sự phát triển của CNTB đã vì con người hay chưa?
- GVKL: Sự phát triển của CNTB chưa vì con người.
Hỏi: Vậy theo em sự phát triển của xã hội nào là vì con người?
- GVKL: Xã hội XHCN
Hỏi: Vì sao em khẳng định sự phát triển của xã hội XHCN là vì con người?
- GV bổ sung và kết luận: Vì mục tiêu xây dựng CNXH là xây dựng một xã hội của dân, do dân và vì dân với mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Hỏi: Em hãy kể tên những chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta vì con người, vì sự phát triển toàn diên của con người?
- GVKL:
+ Chính sách xóa đói giảm nghèo
+ Chính sách dân số và môi trường
+ Chính sách bảo vệ tài nguyên, môi trường
+ Chính sách thu nhập và bảo đảm xã hội...
- HS thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến
- Các nhóm khác bổ sung
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS nêu những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta là vì con người
- Xây dựng CNXH là xây dựng một xã hội vì con người
- Xây dựng một xã hội công bằg, dân chủ, văn minh, mọi người có điều kiện phát triển toàn diện.
- Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đều vì sự phát triển toàn diện của con người, nhằm xây dựng đất nước theo mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
4. Củng cố, luyện tập (3’)
- GV yêu cầu HS đọc phần 3. Truyện đọc - TƯ LIỆU THAM KHẢO,SGK trang 58
5. Hoạt động nối tiếp (2’)
- GV yêu cầu HS về nhà học bài
- Trả lời câu hỏi 1 SGK, trang 59 , thực hiện bài tập 2,3,4 SGK trang 59, 60
6. Nhận xét, đánh giá tiết học (1’).
PHẦN THỨ HAI
CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC
Năm học: 2006 - 2007
Học kỳ: I
Tuần thứ: 21
BÀI 10
QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC (1tiết )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này, học sinh cần phải đạt được:
Về kiến thức
Nêu được thế nào là đạo đức
Phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức với pháp luật và phong tuch tập quán
Hiểu được vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội.
Về kĩ năng:
- Phân biệt được hành vi vi phạm đạo đức với hành vi vi phạm pháp luật và hành vi không phù hợp với phong tục, tập quán.
3. Về thái độ
- Coi trọng vai trrò của đạo đức trong đời sống xã hội.
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Kiến thức trọng tâm: Khái niệm đạo đức và vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội
Kiến thức khó: Phân biệt giữa đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
PPDH: Giảng giải, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, liên hệ động não..
HTTCDH: Làm việc cá nhân, nhóm nhỏ
IV. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Tham khảo SGV GDCD 10(Không phân ban), SGV Triết học10 (Ban khoa học xã hội), hướng dẫn học Triết học 12 (Ban khoa học xã hội).
- Một số tranh ảnh , sơ đồ có nội dung liên quan đến bài học
2. Học sinh: Nghiên cứu bài học.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức và kiểm tra bài cũ (6’)
- GV có thể dùng câu hỏi 4 SGK trang 60 làm câu hỏi kiểm tra
2. Giới thiệu bài (2’)
- GV nhắc lại câu nói của Hồ Chủ Tịch: «Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức cũng trở thành vô dụng ». Hoặc « Tiên học lễ hậu học văn » Như vậy ông cha ta từ ngàn xuă đã coi trọng đạo đức và giáo dục đạo đức con người. Phần hai của chương trình GDCD lớp 10 chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề này và bài đầu tiên của phần này là bài 10 - Quan niệm về đạo đức.
3. Tiến trình tổ chức tiết học :
Hoạt động của Thầy và Trò
Kiến thức cơ bản
HOẠT ĐỘNG 1 (7’)
Bằng phương háp nêu và giải quyết vấn đề GV dẫn dắt cho HS tìm hiểu khái niệm đạo đức
1. Quan niệm về đạo đức
* GV nêu vấn đề: Em sẽ làm gì trong các trường hợp sau:
1. Trên đường đi học về em gặp một người đang bị tai nạn cần được giúp đỡ.
2. Tình cờ em đang đi cùng chiều với một phụ đang vừa bế con vừa xách một túi nặng .
- GV nhận xét và kết luận: Trong cuộc sống, để điều chỉnh hành vi giữa người người trong xã hội đã hình thành nên những quy tắc xử sự, những chuẩn mực đạo đức. Để các cá nhân trong xã hội tự giác điều chính hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của xã hội và lợi ích của người khác. Một người biết tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích chung của xã hội, của người khác được coi là người có đạo đức. Ngược lại, một người chỉ biết đến lợi ích của mình, bất chấp lợi ích của người khác sẽ bị côi là người thiếu đạo đức.
Hỏi : vậy theo em đạo đức là gì ?
- GV nhận xét, củng cố và ghi khái niệm
* GV cần giải thích :
+ Những quy tắc này do XH đặt ra
+ Tính tự giác thực hiện : nếu không tự giác hành vi mất đi tính đạo đức
+ Hành vi phải phù hợp với lợi ích chân chính của con người và yêu cầu của XH.
- HS nêu ý kiến
- HS trả lời
a. Đạo đức là gì ?
- Là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội
HOẠT ĐỘNG 2 (12’)
Thảo luận nhóm để phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán
b. Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người
* GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm : Chia lớp thành 4 nhóm
+ Nhóm 1,2 thảo luận về sự khác nhau giuũa đạo đức và pháp luật trong sự điều chỉnh hành vi của con người.
+ Nhóm 3,4 thảo luận về sự khác nhau về đạo đức và phong tục tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người.
