1. Về kiến thức:
Hiểu được thế nào là tự nhận thức, tự hoàn thiện bản thân. Lấy được ví dụ cụ thể.
Hiểu sự cần thiết phải tự hoàn thiện bản thân theo các giá trị đạo đức xã hội.
2. Về kỹ năng:
Biết được thế nào là tự hoàn thiện bản thân, sự cần thiết hoàn thiện bản thân theo các giá trị đạo đức xã hội.
Biết tự nhận thức bản thân đối chiếu với các yêu cầu đạo đức xã hội.
6 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân - Lê Thanh Hà - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN GDCD LỚP 10
Sinh viên soạn bài: Đinh Ngọc Loan Thanh
Lớp: GDCT 4B
Năm học: 2010 – 2011
BÀI 16: TỰ HOÀN THIỆN BẢN THÂN
Mục tiêu : Học xong bài này, học sinh cần đạt được các yêu cầu sau:
Về kiến thức:
Hiểu được thế nào là tự nhận thức, tự hoàn thiện bản thân. Lấy được ví dụ cụ thể.
Hiểu sự cần thiết phải tự hoàn thiện bản thân theo các giá trị đạo đức xã hội.
Về kỹ năng:
Biết được thế nào là tự hoàn thiện bản thân, sự cần thiết hoàn thiện bản thân theo các giá trị đạo đức xã hội.
Biết tự nhận thức bản thân đối chiếu với các yêu cầu đạo đức xã hội.
Về thái độ:
Coi trọng việc tu dưỡng rèn luyện bản thân.
Tự tin vào khả năng và quyết tâm của mình.
Biết tôn trọng, thừa nhận và học hỏi những điểm tốt cuả người khác
Nội dung của bài
1. Nội dung cơ bản của bài: Bài gồm có ba đơn vị kiến thức:
- Thế nào là tự nhận thức về bản thân?
- Thế nào là tự hoàn thiện bản thân? Vì sao phải tự hoàn thiện bản thân?
- Tự hòan thiện bản thân như thế nào?
2. Trọng tâm của bài học:
- Làm cho học sinh hiểu được thế nào là tự nhận thức, tự hoàn thiện bản thân.
- Sự cần thiết phải tự hoàn thiện bản thân theo các giá trị đạo đức của xã hội
- Kỷ năng đặt mục tiêu phấn đấu tự hoàn thiện bản thân
Phương pháp: Thảo luận, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề.
Tài liệu và Phương tiện
- SGK & SGV.
- Sưu tập các câu chuyện vế tấm gương tự hoàn thiện bản thân.
- Máy chiếu, đồ dùng trực quan.
- Bút, giấy A4.
Tiến trình dạy học :
1. Điểm danh : SS.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu a. Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường ntn ?
Câu b. Sự bùng nổ dân số và trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ dân số ntn ?
3.Giới thiệu bài mới:
Tự nhận thức là một kĩ năng sống cơ bản, giúp cho con người biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình (tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu).
Mỗi người đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng là con người thì không ai là hoàn thiện hoàn mĩ, không ai xấu hoàn toàn. Các em ngồi đây đang là lứa tuổi thanh thiếu niên. Các em có những điểm đáng tự hào, hài lòng về mình và cần phải cố gắng để tự hoàn thiện
Chúng ta cần phải tự tin vào bản thân mình, quý trọng bản thân, đừng mặc cảm, tự ti. Điều quan trọng là các em cần phát huy điểm mạnh. Khắc phục những hạn chế và những điểm yếu để ngày càng hoàn thiện hơn.
Nếu là con người thì không ai có thể hoàn thiện cố nhân đã nói : “Nhân Vô Thập Toàn!”. Vì vậy chúng ta cũng nên tôn trọng, thừa nhận và học hỏi những điểm tốt của người khác để chóng tiến bộ. Để hiểu rõ được những điều này chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu bài học hôm nay:
4. Dạy bài mới:
BÀI 16: TỰ HOÀN THIỆN BẢN THÂN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
*Phương pháp :Thảo luận nhóm
Hoạt Động I: Đọc câu hỏi cho 4 tổ cho HS làm 15 ph
Tổ I Thế nào là tự nhận thức bản thân? VD?
Tổ II : Thế nào là tự hoàn thiện bản thân ?
Tổ III : Vì sao phải tự hoàn thiện bản thân ?
Tổ IV: Tự hoàn thiện bản thân như thế nào ?
(Yêu cầu chung; HS chúng ta cần làm gì ? )
Hoạt Động II: Gọi HS lên trả lời. GV củng cố
Tổ I :( Tự nhận thức bản thân là biết nhìn nhận đánh giá về khả năng, hành vi, việc làm, điểm mạnh, yếu của mình.)
TổII :(Là vượt lên mọi khó khăn trở ngại, không ngừng lao động, học tâp, tu dưỡng .
Phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, học hỏi những điểm tốt từ người khác.)
Tổ III: (Xã hội ngày càng phát triển, do đó việc hoàn thiện bản thân mình là tất yếu để đáp ứng đòi hỏi xã hội.
Tự hoàn thiện bản thân là phẩm chất quan trọng của thanh thiếu niên, giúp cho cá nhân, gia đình và cộng đồng ngày càng tiến bộ hơn.
Tổ IV :( a. Yêu cầu chung
- Mỗi người đều có quyền phấn đấu tu dưỡng đạo đức để tự hoàn thiện bản thân mình .
