Học sinh trả lời:
Ví dụ: luật hôn nhân gia đình,
luật dân sự, luật hình sự
Những luật đó do nhà nước
ban hành và nhằm quản lí đất
nước, đảm bảo cho xã hội ổn
định và phát triển, đảm bảo
các quyền tự do, dân chủ và
lợi ích hợp pháp của công
dân. Nếu không thực hiện sẽ
bị xử lí bằng sức mạnh của
nhà nước.
Hs trả lời:
Là hệ thống các quy tắc xử sự
do nhà nước ban hành và đảm
bảo thực hiện bằng quyền lực
của nhà nước.
1. Khái niệm pháp
luật.
a. Pháp luật là gì?
Pháp luật là hệ thống
các quy tắc xử sự
chung do nhà nước ban
hành và đảm bảo thực
hiện bằng quyền lực
nhà nước
117 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Khối 12 - Tiết 1 đến 31 - Năm học 2010-2011 - Lương Văn Hoàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1)
I.MỤC ĐÍCH BÀI HỌC
1.Về kiến thức:
-Hiểu được vai trò của pháp luật đối với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân
loại.
-Nhận biết được thế nào là điều ước quốc tế, mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và
pháp luật quốc gia.
2. Về kĩ năng.
Phân biệt được điều ước quốc tế với các văn bản pháp luật quốc gia.
3.Về thái độ:
Tôn trọng pháp luật của Nhà nước về quyền con người, về hòa bình, hữu nghị và hợp tác
giữa các quốc gia, về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
II. CHUẨN BỊ.
1.Chuẩn bị của giáo viên:
Sơ đồ về Vai trò của pháp luẩt đối với hòa bình và sự phát triển, tiến bộ của nhân
loại.
Sơ đồ về khái niệm và cách thực hiện các Điều ước quốc tế.
2.Chuẩn bị của học sinh:
Đọc trước bài bọc trong SGK
Đọc trước phần tư liệu tham khảo trong SGK
Giấy bút
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1.Ổn định lớp:1p
2.Kiểm tra bài cũ: 5p
Câu hỏi: Nêu nội dung cơ bản của pháp luật về quốc phòng, an ninh.
Đáp án: -Pháp luật quy định củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ
của toàn dân mà nòng cốt là Quân đội nhân dân và công an nhân dân.Mọi cơ quan, tổ chức và
công dân có trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia củng cố, quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia. Mọi
hành vi xâm phạm an ninh quốc gia đều phải bị xử lí nghiêm minh, kịp thời.
-Để mọi công dân thực hiện quyền, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia, Nhà
nước ban hành chế độ nghĩa vụ quân sự, thực hiện giáo dục quốc phòng trong cơ quan, tổ chức
và đối với mọi công dân; tuyên truyền, giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia.
3.Giảng bài mới:
Giới thiệu bài mới: 1p
Thế giới ngày nay là thế giới của hội nhập và toàn cầu hóa. Trong bối cảnh quốc tế này,
Nhà nước CHXHCNVN đã và đang thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ,
rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ hợp tác quốc tế, với phương châm: Việt Nam
sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình,
phát triển và tiến bộ của nhân loại.
Tiến trình tiết dạy:
TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học
sinh
Nội dung
16’ Hoạt động 1
Mục tiêu: Giúp học sinh
nắm được vai trò của pháp
luật đối với hòa bình và sự
1.Vai trò của pháp luẩt đối với
hòa bình và sự phát triển, tiến
bộ của nhân loại.
-Là phương tiện để bảo vệ quyền
Giáo án GDCD 12 Lương Văn Hoàng: cuocdoitoilaconsokhong@yahoo.com
Trang 114
phát triển, tiến bộ của nhân
loại
Cách thực hiện: Sử dụng
phương pháp thuyết trình kết
hợp với đàm thoại và thảo
luận nhóm.
Giáo viên chia lớp thành 4
nhóm tương ứng với 4 nội
dung trong vai trò của pháp
luật và cho học sinh nêu ví
dụ ở nội dung nhóm mình
thảo luận.
GV tổng hợp ý kiến và bổ
sung hoàn thiện các nội
dung.
