Hoạt động 1. Dùng PP thuyết trình ,đàm thoại, nêu vấn đề, giúp HS tìm hiểu khái niệm PL
GV Nêu vấn đề: Theo em PL có phải là những điều cấm đoán không?
HS nêu ý kiến
GV nhận xét và KL: Hiện nay, nhiều người vẫn thường nghĩ rằng pháp luật chỉ là những điều cấm đoán, là sự hạn chế tự do cá nhân, là việc xử phạt., từ đó hình thành thái độ e ngại, xa lạ với pháp luật, coi pháp luật chỉ là việc của nhà nước.
Pháp luật không phải chỉ là những điều cấm đoán, mà pháp luật bao gồm các quy định về :
- Những việc được làm.
- Những việc phải làm
11 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 781 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Khối 12 - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Thị Hoa Phượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụ?
- HS trả lời
- GV củng cố, ghi nội dung chính và lấy ví dụ để dẫn chứng
Ví dụ: Pháp luật về bảo vệ môi trường quy định nghiêm cấm hành vi thải chất thải chưa được xử lí đạt tiêu chuẩn môi trường và chất độc, chất phóng xạ, chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước chính là vì quy định này bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội : Cần có đất và nguồn nước trong sạch để bảo đảm cho sức khoẻ, cuộc sống của con người và của toàn xã hội.
Hỏi: Theo em, tại sao PL mang tính xã hội?
- HS trả lời
- GV nhận xét và kết luận: Trong xã hội có giai cấp, ngoài giai cấp thống trị còn có các giai cấp và các tầng lớp xã hội khác. Vì thế, pháp luật không chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị mà còn phản ánh nhu cầu, lợi ích, nguyện vọng của các giai cấp và các tầng lớp dân cư khác trong xã hội. Vì vậy, ngoài tính giai cấp của nó, pháp luật còn mang tính xã hội.
* GV cần lưu ý cho HS:
+ Không chỉ có giai cấp thống trị thực hiện pháp luật, mà pháp luật do mọi thành viên trong xã hội thực hiện, vì sự phát triển chung của toàn xã hội.
+ Tính xã hội của pháp luật được thể hiện ở mức độ ít hay nhiều, ở phạm vi rộng hay hẹp còn tuỳ thuộc vào tình hình chính trị trong và ngoài nước, điều kiện kinh tế - xã hội ở mỗi nước, trong mỗi thời kỳ lịch sử nhất định của mỗi nước.
Hoạt động 3: Bằng PP thuyết trình, thảo luận nhóm, đàm thoại, vấn đáp... GV dẫn dắt HS tìm hiểu mối quan hệ giữa PL với kinh tế, chính trị, đạo đức
* GV tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận theo nhóm
- Chia lớp thành 6 nhóm, 2 nhóm một nội dung
- Nhóm 1, 2: PL có mối quan hệ như thế nào đối với KT? Cho ví dụ?
- Nhóm 3,4: PL có mối quan hệ như thế nào với CT? Cho ví dụ?
- Nhóm 5,6 : PL có mối quan hệ như thế nào với đạo đức? Cho ví dụ?
* Thời gian thảo luận: 7 phút
- Hết thời gian, GV yêu cầu nhóm 1 trình bày nội dung thảo luận, nhóm 2 bổ sung, các nhóm góp ý, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận và ghi nội dung chính
* GV lấy ví dụ
Ví dụ, trong nền kinh tế thị trường, quan hệ giữa các chủ thể kinh tế là quan hệ bình đẳng, tự thoả thuận thì nội dung của pháp luật cũng phải thể hiện nguyên tắc bình đẳng, tự thoả thuận của các chủ thể, không được quy định theo quan hệ hành chính - mệnh lệnh.
* GV lưu ý cho HS: Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế còn thể hiện ở chỗ, tuy sinh ra từ các điều kiện, tiền đề kinh tế nhưng pháp luật không phản ánh một cách thụ động mà có tác động trở lại đối với sự phát triển của kinh tế. Pháp luật tác động đến kinh tế theo hướng tích cực và tieu cực.
