Giáo án Giáo dục công dân Khối 12 (Bản đầy đủ)

Câu1 ( 3 điểm)

 Đáp án : B

Câu 2 (7 điểm )

 Bài làm cần nêu được:

- Trong cuộc sống hằng ngày, pháp luật rất cần thiết đối với mỗi người và đối với toàn xã hội, pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi công dân, bảo đảm cho xã hội ổn định và phát triển trong trật tự. ( 3 điểm)

- Ví dụ: Học sinh cần nêu được hai ví dụ bất kì, mỗi ví dụ 2 điểm.

Đề 2:

Câu 1: ( 3 điểm)

 Pháp luật bắt buộc đối với ai?

( khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất)

A.Đối với mọi công dân.

B. Đối với mọi cá nhân và tổ chức.

C. Đối với mọi cơ quan nhà nước.

D. Đối với mọi tổ chức xã hội.

 

Câu 2 (7 điểm )

 Vì sao nói pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội ?

 

doc39 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Khối 12 (Bản đầy đủ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vi coi thường con gái, phân biệt đối xử giữa nam và nữ, vi phạm quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong gia đình. Câu 8 (2,5 điểm) 1/ Hành vi của Mai là coi thường pháp luật, xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của Huyền, vì Mai đã cố ý gây thương tích cho Huyền, ảnh hưởng đến sức khoẻ của Huyền. (1,5 điểm) 2/ Hành vi của Mai đã vi phạm pháp luật hình sự và có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nếu gây tổn hại cho sức khoẻ của Huyền mà tỉ lệ thương tật từ 11% trở lên hoặc gây cố tật nhẹ cho Huyền. (1 điểm) ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Đề 4: (Phạm vi kiểm tra : từ bài 1đến bài 5) I – MỤC TIÊU KIỂM TRA : 1. Về kiến thức : - Nêu được khái niệm pháp luật. - Hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí. - Hiểu được thế nào là công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí. - Nêu được khái niệm, nội dung một số quyền bình đẳng giữa của công dân trong kinh doanh. - Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực văn hoá. 2. Về kỹ năng : Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật. 3. Về thái độ : - Có ý thức tôn trọng pháp luật và xử sự theo đúng các quy định của pháp luật - Ủng hộ chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. II – HÌNH THỨC KIỂM TRA : Kết hợp tự luận và trắc nghiệm khách quan. III – MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA : Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Pháp luật và đời sống Nêu được khái niệm, bản chất của pháp luật ; mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính tri, đạo đức. Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật Có ý thức tôn trọng pháp luật và xử sự theo đúng quy định của pháp luật. Số câu Số điểm Tỉ lệ 0,5/1 1 0,5/1 1 1 2 20% 2. Thực hiện pháp luật. Hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí. Hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí. Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 0,5 1 2 2 2,5 25% 3. Công dân bình đẳng trước pháp luật. Hiểu được thế nào là công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí. Hiểu được thế nào là công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí. Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 0,75 1 2 2 2,75 27,5% 4. Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội. Nêu được khái niệm, nội dung một số quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực của đời sống XH. Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 0,5 1 0,5 5% 5. