I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Học xong bài này, HS cần đạt được:
1. Về kiến thức:
- Trình bày được trách nhiệm của công dân, đặc biệt là công dân học sinh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
2. Về kỹ năng:
Có ý thức tham gia các hoạt động xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước phù hợp với khả năng của bản thân.
3. Về thái độ:
- Yêu quý, tự hào về quê hương, đất nước, dân tộc.
- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC:
+ Trách nhiệm xây dựng Tổ quốc
+ Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc
8 trang |
Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 1567 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc (Tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rai bằng tuổi chúng ta
Cần cù, làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều biết
Nhưng em biết không
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm nên đất nước”
- GV: Theo em đoạn thơ trên tác giả muốn nói đến điều gì?
- HS: Trả lời.
- GVKL: Khi đất nước có chiến tranh hàng vạn thanh niên đã hăng hái lên đường nhập ngũ, xung phong vào các chiến trường để chiến đấu, bảo vệ quê hương, đất nước thân yêu này. Họ đã sống, chiến đấu và hi sinh âm thầm lặng lẽ để giành được độc lập cho đất nước. Chính họ đã viết nên những trang sử vẻ vang cho dân tộc, làm nên dáng hình non sông, xứ sở.
Ngày nay, khi đất nước hòa bình, viết tiếp những trang sử hào hùng của cha ông, nhân dân ta bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- GV: Em nào có thể kể cho cô và cả lớp biết một số thành tựu nổi bật của đất nước ta hiện nay?
- HS: Trả lời.
- GVKL: Sau khi nước ta giành được độc lập, đặc biệt là từ sau đổi mới (1986) đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực.
+ Về kinh tế: Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, phải nhập khẩu lương thực, chúng ta đã xóa được nạn đói và trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới.
+ Về chính trị: Chính trị, xã hội ổn định, mọi quyền lực thuộc về nhân dân, đảm bảo quyền tự do, dân chủ cho nhân dân.
+ Về ngoại giao: Đến 12/2002 Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, gia nhập WTO, ASEAN, APEC,
- GV: Từ nội dung trên, em nào cho cô biết vì sao chúng ta phải xây dựng Tổ quốc?
- HS: Trả lời.
- GVKL: Vì đối với mỗi người Tổ quốc rất quan trọng, là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, chứa đựng bao kỷ niệm gắn bó với mỗi người. Chúng ta xây dựng để đất nước ngày càng giàu mạnh, phồn vinh hơn. Đồng thời để bảo vệ những thành quả mà ông cha ta đã để lại.
- GV: Là một HS, theo em chúng ta phải làm gì để góp phần xây dựng quê hương?
- HS: Trả lời.
- GVKL : Là HS cần phải:
+ Chăm chỉ, sáng tạo, học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn; học tập để mai sau xây dựng đất nước, hiểu học tập tốt là yêu nước.
+ Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn hoá- đạo đức truyền thống của dân tộc.
+ Quan tâm đến đời sống chính trị- xã hội của địa phương, đất nước. Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện.
+ Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp khả năng như: bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, xoá đói giảm nghèo, chống tiêu cực, tham nhũng
+ Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.
-GV phân tích thêm :
-Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập và lao động.
Đưa ra nhận định của Ăngghen « Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của nhân loại thì không thể không có tư duy khoa học », Hay Bác Hồ : « Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, thế hệ trẻ phải biết hăng say tìm tòi học tập vì học tập tốt chính là yêu nước ».
- GV chuyển ý: Và để có một đất nước phát triển hoàn thiện, trường tồn mãi mãi với thời gian thì chỉ có xây dựng thôi là chưa đủ mà phải biết bảo vệ nữa. Vậy, là những công dân của đất nước chúng ta phải làm gì để bảo vệ Tổ quốc? Chúng ta tìm hiểu mục 3. Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc.
-GV :
- GV: Yêu cầu học sinh đọc lời dạy của Bác Hồ trong SGK và suy nghĩ của các em về lời dạy đó.
- HS: Trả lời.
- GV: Bác muốn nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc mà cha ông ta đã đổ bao mồ hôi, xương máu mới xây dựng được.
Nếu như các vua Hùng xây dựng nên đất nước này (khai phá bờ cõi) thì chúng ta phải biết đấu tranh chống lại các thế lực xâm lượ bên ngoài, ổn định đất nước bên trong để có một đất nước tươi đẹp, hòa bình, phồn vinh.
- GV: Vậy là những công dân của đất nước, chúng ta có trách nhiệm như thế nào để bảo vệ Tổ quốc? Để hiểu rõ nội dung này, chúng ta sẽ tiến hành thảo luận nhóm.
- GV: Chia lớp thành 4 nhóm, quy định thời gian thảo luận và giao câu hỏi cho các nhóm (phụ lục)
- HS các nhóm thảo luận và cử đại diện trình bày
- GVKL và ghi bảng.
+ Nhóm 1: Mặc dù gia đình Nam gặp nhiều khó khăn, nhưng việc làm của anh là hoàn toàn sai. Nó đi ngược lại với đường lối, chủ trương của Đảng, anh tiếp tay cho bọn phản động chống lại Đảng và Nhà nước.
Bài học: Phải nêu cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu chia rẽ, xuyên tạc của các thế lực thù địch. Đấu tranh chống mọi âm mưu, việc làm, thái độ gây tổn hại đến lợi ích quốc gia, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ đất nước.
Đặc biệt trong thời đại ngày nay chúng ta đang đương đầu với chiến lược « Diễn biến hòa bình » với các chiêu bài « Dân chủ » « Tôn giáo ». Dể chống phá nước ta nói riêng và các nước XHCN nói chung . Do đó , Đảng , Nhà nước và nhân dân ta phải luôn đề cao cảnh giác với những âm mưu thủ đoạn của CNĐQ.