* GV yêu cầu nhóm 3 trình bày nội dung thảo luận, nhóm 4 bổ sung, các nhóm góp ý, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận và ghi nội dung chính
* GV yêu cầu nhóm 3 trình bày nội dung thảo luận, nhóm 4 bổ sung, các nhóm góp ý, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận và ghi nội dung chính
Trong xã hội luôn tồn tại nhiều loại quy phạm đạo đức khác nhau, bởi vì mỗi cộng đồng người, mỗi giai cấp, mỗi lực lượng xã hội đều có những quan điểm, quan niệm riêng của mình. Đạo đức, một khi đã trở thành niềm ytin nội tâm thì sẽ được các cá nhân, các nhóm xã hội tuân theo một cách tự giác.
.Hoạt động 4: Bằng PP thuyết trình, đàm thoại, thảo luận lớp, nêu vấn đề ... GV dẫn dắt HS tìm hiểu Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội
- Để quản lí xã hội, cùng với các phương tiện khác, nhà nước sử dụng pháp luật như một phương tiện hữu hiệu nhất mà không một phương tiện nào có thể thay thế được
Hỏi: Vì sao nhà nước phải quản lí xã hội bằng pháp luật ?
- HS trả lời
- GV nhận xét và củng cố những ý cơ bản
Hỏi: Tại sao quản lí bằng pháp luật là phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả nhất?
- HS nêu ý kiến
- GV nhận xét, kết luận: Quản lí bằng pháp luật là phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả vì:
+ Pháp luật là các khuôn mẫu có tính phổ biến và bắt buộc chung nên quản lí bằng pháp luật sẽ đảm bảo dân chủ, công bằng, phù hợp với lợi ích chung của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau, tạo được sự đồng thuận trong xã hội đối với việc thực hiện pháp luật.
Pháp luật do nhà nước làm ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách thống nhất trong toàn quốc và được bảo đảm bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước nên hiệu lực thi hành cao.
Thaot luận lớp: Vậy theo em Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật như thế nào ?
- HS trao đổi, thảo luận
- GV yêu cầu 2 đến 3 HS nêu câu trả lời
- GV nhận xét và kết luận: Để quản lí XH bằng PL trước hết:+ Nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội
+ Muốn người dân thực hiện đúng pháp luật thì phải làm cho dân biết pháp luật, biết quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Do đó, nhà nước phải công bố công khai, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, tiến hành nhiều biện pháp thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật
* GV dẫn dắt vấn đề: Ở nước ta, các quyền con người về chính trị, kinh tế, dân sự, văn hoá và xã hội được tôn trọng, được thể hiện ở các quyền công dân, được quy định trong Hiến pháp và luật.
Hiến pháp quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ; các luật về dân sự, hôn nhân và gia đình, thương mại, thuế, đất đai, giáo dục cụ thể hoá nội dung, cách thức thực hiện các quyền của công dân trong từng lĩnh vực cụ thể.
Thảo luận tình huống :
Anh X là nhân viên của Công ti H. Tháng trước, anh xin nghỉ phép vào miền Nam để thăm người em ruột đang bị ốm. Do trục trặc về vé tàu nên anh không thể trở ra miền Bắc và đến cơ quan làm việc ngay sau khi hết phép được. Anh X đã gọi điện thoại đến Công ti nêu rõ lí do và xin được nghỉ thêm 3 ngày. Sau đó, Giám đốc Công ti H đã ra quyết định sa thải anh X với lí do : Tự ý nghỉ làm việc ở Công ti. Anh X đã khiếu nại Quyết định của Giám đốc vì cho rằng, căn cứ vào Điều 85 Bộ luật Lao động (sửa đổi, bổ sung năm 2006), Quyết định sa thải anh là không đúng pháp luật.
Câu hỏi :
Qua tình huống trên, theo em, pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân ?