Cho học sinh ghi kiến thức
cơ bản vào vở.
4 nhóm hoạt động theo
yêu cầu của giáo viên
và cử đại diện trình bày.
Thời gian thảo luận là 5
phút.
và lợi ích hợp pháp của các quốc
gia trong lợi ích chung của toàn
thế giới.
-Là cơ sở, là cầu nối để các quốc
gia xích lại gần nhau, xây dựng
và phát triển tình hữu nghị giữa
các dân tộc trên thế giới
-Là cơ sở để thực hiện hợp tác
kinh tế- thương mại giữa các
nước.
-Là cơ sở để bảo vệ quyền con
người trên toàn thế giới.
20’ Dẫn dắt: Ngày nay không
một quốc gia nào đứng ngoài
các quan hệ hợp tác quốc tế
mà có thể phát triển được.
Hơn bao giờ hết, các quốc
gia ngày càng phụ thuộc vào
nhau để cùng tồn tại và phát
triển. Để hợp tác với nhau
các quốc gia phải cùng nhau
đàm phán để đi đến thống
nhất kí kết các văn bản pháp
lí quốc tế, văn bản này được
gọi là điều ước quốc tế.
Hỏi: Điều ước quốc tế là gì?
Điều ước quốc tế là tên gọi
chung trong đó mỗi điều ước
quốc tế lại có tên gọi riêng
như: hiến chương, hiệp định,
hiệp ước, công ước, nghị
định thư,
GV giải thích khái quát các
cụm từ trên cho học sinh
hiểu.
Học sinh đọc khái niệm
điều ước quốc tế trong
SGK và ghi vào vở.
2. Điều ước quốc tế trong quan
hệ giữa các quốc gia.
a.Khái niệm điều ước quốc tế.
Điều ước quốc tế là văn bản pháp
luật quốc tế do các quốc gia hoặc
các tổ chức quốc tế thỏa thuận kí
kết, nhằm điều chỉnh quan hệ
giữa họ với nhau trong các lĩnh
vực của quan hệ quốc tế.
b. Mối quan hệ giữa điều ước
quốc tế và pháp luật quốc gia.
-Kí kết hoặc tham gia điều ước
Giáo án GDCD 12 Lương Văn Hoàng: cuocdoitoilaconsokhong@yahoo.com
Trang 115
Hỏi: Giữa điều ước quốc tế
và pháp luật quốc gia có
quan hệ với nhau như thế
nào?
Điều ước quốc tế là một
bộ phận quan trọng và
chủ yếu của Luật quốc
tế (gồm có điều ước
quốc tế và tập quán
quốc tế). Khi đã kí kết
điều ước quốc tế thì các
quốc gia phải sữa đổi
hoặc ban hành pháp luật
mới có liên quan với
điều ước quốc tế đã kí.
quốc tế, các quốc gia trở thành
thành viên bắt đầu thực hiện
quyền và nghĩa vụ trong điều
ước.
-Điều ước quốc tế không phải là
văn bản pháp luật quốc gia, nên
cách thực hiện khác với thực hiện
pháp luật quốc gia.
+Ban hành văn bản pháp luật
mới để cụ thể hóa nội dung của
của điều ước quốc tế hoặc sửa
đổi, bổ sung các văn bản pháp
luật hiện hành cho phù hợp với
nội dung của điều ước quốc tế
liên quan.
+Tổ chức bộ máy cơ quan nhà
nước liên quan để thực hiện các
văn bản pháp luật trên, để điều
ước quốc tế thực hiện ở quốc gia
mình.
1p Củng cố.
Dùng sơ đồ Vai trò của pháp luẩt đối với hòa bình và sự phát triển, tiến bộ của nhân loại và
Sơ đồ về khái niệm và cách thực hiện các Điều ước quốc tế để củng cố kiến thức cho học
sinh
4.Dặn dò, bài tập về nhà:1p
Về nhà làm bài tập 1,2 trong SGK.
