Giáo án Giáo dục công dân Khối 9 - Chương trình cả năm

A – MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

 - Hiểu được thế nào là chí công vô tư

 - Những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư

 - Ý nghĩa của chí công vô tư

2. Kĩ năng:

 - Học sinh phân biệt được các hành vi thể hiện chí công vô tư, không chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày

 - Học sinh biết đánh giá hành vi của mình và biết rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư

3. Thái độ:

 - Ủng hộ, bảo vệ những hành vi thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống

 - Phê phán những hành vi thể hiện vụ lợi, tham lam, thiếu công bằng trong khi giải quyết công việc

 - Làm được nhiều việc tốt thể hiện phẩm chất chí công vô tư

B PHƯƠNG PHÁP

GV có thể sử dụng các phương pháp sau:

 - Kể chuyện, phân tích, thuyết trình, đàm thoại

 - Nêu vấn đề, tình huống, nêu gương, thảo luận nhóm

C TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

 - Tranh ảnh thể hiện phẩm chất chí công vô tư

 - Ca dao, tục ngữ, chuyện kể về phẩm chất chí công vô tư

D –HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định kiến thức

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1

GIỚI THIỆU BÀI

 

doc95 trang | Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 696 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Khối 9 - Chương trình cả năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rộng sản xuất) - Nâng cao uy tín của đơn vị, công ty Câu 2: Những biểu hiện sống, làm việc theo pháp luật - Làm theo pháp luật - Giáo dục cho mọi người ý thức pháp luật và kỉ luật lao động - Mở rộng sản xuất theo quy định pháp luật - Thực hiện quy định nộp thuế, đóng bảo hiểm xã hội - Luôn luôn phản đối, đấu tranh với những hiện tượng làm ăn phi pháp, tiêu cực, tham nhũng, trốn thuế, đánh cắp, đánh tráo, Câu 3: - Động cơ thúc đẩy anh là: "Xây dựng công ty ngang tầm với sự nghiệp đổi mới của đất nước" - Động cơ đó thể hiện đức tính của anh là: "Sống có đạo đức và làm theo Hiến pháp, pháp luật" Câu 4: Việc làm của anh đã có lợi: - Bản thân đạt danh hiệu "Anh hùng lao động trong thời kì đổi mới" - Công ty là đơn vị tiêu biểu của ngành xây dựng - Uy tín của công ty giúp cho nhà nước ta mở rộng quan hệ với các nước khác, đóng góp một phần vào công cuộc xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội 1. Hành vi sống có đạo đức, làm việc theo pháp luật * Tác dụng tích cực 2. Hành vi sống không có đạo đức, làm việc trái pháp luật * Hậu quả 3. Kế hoạch rèn luyện bản thân II. Nội dung bài học 1. Sống có đạo đức là: - Suy nghĩ, hành động theo chuẩn mực đạo đức - Chăm lo việc chung, lo cho mọi người - Giải quyết hợp lí giữa quyền và nghĩa vụ - Lấy lợi ích xã hội, dân tộc là mục tiêu sống - Kiên trì hoạt động để thực hiện mục đích 2. Tuân theo pháp luật là: Sống và hành động theo những quy định bắt buộc của pháp luật 3. Quan hệ sống có đạo đức với thực hiện pháp luật Sống có đạo đức Thực hiện pháp luật - Tự giác thực hiện chuẩn mực đạo đức do xã hội quy định - Bắt buộc thực hiện những quy định của pháp luật do nhà nước đề ra - Là phẩm chất bền vững của mỗi cá nhân, là động lực điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi tự nguyện thực hiện pháp luật 4. Trách nhiệm bản thân: - Học tập tốt, lao động tốt - Rèn luyện đạo đức, tư cách - Quan hệ tốt vời bạn bè, gia đình và xã hội - Nghiêm túc thực hiện pháp luật, trong đó đặc biệt Luật Giao thông đường bộ. III. Bài tập Bài 2. (SGK) trang 68, 69 Đáp án đúng: - Hành vi biểu hiện người sống có đạo đức:a, b, c, d, đ, e - Hành vi biểu hiện làm việc theo pháp luật: g, h, i, k, l Bài 6. Đáp án: - Không có đạo đức: c, đ - Vi phạm pháp luật: a, b, d, e 4. Củng cố: GV: Tổ chức cho HS trò chơi sắm vai - GV: Đưa ra tình huống Tình huống 1: Gặp 1 cụ già qua đường bị ngã Tình huống 2: Có người bị công an