Tại sao anh X lại căn cứ vào Điều 85 Bộ luật Lao động để khiếu nại Quyết định của Giám đốc Công ti H ?
Nếu không dựa vào quy định tại Điều 85 Bộ luật Lao động, anh X có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình không ?
à Như vậy, pháp luật không những quy định quyền của công dân trong cuộc sống mà còn quy định rõ cách thức để công dân thực hiện các quyền đó cũng như trình tự, thủ tục pháp lí để công dân bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
I. KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT
1. Pháp luật là gì?
- Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do nhà nước xây dựng, ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực của nhà nước.
b. Các đặc trưng của pháp luật
- Pl có tính quy phạm phổ biến
+ Tính quy phạm là những nguyên tắc, khuôn mẫu, quy tắc xử sự chung.
+ Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự, là những khuôn mẫu, được áp dụng ở mọi nơi, đối với mọi tổ chức, cá nhân và trong mọi mối quan hệ xã hội.
- PL có tính quyền lực, bắt buộc chung
+ Nghĩa là pháp luật do nhà nước và bảo đảm thực hiện, bắt buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân, bất kì ai cũng phải thực hiện, bất kì ai vi phạm cũng đều bị xử lí nghiêm theo quy định của pháp luật.
- Tính chặt chẽ về mặt hình thức
Thứ nhất, hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản quy phạm pháp luật, được quy định rõ ràng, chặt chẽ trong từng điều khoản để tránh sự hiểu sai dẫn đến sự lạm dụng pháp luật.
Thứ hai, thẩm quyền ban hành văn bản của các cơ quan nhà nước được quy định trong Hiến pháp và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Thứ ba, các văn bản quy phạm pháp luật nằm trong một hệ thống thống nhất : Văn bản của cơ quan cấp dưới phải phù hợp với văn bản của cơ quan cấp trên.
II. BẢN CHẤT CỦA PHÁP LUẬT
1. Bản chất giai cấp của pháp luật
- PL chỉ phát sinh, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp
- Các quy phạm PL do Nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giái cấp cầm quyền
- Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, quy định quyền tự do, bình đẳng, công bằng cho tất cả nhân dân.
2. Bản chất xã hội của pháp luật
- Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội
- Pháp luật phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai tầng khác nhau trong xã hội
- Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội, vì sự phát triển của xã hội.
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VỚI KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC
1. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế
- Là mối quan hệ biện chứng, hai chiều, xâm nhập vào nhau, tác động lẫn nhau, cùng thúc đẩy nhau phát triển.
- Pháp luật tác động đến kinh tế theo các hướng sau :
+ Hướng tích cực : Nếu pháp luật có nội dung tiến bộ, được xây dựng phù hợp với các quy luật kinh tế, phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế à tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế, kích thích kinh tế phát triển.
+ Hướng tiêu cực : Nếu pháp luật có nội dung lạc hậu, không phù hợp với các quy luật kinh tế à kìm hãm sự phát triển của kinh tế.
2. Mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị
- Được thể hiện tập trung trong mối quan hệ giữa đường lối, chính sách của đảng cầm quyền và pháp luật của nhà nước. Thông qua pháp luật, đường lối, chính sách của đảng cầm quyền trở thành ý chí của nhà nước.
3. Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức
- Trong quá trình xây dựng PL, nhà nước đưa những quy phạm đạo đức có tính phổ biến, phù hợp và tiến bộ vào trong các quy phạm PL.
IV - VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
1. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội
- Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình
- Quản lí bằng pháp luật là phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả
2. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình
Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền của mình
Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình
4. Củng cố, luyện tập:
- HS đọc phần tư liệu tham khảo (SGK trang 12,13 )
- Yêu cầu HS thực hiện bài tập 8 trang 15
5. Hướng dẫn học tập ở nhà : Yêu cầu HS trả lwoif các câu hỏi và bài tập ở SGK
File đính kèm:
- bai 1 Phap luat va doi song CUC HOT.doc