Đọc trước phần 3: Việt Nam với các điều ước quốc tế về quyền con người, về hòa
bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
RÚT KINH NGHIỆM
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
Giáo án GDCD 12 Lương Văn Hoàng: cuocdoitoilaconsokhong@yahoo.com
Trang 116
Bài 10 PHÁP LUẬT VỚI HÒA BÌNH VÀ SỰ PHÁT TRIỂN
TIẾN BỘ CỦA NHÂN LOẠI
1.Vai trò của pháp luẩt đối với hòa bình và sự phát triển, tiến bộ của nhân loại.
-Là phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia trong lợi ích chung của
toàn thế giới.
-Là cơ sở, là cầu nối để các quốc gia xích lại gần nhau, xây dựng và phát triển tình hữu nghị giữa
các dân tộc trên thế giới
-Là cơ sở để thực hiện hợp tác kinh tế- thương mại giữa các nước.
-Là cơ sở để bảo vệ quyền con người trên toàn thế giới.
2. Điều ước quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia.
a.Khái niệm điều ước quốc tế.
Điều ước quốc tế là văn bản pháp luật quốc tế do các quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế thỏa
thuận kí kết, nhằm điều chỉnh quan hệ giữa họ với nhau trong các lĩnh vực của quan hệ quốc tế.
b. Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia.
-Kí kết hoặc tham gia điều ước quốc tế, các quốc gia trở thành thành viên bắt đầu thực hiện quyền
và nghĩa vụ trong điều ước.
-Điều ước quốc tế không phải là văn bản pháp luật quốc gia, nên cách thực hiện khác với thực
hiện pháp luật quốc gia.
+Ban hành văn bản pháp luật mới để cụ thể hóa nội dung của của điều ước quốc tế hoặc sửa đổi,
bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành cho phù hợp với nội dung của điều ước quốc tế liên
quan.
+Tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước liên quan để thực hiện các văn bản pháp luật trên, để điều
ước quốc tế thực hiện ở quốc gia mình.
3.Việt Nam với các điều ước quốc tế về quyền con người, về hòa bình, hữu nghị và hợp tác
giữa các quốc gia, về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
a. Việt Nam với các điều ước quốc tế về quyền con người.
-Quyền con người là quyền cơ bản của mỗi cá nhân đương nhiên có được ngay từ khi mới sinh ra
cho đến trọn đời mình mà mỗi nhà nước đều phải ghi nhận và bảo đảm. Đó là các quyền cơ bản
đối với con người như: quyền được sống, quyền tự do cơ bản, quyền bình đẳng, quyền lao động,
quyền có cuộc sống ấm no và hạnh phúc.
-Việt Nam đã kí các công ước sau:
+Công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em.
+Công ước năm 1966 về các quyền dân sự và Chính trị.
+Công ước năm 1966 về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội.
+Công ước năm 1965 về loại trừ các hình thức phân biệt chủng tộc...
b.Việt Nam với các điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia.
*Trong quan hệ với các nước láng giềng:
- Với Trung Quốc:
+Hiệp ước biên giới trên bộ 30-12- 1999
+Hiệp định phân định vịnh Bắc bộ
+Hiệp định hợp tác nghề cá vịnh Bắc bộ 25- 12- 2000.
-Với Lào, Campuchia, Thái Lan : Các hiệp ước hoặc Hiệp định về biên giới trên bộ và trên biển.
Việt Nam đã ban hành Luật Biên giới quốc gia để thực hiện các điều ước quốc tế đã kí.
c. Việt Nam với các điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
* Ở phạm vi khu vực:
-ASEAN: thực hiện CEPT 1995, để hội nhập về thương mại trong AFTA
-1998 là thành viên của APEC, kí kết một số hiệp định về tự do hóa thương mại và đầu tư với các
nước thành viên APEC.
* Ở phạm vị toàn thế giới:
Giáo án GDCD 12 Lương Văn Hoàng: cuocdoitoilaconsokhong@yahoo.com
Trang 117
-Đến năm 2008, VN có quan hệ thương mại với hơn 160 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 quốc
gia và vùng lãnh thổ’
- Ngoài ASEAN, APEC, vn còn tham gia ASEM, EU
-Khi gia nhập WTO, VN thực sự hội nhập vào kinh tế quốc tế và trở thành thành viên đầy đủ của
cộng đồng kinh tế thế giới
TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
File đính kèm:
- giao an GDCD 12.pdf