Giáo án Giáo dục công dân Khối 12 - Bản đẹp 2 cột - Năm học 2010-2011 - Trần Ân

1/ Về kiến thức :

 Khái niệm ,bản chất của Pháp luật , mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế , chính trị , đạo đức .

 Vai trò và giá trị của pháp luật đối với đời sống của mỗi cá nhân , đối với Nhà nước và xã hội .

2/ Về kỹ năng :

 Quan sát , tìm hiểu và bước đầu phân tích những sự kiện , những hành vi , ứng xử của bản thân và của những người xung quanh trong cuộc sống hàng ngày so với các chuẩn mực do pháp luật đặt ra.

 Vận dụng các kiến thức của bài học , đồng thời liên hệ với các kiến thức của lớp 10 , lớp 11 để làm sâu sắc hơn mối quan hệ biện chứng giữa pháp luật với kinh tế , chính trị , đạo đức

3/ Về thái độ :

 Hình thành thái độ tôn trọng pháp luật , ý thức tự giác tuân theo các quy tắc đạo đức và pháp luật trong cuộc sống , học tập ,lao động .

 

doc44 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Khối 12 - Bản đẹp 2 cột - Năm học 2010-2011 - Trần Ân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nêu khái niệm phát triển bền vững trong SGK . Thấy được vai trò của PL trong sự phát triển bền vững của đất nước . Nêu được nội dung bao gồm các vấn đề để đất nước phát triển bền vững : Bốn nội dung cơ bản . 1. Pháp luật với sự phát triển kinh tế đất nước : Trả lời các câu hỏi . Nêu được : Các phương tiện như : Chủ trương , chính sách , giáo dục , PL Ví dụ : Chủ trương : mở cửa . Chính sách : Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần Trong đó : Pháp luật là công cụ hữu hiệu mà không một công cụ nào có thể thay thế được . Nêu được : Pháp luật tác động đến sự tăng trưởng kinh tế : Thứ nhất : PL tạo ra khung pháp lý cần thiết của hoạt động sản xuất kinh doanh : quy định Về quyền tự do kinh doanh của công dân Về nghĩa vụ của nhà sản xuất kinh doanh Lấy được ví dụ chứng minh ( được thể hiện trong các bộ luật , đạo luật ) . Thứ hai : pháp luật đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân . Thứ ba : thông qua các quy định về thuế , PL tác động mạnh mẽ đến hoạt động SX – KD và là động lực thúc đẩy SX – KD phát triển . Đọc phần in nhỏ và cho biết ý nghĩa . Rút ra kết luận như trong SGK . 2. Pháp luật với sự phát triển văn hóa xã hội của đất nước : a/ Pháp luật với sự phát triển văn hóa của đất nước : Hiểu khái niệm văn hóa là gì : 2 nghĩa . Văn hóa có tầm quan trọng trong toàn bộ hoạt động của xã hội , là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội . Các quy định của PL về phát triển một nền văn hóa VN được cụ thể trong một số Bộ luật , đạo luật Trả lời câu hỏi trong SGK . b/ Pháp luật với việc bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội : Trả lời các câu hỏi trong SGK . Thảo luận các câu hỏi do GV đưa ra . Rút ra được các vấn đề : Lĩnh vực xã hội bao gồm các mặt cần phải quan tâm giải quyết . Muốn giải quyết vấn đề xã hội có hiệu quả và đảm bảo sự công bằng , tiến bộ thì cần có những quy định cụ thể trong pháp luật . Lấy được một số ví dụ trong các điều luật để minh họa . 3. Pháp luật với việc bảo vệ môi trường: Yêu cầu : Nắm được khái niệm về môi trường . Thế nào là bảo vệ môi trường . Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của Nhà nước và của mỗi CD . Trả lời các câu hỏi thảo luận của GV . Lấy ví dụ minh họa . Trả lời các câu hỏi trong SGK . Rút ra kết luận : Bảo vệ môi trường là một yếu tố đảm bảo sự phát triển bền vững xã hội . Mọi tổ chức , cá nhân cần có trách nhiệm bảo vệ và gìn giữ môi trường 4. Pháp luật với bảo vệ quốc phòng và an ninh : Chia nhóm thảo luận theo câu hỏi của GV . Đại diện trình bày . Rút ra được các ý sau : An ninh và quốc phòng vững chắc là một điều kiện đảm bảo sự phát triển bền vững đất nước . Bảo vệ quốc phòng an ninh là sự nghiệp của toàn dân mà nòng cốt là quân đội và công an . Bảo vể Tổ Quốc là nhiệm vụ thiêng liêng và cao cả