+ Nhóm 2: Trước hết ta thấy Hoa là một cô gái giỏi giang trong học tập cũng như trong lao động, thể dục thể thao. Để đạt được kết quả như vậy, em đã cố gắng rất nhiều. Những việc làm đó của Hoa, mặc dù chỉ đối với bản thân em nhưng nó cũng đã góp phần xây dựng Tổ quốc.
Chính vì vậy, chúng ta cần phải tích cực học tập, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe.
+ Nhóm 3: Việc bố Hoàng nhờ sự quen biết của mình xin cho Hoàng không phải nhập ngũ là một việc làm sai trái, đặc biệt với cương vị chủ tịch xã như ông. Nếu ai cũng sợ vất vả, cũng trốn tránh nghĩa vụ quân sự như Hoàng thì liệu đất nước này sẽ tồn tại được bao lâu trước các thế lực thù địch luôn muốn cướp nước ta.
Chính vì vậy mà mỗi công dân phải tham gia đăng ký nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi, sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
+ Nhóm 4: Bác Hồ đã từng nói: “tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”. Đúng vậy đối với những công dân trẻ tuổi, thanh niên, HS chúng ta để góp phần xây dựng Tổ quốc thì có rất nhiều hoạt động như: Tham gia hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương, tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng do nhà trường, địa phương tổ chức.
Đồng thời phải biết vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Có như vậy mới có thể xây dựng được một đất nước hòa bình, giàu mạnh, phồn vinh, sánh vai với các cường quốc năm châu như mong ước của Bác Hồ.
1. Lòng yêu nước
2. Trách nhiệm xây dựng Tổ quốc.
- Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập và lao động.
- Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; sống trong sáng, lành mạnh.
- Quan tâm đến đời sống chính trị, xã hội của địa phương, đất nước.
- Tích cực tham gia các hoạt động góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
- Phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.
3. Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc.
- Trung thành với Tổ quốc, với chế độ XHCN.
- Tích cực học tập, rèn luyện thân thể.
- Tham gia đăng ký nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi, sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Tích cực tham gia hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương, tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
- Vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
2.3. Củng cố:
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý trả lời đúng nhất.
1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của
A. cơ quan nhà nước. B. cán bộ, công an, bộ đội.
C. thanh niên. D. công dân.
2. Hiến pháp nước ta quy định đối tượng nào có trách nhiệm tham gia nghĩa vụ quân sự và xây dựng quốc phòng toàn dân?
A. Dân quân tự vệ. B. Quân đội nhân dân.
C. Cảnh sát. D. Tất cả mọi công dân.
3. Hiến pháp nước ta quy định đối với công dân, bảo vệ Tổ quốc là
A. nghĩa vụ. B. trách nhiệm và nghĩa vụ
C. quyền và nghĩa vụ. D. nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý.
4. Lịch sử dân tộc Việt Nam đã cho thấy một trong những quy luật tồn tại và phát triển của đất nước ta là
A. giành và giữ chính quyền.
B. xây dựng và phát triển kinh tế.
C. dựng nước đi đôi với giữ nước.
D. giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc.
Đáp án:
1
2
3
4
D
D
D
C
2.4. Hướng dẫn hoạt động nối tiếp:
Yêu cầu HS về nhà học bài cũ và đọc trước bài mới, bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại.
Làm bài tập 2, 3, 4 SGK trang 101, 102.
2.5. Nhận xét, đánh giá giờ học:
PHỤ LỤC
Câu hỏi thảo luận:
+ Nhóm 1:
Anh Nam gia đình rất khó khăn, mặc dù làm ăn chăm chỉ nhưng vẫn cứ nghèo. Một hôm có người lạ đến nhà anh và bảo anh đi phát cho người dân quanh vùng một số tài liệu chống phá Đảng và Nhà nước, người đó đưa cho anh 10 triệu đồng để làm việc này. Trước số tiền lớn như vậy thì anh Phú nhận lời làm việc đó.
Theo em, việc làm của anh Nam đúng hay sai? Vì sao? Em rút ra được bài học gì cho bản thân qua tình huống này?
+ Nhóm 2:
Hoa là một cô gái siêng năng, chăm chỉ trong mọi công việc. Bởi vậy Lan đạt thành tích cao trong học tập cũng như trong các hoạt động thể dục thể thao, và là người rất cần cù trong lao động. Hằng ngày ngoài giờ học, Lan còn giúp đỡ bố mẹ rất nhiều trong công việc nhà.
Những việc làm đó có ý nghĩa gì đối với bản thân Hoa, gia đình và xã hội?
Em rút ra được bài học gì cho bản thân?
+ Nhóm 3:
Qua lần khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, Hoàng con ông chủ tịch xã đã trúng tuyển nghĩa vụ quân sự. Nhưng bố mẹ Hoàng sợ con vất vả khi đi nghĩa vụ nên dựa vào những mối quan hệ quen biết của mình với cương vị là chủ tịch xã, bố Hoàng đã xin cho Hoàng không phải nhập ngũ.
Em có nhận xét gì về việc làm của bố Hoàng? Em rút ra được bài học gì cho bản thân?
+ Nhóm 4:
Có ý kiến cho rằng: “chúng ta đang là học sinh thì làm sao có thể chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc được, đấy là việc của người lớn”.
Em thấy ý kiến đó đúng hay sai? Vì sao? Theo em chúng ta có thể làm gì để bảo vệ Tổ quốc ngay khi đang ngồi trên ghế nhà trường?
File đính kèm:
- bai 14 tiet 2 gdcd lop 10.doc