- Có quyền nhận hỗ trợ, giúp đỡ bạn bè, gia đình, xã hội để hoàn thiện bản thân.
b. HS chúng ta cần :
Tự nhận thức đúng về điểm mạnh - yếu, biết lập ra kế hoạch phấn đấu, rèn luyện và có niềm tin quyết tâm. Biết tìm sự giúp đỡ của những người tin cậy.)
1. Thế nào là tự nhận thức bản thân: - Tự nhận thức bản thân là biết nhìn nhận đánh giá về khả năng, hành vi, việc làm, điểm mạnh, yếu của mình .
2. Tự hoàn thiện bản thân :
a. Thế nào là tự hoàn thiện bản thân:
- Là vượt lên mọi khó khăn trở ngại, không ngừng lao động, học tâp, tu dưỡng, rèn luyện.
- Phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, học hỏi những điều hay, điều tốt của người khác để bản than ngày càng tiến bộ.
b. Vì sao phải tự hoàn thiện bản thân ?
- Xã hội ngày càng phát triển, do đó việc hoàn thiện bản thân mình là tất yếu để đáp ứng đòi hỏi xã hội.
- Tự hoàn thiện bản thân là phẩm chất quan trọng của thanh thiếu niên, giúp cho cá nhân, gia đình và cộng đồng ngày càng tiến bộ hơn.
3. Tự hoàn thiện bản thân như thế nào ?
a. Yêu cầu chung
- Mỗi người đều co quy ền phấn đấu tu dưỡng đạo đức để tự hoàn thiện bản thân mình .
- Có quyền nhận hỗ trợ, giúp đỡ bạn bè, gia đình, xã hội để hoàn thiện bản thân.
b. HS chúng ta cần :
Tự nhận thức đúng về điểm mạnh - yếu, biết lập ra kế hoạch phấn đấu, rèn luyện và có niềm tin quyết tâm. Biết tìm sự giúp đỡ của những người tin cậy .
4. Củng cố : Thế nào là tự nhận thức bản thân ?
Thế nào là tự hoàn thiện bản thân ?
Vì sao phải tự hoàn thiện bản thân ?
Tự hoàn thiện bản thân như thế nào ?
* Học sinh làm bài tập số 3 – SGK trang 117.
Bài tập củng cố:
Câu 1: Theo em ý kiến nào sau đây là đúng
Tự hoàn thiện bản thân là việc làm của cá nhân cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
Tự hoàn thiện bản thân là công việc riêng của cá nhân.
Tự hoàn thiện bản thân cần có sự giúp đỡ của gia đình, nhà trường và xã hội.
Câu a và c đúng
Câu 2: Tự hoàn thiện bản thân được thể hiện qua:
Sự rèn luyện, kĩ năng sống của bản thân
Biết cách khắc phục những nhược điểm và phát huy những ưu điểm
Luôn hoàn thiện bản thân, không tự mãn
Sự tự nhận thức đúng đắn về bản thân mình: ưu khuyết điểm, tiếm năng, khả năng
Tất cả các ý kiến
Câu 3: Câu tục ngữ, ca dao nào sau đây không nói lên tự nhận thức, hoàn thiện bản thân
a. Có công mài sắt có ngày nên kim.
b. Một con ngựa đau cả tàu bò cỏ.
c. Có chí thì nên.
d. Dốt đến đâu học lâu cũng biết
Câu 4: Nếu gặp vướng mắc, khó khăn trong quá trình tự hoàn thiện bản thân, em sẽ:
Tìm kiếm tự sự hỗ trợ của người thân.
Không làm gì cả.
Tự giải quyết lấy.
Tìm kiếm sự hỗ trợ của tất cả mọi người như gia đình, bạn bè, xã hội
Câu 5: Tự hoàn thiện bản thân là một .. sống rất cơ bản của con người.
Phẩm chất.
Kỹ năng
Hành vi
Lối sống
Câu 6: Hãy đánh dấu (x) vào cột “Tán thành”; “ Không tán thành” trong bảng dưới đây:
Tán thành
Không tán thành
A) Chỉ có những người có vấn đề về đạo đức mới cần tự hoàn thiển bản thân.
B) Tự hoàn thiện bản thân là việc làm cần thiết nhưng không dễ dàng.
C) Tự hoàn thiện bản thân không phải là làm mất đi bản sắc riêng của mình.
D) Để tự hoàn thiện bản thân, điều quan trọng nhất là phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh.
Câu 7: Điền vào chỗ trống sau:
Tự hoàn thiện bản thân là.mọi khó khăn, trở ngại, không ngừng lao động, học tập,, phát huy ưu điểm,., sữa chữa khuyết điểm, học hỏi những điều hay, điểm tốt của người khác để bản thân ngày một tốt hơn, tiến bộ hơn.
Câu 8: Theo em, để tự hoàn thiện bản thân, điều quan trọng nhất là gì?
Xác định được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
Có người hỗ trợ giúp đỡ
Xáx định được những thuận lợi, khó kăn của bản thân
Biết lập kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện và có quyết tâm thực hiện kế hoạch đó.
Tất cả các ý kiến trên.
Câu 9 : Những yếu tố nào sau đây nói lên việc tự nhận thức bản thân ?
a. Bản sắc riêng của mình.
Mặt tốt của bản thân.
Nhược điểm của bản thân.
Sở thích, thói quen của mình.
Tất cả những yếu tố trên.
5. HĐ tiếp nối:
* Học bài và làm bài tập : Học sinh về nhà học bài làm bài tập số 4, 5 – SGK trang 118.
* Chuẩn bị bài mới: ÔN TẬP Bài 10-15
File đính kèm:
- bai 16 GDCD 10.doc