truy đuổi, ngườ đó dúi vào tay người khác một gói hàng nhờ giấu hộ - HS: Cử 2 nhóm tham gia - HS: Tự phân vai, viết lời thoại - HS: Cả lớp nhận xét - GV: Đánh giá, tổng kết - GV cho HS làm bài tập để kiểm tra thái độ, liên hệ trách nhiệm bản thân Bài tập: Những hành vi nào sau đây mà học sinh chúng ta phải rèn luyện? - Có hiếu với cha mẹ - Kính trọng, lễ phép với thầy cô - Hoà thuận, thương yêu anh chị em trong gia đình - Thực hiện an toàn giao thông - Ngăn ngừa tệ nạn xã hội 5. Dặn dò: - Làm các bài tập 1, 3, 4, 5, 6 trang 68, 69 SGK - Sưu tầm thực tế những hành vi sống có đạo đức, làm việc theo pháp luật và ngược lại - Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về đạo đức, pháp luật. - Chuẩn bị bài mới: Kiểm tra học kì II. 6. Rút kinh nghiệm -------------------------------------------------------- Tiết 33 Ôn tập học kì II a. mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Giúp HS: Hệ thống hoá, khái quát hoá các kiến thức đã học ở học kì II: Từ bài 11 đến bài 18. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng khái quát hoá, hệ thống hoá kiến thức đã học. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tích cực, chủ động trong học tập. b. phương pháp - Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề - Phương pháp xử lí tình huống. c. tài liệu và phương tiện - SGK và SGV GDCD 9. - Những tình huống xảy ra trong thực tế cuộc sống. d. hoạt động dạy – học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ GV: Kiểm tra việc chuẩn bị nội dung ôn tập của học sinh ở nhà. 3. Bài mới: I. Ôn tập lí thuyết: GV: Em hãy trình bày những kiến thức đã học ở học kì II? HS: Trả lời. - Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân. - Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế - Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. - Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân. - Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. - Nghĩa vụ bảo vệ tổ Quốc. - Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. GV: Tại sao lực lượng thanh niên lại phải có trách nhiệm trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước? HS: Trả lời: - Thanh niên là lực lượng trẻ, khoẻ, năng động, sáng tạo... - Họ là lực lượng nòng cốt khơi dậy hào khí cách mạng Việt Nam. - Lực lượng xung kích.... GV: Em hiểu quyền và nghĩa vụ là gì? HS: Trả lời: - Quyền là quyền lợi, là cái mọi công dân được hưởng theo qui định của pháp luật. - Nghĩa vụ là cái phải làm theo qui định của pháp luật. GV: Nêu nội dung của những quyền mà công dân được hưởng và nghĩa vụ mà công dân phải làm? HS: Trả lời: - Quyền trong hôn nhân - Quyền tự do kinh doanh - Quyền tự do lao động ... - Nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân. - Nghĩa vụ đóng thuế... II. Bài tập luyện. Bài tập 1: Những việc làm dưới đây, việc làm nào biểu hiện trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước? Vì sao. A. Nỗ lực học tập, rèn luyện thân thể. B. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. C. Học tập vì quyền lợi của bản thân. D. Ngại tham gia các phong trào do đoàn thanh niên tổ chức vì sợ mất thời gian, công sức. E. Giúp đỡ bạn bè xung quanh để cùng tiến bộ. Bài tập 2: Cho các hành vi sau, hãy phân loại vi phạm và biện pháp xử lí? - Trộm cắp xe máy. - Lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để buôn bán. - Lấn chiếm đất ở của hàng xóm - Cướp giật tài sản công dân - Viết bậy, vẽ bẩn lên tường lớp học. Bài tập 3: Cho các tình huống sau: TH 1: Một người mắc bệnh tâm thần cướp giật túi tiền của người đi đường. TH 2: Một người say rượu lái xe gây tai nạn. Theo em ý kiến nào dưới đây là đúng: a. Cả hai trường hợp đều vi phạm pháp luật. b. Cả hai trường hợp không vi phạm pháp luật. c. Trường hợp 1 vi phạm pháp luật. d. Trường hợp 2 vi phạm pháp luật. III. Định hướng. Bài tập 1: Biểu hiện có trách nhiệm Biểu hiện thiếu trách nhiệm A B