- GV nhận xét và kết luận :
+Sự điều chỉnh hành vi của pháp luật mang tính bắt buộc, tính cưỡng chế thông qua các quy định của Nhà nước, buộc các cá nhận và tổ chức phải thực hiện để đảm bảo lợi ích của cá nhân và xã hội
+ Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính tự nguyện và là những yêu cầu cao của xã hội đối với con người. Vì vậy trong cuộc sống có những hành vi không vi phạm pháp luật nhưng có thể vẫn bị xã hội phê phán.
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ để giải quyết vấn đề : "Trong cuộc sống có những hành vi không vi phạm pháp luật nhưng có thể vẫn bị xã hội phê phán ».
- GV nhận xét và kết luận (GV có thể lấy ví dụ từ SGK trang 64 hoặc liên hệ thực tế để làm rõ vấn đề).
+ Sự điều chỉnh hành vi của phong tục tập quán thông qua việc tuân theo những thói quen, trật tự nề nếp đã ổn định từ lâu đời trong cuộc sống. Tuy nhiên, tai một thời điểm nhất định có những phong tục, tập quán không còn phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội và trở thành hủ tục, lại có những phong tục tập quán lâu đời nhưng vẫn còn phù hợp với xã hội hiện nay: Ví dụ: «Tam tòng, tứ đức » trong xã hội phong kiến, « tam tòng » không còn phù hợp thậm chí là cổ hủ, nhưng « tứ đức » vẫn còn giá trị
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Các nhóm khác trao đổi, góp ý
- Cả lớp bổ sung
- HS lấy ví dụ để làm rõ vấn đề
- Sự điều chỉnh hành vi của pháp luật mang tính bắt buộc, tính cưỡng chế.
- Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính tự nguyện
- Sự điều chỉnh hành vi của phong tục tập quán thông qua những thói quen, trật tự nề nếp đã ổn định từ lâu đời.
HOẠT ĐỘNG 3 (13’)
TÂHỎ LUẬN NHÓM TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂNCỦA CÁ NHÂN, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI
2.Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội
* GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm :
- Phân lớp thành 3 nhóm
- GV phân công việc và định thời gian thảo luận
+ Nhóm 1 : Tìm hiểu vai trò của đạo đức đối với cá nhân
+ Nhóm 2 : Tìm hiểu vai trò của đạo đức đối gia đình
+ Nhóm 3 : Tìm hiểu vai trò của đạo đức đối với xã hội
- Hết thời gian GV yêu cầu đại diện nhóm 1 trình bày kết quả thảo luận về « Vai trò của đạo đức đối với cá nhân »
- GV nhận xét và kết luận : Đối với cá nhân đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách con người, giúp cá nhân có ý thức và năng lực sống hoàn thiện, sống đẹp, sống có ích .
* GV tiếp tục mời nhóm 2 trình bày kết quả thảo luận về « Vai trò của đạo đức đối với gia đình ».
- GV nhận xét và kết luận : Đạo đức là nền tảng của hạnh phúc gia đình, đạo đức là nhân tố không thể thiếu của một gia đình hạnh phúc, tạo ra sự ổn định và phát triển vững chắc của gia đình. Mọi thành viên trong gia đình đều tôn trong những giá trị đạo đức : Trên thuận dưới hòa, tôn trọng, chung thủy, thương yêu nhau Đó chính là nền tảng của hạnh phúc gia đình.
* GV tiếp tục yêu cầu nhóm 3 trình bày kết quả thảo luận về « Vai trò của đạo đức đối với xã hội »
- GV nhận xét và nêu vấn đề :
+ Nếu trong xã hội mà các chuẩn mực đạo đức bị xem nhẹ, không được tôn trọng thì xã hội sẽ như thế nào ?
- GV nhận xét và kết luận :
+ Nếu trong xã hội mà các chuẩn mực đạo đức bị xem nhẹ, không được tôn trọng thì xã hội thì xã hội sẽ mất ổn định, văn hóa, lối sống bị vi phạm
+ Ngược lại, trong môi trường xã hội mà các chuẩn mực đạo đức được coi trọng, xã hội sẽ được củng cố và phát triển bền vững, văn hóa, lối sống lành mạnh, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
- Các nhóm trao đổi, thảo luận
- Đại diện nhóm 1 trình bày kết quả thảo luận
- Các nhóm khác bổ sung
- Đại diện nhóm 2 trình bày kết quả thảo luận
- Các nhóm khác bổ sung
- Đại diện nhóm 3 trình bày kết quả thảo luận
- Các nhóm khác bổ sung
- HS giải quyết vấn đề
a. Đối với cá nhân :
- Góp phần hoàn thiện nhân cách con người
- Giúp cá nhân có ý thức và năng lực sống hoàn thiện
b. Đối với gia đình :
- Đạo đức là nền tảng của hạnh phúc gia đình
- Tạo ra sự ổn định và phát triển vững chắc của gia đình.
c. Đối với xã hội :
- Góp phần xây dựng xã hôi phát triển bền vững
- Giúp xây dựng và phát triển con người Việt Nam hiện đại
- Góp phần phần xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
4. Củng cố, luyện tập (3’):
- GV yêu cầu HS đọc phần TƯ LIỆU THAM KHẢO, sgk trang 66.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập số 5, sgk trang 67
5. Hoạt động nối tiếp (1’):
- GV yêu cầu HS về nhà trả lời câu hỏi 1,2,3,4 sgk, trang 66 và tìm hiểu phần 1, phần 2 bài 11.
6. Nhận xét đánh giá tiết học (1’)
File đính kèm:
- giao an 10 - phan 2.doc