của mỗi công dân . Học sinh liên hệ bản thân . Củng cố : Tóm tắt các kiến thức cơ bản trong bài . Hướng dẫn làm một số bài tập . Bài tập về nhà : Làm bài tập còn lại trong SGK . Chuẩn bị bài tiếp theo . Tiết 31+32 BÀI 10: PHÁP LUẬT VỚI HÒA BÌNH VÀ SỰ PHÁT TRIỂN , TIẾN BỘ CỦA NHÂN LOẠI ( 2 Tiết ) I – MỤC TIÊU BÀI HỌC : Học xong bài , HS cần đạt được : Về kiến thức : Nhận biết được khái niệm điều ước quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia . Nhận biết được cách thực hiện điều ước quốc tế ở các quốc gia . Hiểu được sơ bộ về sự tham gia tích cực của Việt Nam vào các điều ước quốc tế về quyền con người , về hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia , về hội nhập khu vực và quốc tế . Về kỹ năng : Phân biệt được điều ước quốc tế với các văn bản pháp luật quốc gia . Phân biệt được sơ bộ các loại điều ước quốc tế : về quyền con người , về hòa bình , hợp tác , về hội nhập khu vực và quốc tế . Về thái độ : Biết hưởng ứng các chủ trương , chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về đối ngoại . Trân trọng tình đoàn kết giữa các nước trong khu vực và thế giới . II – CHUẨN BỊ : Giáo viên : SGK , SGV , Giáo án , biểu đồ một số điều ước quốc tế . Học sinh : SGK , vở ghi . III – TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : Ổn định tổ chức . Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 15 phút . Câu hỏi : Câu 5 – Bài 9 – Trang 94 . Bài mới : Giới thiệu bài . HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1 Đơn vị kiến thức 1 Thuyết trình , đàm thoại Mức độ kiến thức : HS hiểu được Thế nào là điều ước quốc tế . Thực hiện điều ước quốc tế ở các quốc gia như thế nào ? Hỏi : Các em đã biết đến điều ước quốc tế nào ? Vì sao giữa các quốc gia cần có điều ước quốc tế ? Thế nào là điều ước quốc tế ? Lấy ví dụ về điều ước quốc tế . Giúp HS thấy được : * Điều ước quốc tế là tên gọi chung, mỗi loại có những tên gọi khác nhau như : Hiệp ước . Hiệp định . Công ước . Nghị định thư * Sử dụng sơ đồ 1 . Hoạt động 2 Đàm thoại , sử dụng sơ đồ Hỏi : Điều ước quốc tế có phải là văn bản pháp luật quốc gia không ? Các quốc gia phải làm như thế nào để nội dung của điều ước quốc tế được thực hiện ở nước mình ? Lấy ví dụ về việc thực hiện các điều ước quốc tế ở Việt Nam . Sử dụng sơ đồ 2 . Ví dụ : Việt Nam tham gia Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em (20/2/1990) . Hiệp định thương mại Việt - Mỹ . Hiệp ước về biên giới giữa Việt Nam – Trung quốc . Củng cố Đơn vị kiến thức 2 Hoạt động 1 Thuyết trình , đàm thoại Hỏi : Tại sao VN tích cực tham gia các điều ước quốc tế về quyền con người ? Việt Nam đã thực hiện điều ước quốc tế về quyền con người như thế nào ? Nêu một số điều ước quốc tế về quyền con người mà VN đã ký kết và thực hiện . Giải thích rõ hơn : Đảng , Nhà nước ta luôn quan tâm đến con người ; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân ; bảo đảm các quyền tự do , dân chủ cơ bản của công dân . Chuyển ý Hoạt động 2 Đàm thoại Hỏi : ( tương tự phần trên ) . Giải thích rõ : - Vì nhân dân Việt Nam luôn yêu chuộng hoà bình , luôn muốn sống trong bầu không khí hoà bình , hữu nghị và hợp tác , muốn là bạn , là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới . - Vì hợp tác , hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu thế chung trong thời đại ngày nay . Có hội nhập chúng ta mới có thể tranh thủ phát huy những khả năng về vốn , khoa học kỹ thuật , kinh nghiệm sản xuất kinh doanh cùng những thành tựu khác mà loài người đã đạt được , tạo điều kiện cần thiết cho công cuộc xây dựng đất nước . Chuyển ý Tổ chức thảo luận Giúp HS thấy được hội nhập kinh tế là một tất yếu khách quan . HS đọc phần “Mở đầu bài học” . 