E C D Bài tập 2: Hình sự Dân sự Hành chính Kỉ luật - Trộm cắp xe máy. - Cướp giật tài sản công dân - Lấn chiếm đất ở của hàng xóm - Lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để buôn bán. - Viết bậy, vẽ bẩn lên tường lớp học. Bài tập 3: Chọn câu trả lời d. 4. Củng cố: Nêu và xử lí một số tình huống xảy ra ở địa phương em về vấn đề: Hôn nhân 5. Dặn dò: - Về nhà ôn lại các kiến thức đã học - Chuẩn bị nội dung ngoại khoá: Bàn về vấn đề tệ nạn xã hội xảy ra ở địa phương em. Tiết 34. Thi học kỳ II ( Theo đề của phòng GD) Ngày soạn: 16/5/2008 Ngày dạy: 20/5/2008 Tiết 35: Thực hành ngoại khoá Chủ đề: Tệ nạn xã hội A. mục tiêu bài học: - Giúp hs thấy được sự nguy hiểm của các tệ nạn xã hội xảy ra ngay tại địa phương mình - Hình thành ở HS kỹ năng nhận xét, đánh giá khách quan trung thực. - Giáo dục ý thức, đạo đức và tránh xa các tệ nạn, khuyên răn, động viên những người sa vào các tệ nạn hãy sửa chữa... B. Phương pháp. - Thảo luận nhóm. - Nêu và giải quyết vấn đề. - Tổ chức trò chơi sắm vai. C. Tài liệu và phương tiện. - Số liệu về những người nghiện ma tuý, bài bạc ở địa phương. - Bài tập tình huống GDCD lớp 9. D. Tổ chức các hoạt động dạy học. 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ GV: Kiểm tra việc chuẩn bị nội dung ngoại khoá của học sinh ở nhà. 3. Bài mới: I. Các tệ nạn xã hội ở đại phương GV: Sau quá trình tìm hiểu thực tế ở địa phương các nhóm hãy trình bày những ghi nhận của bản thân về tình hình tệ nạn xã hội đang có ở địa phương em. HS: Các nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả tìm hiểu thực tế của nhóm mình, nhận xét chéo về khả năng tìm hiểu của các nhóm. GV: Nhận xét chung: Quảng Hùng là một xã vùng biển, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Trong xã phân bố dân cư làm hai khu vực: vùng miền đồng và vùng biển. Thanh niên vùng biển có công ăn việc làm là đi đánh cá, còn thanh niên vùng miền đồng chủ yếu là đi làm cửu vạn ở Hà Nội. Trong số đó có rất nhiều em đã không tự giữ được mình nên sa vào con đường nghiện ngập, có một số trường hợp tiêm chích quá liều nên xốc thuốc gây tử vong như.... Bên cạnh đó ở địa phương còn một số trường hợp đánh bài bạc và đã bị công an huyện về bắt và giam giữ.... II. Giải pháp GV: Tổ chức cho HS thảo luận đưa ra các giải pháp cho thực trạng trên. HS: Thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày, nhận xét chéo. Các giải pháp: - Về phía gia đình: Giáo dục con từ khi còn nhỏ, bố mẹ phải thật sự nghiêm khắc với những lỗi lầm của con, biết được tác hại của ma tuý, mại dâm, bài bạc để mà cảnh báo tác hại với con cái... - Về phía nhà trường: Có các biện pháp, và phương pháp lồng ghép vào chương trình học để giáo dục cho HS phải tránh xa các tệ nạn xã hội... - Về phía xã hội: Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, triệt phá được các ổ tệ nạn xã hội. III. Tiểu phẩm tuyên truyền. GV: Đưa ra yêu cầu HS xây dựng các tiểu phẩm có tác dụng tuyên truyền HS: Thảo luận nhóm, xây dựng các tiểu phẩm và thể hiện, nhận xét chéo. Ví dụ: Bạn Nam là học sinh lớp 9A. Bạn học giỏi, ngoan ngoãn. Một hôm bố mẹ đi làm có anh hàng xóm sang chơi có đưa cho bạn điếu thuốc và nói: - Kéo một hơi đi phê lắm. Nam từ chối: - Em không biết hút thuốc. Nhưng anh cứ nài nĩ Nam đã hút thử . Sau lần đó hôm nào Nam cũng gặp anh hàng xóm để xin thuốc. HS: Xây dựng tình huống trên có thể có nhiều nhân vật như: Nam, anh hàng xóm, bố mẹ, cô giáo, các bạn học cùng lớp, các chú công an... Nội dung: Giáo dục tuyên truyền các bạn học sinh thấyđược tác hại của ma tuý học đường... 4. Củng cố: Tự truyên truyền ở địa bàn nơi em ở về tác hại của ma tuý nói riêng và tác hại của các tệ nạn xã hội nói chung. 5. Dặn dò: - Về nhà ôn lại các kiến thức đã học. - Rèn luyện phấn đấu trong hè để trở thành một công dân tốt. 6. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docCA NAM.doc
Giáo án liên quan