1. Điều ước Quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia a/ Khái niệm điều ước quốc tế Thấy được : Muốn thực hiện quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trong mọi lĩnh vực cần phải có điều ước quốc tế . Điều ước quốc tế do các quốc gia thoả thuận cùng ký kết . Nêu được ví dụ : ( có thể ) Hiệp ước về biên giới đất liền giữa CHXHCNVN và CHNDTH năm 1999 . Hiệp định khung về đầu tư Việt Nam – ASEAN Kết luận : Điều ước quốc tế là văn bản pháp luật quốc tế do các quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế thoả thuận ký kết , nhằm điều chỉnh quan hệ trong các lĩnh vực quan hệ quốc tế . b/ Thực hiện điều ước quốc tế ở các quốc gia Thấy được : Từ khi ký kết các điều ước quốc tế , các quốc gia thành viên có nghĩa vụ tôn trọng , chấp hành đúng những điều đã cam kết . Nếu quốc gia nào không thực hiện hoặc thực hiện không đúng sẽ bị coi là vi phạm pháp luật quốc tế . Từ đó , các quốc gia thực hiện điều ước quốc tế bằng cách : Ban hành các văn bản pháp luật mới hoặc sửa đổi , bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành cho phù hợp với nội dung của điều ước quốc tế . Tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước có liên quan để thực hiện các văn bản pháp luật trên . 2. Việt Nam với các điều ước quốc tế về quyền con người , về hoà bình , hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia , về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế a/Việt Nam với các điều ước quốc tế về quyền con người Trả lời câu hỏi của GV . Rút ra được KL : Quyền con người là quyền cơ bản của mỗi cá nhân mà Nhà nước nào cũng phải có trách nhiệm bảo đảm thực hiện . Nhà nước ta đã nghiêm chỉnh thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người . Lấy ví dụ ( phần in nhỏ SGK – trang 97 ) . b/Việt Nam với các điều ước quốc tế về hoà bình , hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia Trả lời các câu hỏi . Trao đổi , thảo luận . Yêu cầu nêu được : Bối cảnh quốc tế hiện nay đang có nhiều thay đổi theo xu hướng nào ? Vì sao VN cần thiết tham gia các hiệp định giữa các quốc gia về hoà bình , hữu nghị và hợp tác ? Vì sao VN đặc biệt quan tâm củng cố , duy trì và phát triển quan hệ hoà bình , hữu nghị và hợp tác với các nước láng giềng ? Rút ra được kết luận : Việt Nam thực hiện nhất quán chính sách đối ngoại đa phương hoá , đa dạng hoá , ký kết và tham gia nhiều điều ước quốc tế về hoà bình , hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia ; về hợp tác khu vực và quốc tế . c/ Việt Nam với các điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế Nêu được : Ở phạm vi khu vực . Ở phạm vi toàn thế giới . Củng cố Một số sơ đồ liên quan bài học Sơ đồ 1 : Tên gọi của điều ước quốc tế : TÊN GỌI MỘT SỐ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CƠ BẢN Hiệp định Ví dụ : Hiệp định thương mại VN – Hoa kỳ Hiệp ước Ví dụ : Hiệp ước về hoà bình , hữu nghị và hợp tác giữa VN và Liên bang Nga Công ước Ví dụ : Công ước của LHQ về Luật biển Sơ đồ 2 : Thực hiện điều ước quốc tế ở các quốc gia : CÁC BƯỚC THỰ HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ Ở QUỐC GIA Ban hành các văn bản pháp luật mới hoặc sửa đổi , bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành cho phù hợp với nội dung của điều ước quốc tế Tổ chức bộ máy cơ quan Nhà nước có liên quan để thực hiện các văn bản pháp luật trên Sơ đồ 3 : Các loại điều ước quốc tế mà VN đã ký kết tham gia : CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ MÀ VN ĐÃ KÝ KẾT THAM GIA Điều ước quốc tế về quyền con người - Công ước LHQ về quyền trẻ em . - Công ước năm 1966 về các quyền dân sự và chính trị . - Điều ước quốc tế về hoà bình , hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia - Hiệp định phân định Vịnh Bắc bộ giữa VN và TQ . - Hiệp định khung về đầu tư VN – ASEAN Điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế - Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung . -

File đính kèm:

  • docGIAO AN CONG DAN 12.doc
Giáo án liên quan