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. Ủng hộ chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 0,75 1 1,5 1 2,25 22,5% TS câu TS điểm Tỉ lệ 1 0,5 5% 0,5/1 1 10% 3 2 20% 2 4 40% 1,5/1 2,5 25% 8 10 100% IV – ĐỀ KIỂM TRA : Phần I – Trắc nghiệm khách quan (2,5 điểm) Câu 1 : (0,5 điểm) Trách nhiệm hình sự được áp dụng đối với mọi người vi phạm hình sự từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên ? ( khoanh tròn chữ cái trước câu em chọn) A. Từ đủ 12 tuổi trở lên. B. Từ đủ 14 tuổi trở lên. C. Từ đủ 16 tuổi trở lên. D. Từ đủ 18 tuổi trở lên. Câu 2 : (0,75 điểm) Nối cụm từ ở cột II với mỗi cụm từ ở cột I để được một khẳng định đúng về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. I II A. Công dân bình đẳng về quyền 1. Công dân dù ở địa vị nào, làm bất cứ nghề gì, khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ 2. Mọi công dân nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền theo quy định của pháp luật. C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí 3. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. 4. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Câu 3 : (0,75 điểm) Những khẳng định dưới đây là đúng hay sai về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực văn hoá ? (Đánh dấu X vào ô tương ứng) Khẳng định Đúng Sai A. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chử viết của mình. B. Các dân tộc có quyền giữ gìn bản sắc dân tộc của mình. C. Các dân tộc có quyền phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình. D. Các dân tộc thiểu số có quyền duy trì mọi phong tục, tập quán riêng của dân tộc mình. E. Người dân tộc thiểu số được hưởng chính sách ưu tiên trong giáo dục và đào tạo. Câu 4 : (0,5 điểm) Điền từ hoặc cụm từ phù hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau để làm rõ thế nào là quyền bình đẳng trong kinh doanh. “Bình đẳng trong kinh doanh được hiểu là, mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào quân hệ kinh tế, từ việc lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn..tổ chức kinh doanh, đến việc thực hiệntrong kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật”. Từ và cụm từ cho trước: - cách thức - hình thức - phương pháp - trách nhiệm - quyền và nghĩa vụ - bổn phận Phần II – Tự luận (7,5 điểm) Câu 5 : (2 điểm) Pháp luật là gì ? Nêu ví dụ. Trong cuộc sống hằng ngày, khi tham gia giao thong em đã xử sự đúng pháp luật chưa ? Xử sự như thế nào ? Câu 6 : (2 điểm) Thế nào là vi phạm pháp luật ? Có mấy loại vi phạm pháp luật ? Nêu ví dụ về mỗi loại. Câu 7 : (2 điểm) Tình huống : Vào giờ tan học buổi chiều, bốn học sinh đang đi xe đạp phải dừng lai theo yêu cầu của cảnh sát giao thông vì đi vào đường ngược chiều. Hai học sinh lớp 12 (17 tuổi) bị cảnh sát giao thông phạt tiền với mức mỗi người là 200.000 đ. Hai học sinh lớp 10 (15 tuổi) thì không bị phạt tiền mà chỉ bị phạt cảnh cáo bằng văn bản. Khi về nhà 2 học sinh lớp 12 kể lại cho bố mẹ nghe câu chuyện này. Bố mẹ 2 em tức lắm, vì cho rằng cảnh sát giao thông xử phạt như vậy là không công bằng : Cùng đi xe đạp vào đường ngược chiều mà người thì bị phạt tiền, người thì chỉ bị phạt cảnh cáo. Câu hỏi : Hành vi của cánh sát giao thong có trái với nguyên tắc “mọi công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí” hay không ? Vì sao ? Câu 8 : (1,5 điểm) Em hãy cho biết, học sinh phổ thông có thể làm gì để thực hiện chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộ, tôn giáo ? V – ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM : Phần I – Trắc nghiệm khách quan (2,5 điểm) Câu 1 (0,5 điểm) Đáp án : D Câu 2 (0,75 điểm) Nối 2 – A; 4- B; 1 – C. Câu 3 (0,75 điểm) Đúng : A, B, C, E; Sai : D Câu 4 (0,5 điểm) Điền từ hình thức vào chỗ trông thứ nhất, từ quyền và nghĩa vụ vào chỗ trống thứ hai. Phần II – Tự luận (7,5 điểm) Câu 5 : (2 điểm) Trong bài làm học sinh cần nêu được các ý sau: - Định nghĩa: Pháp luật là quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do nhà nước xây dựng, ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. (1 điểm) - Học sinh tự nhận xét, đánh giá ở mức độ đơn giản các hành vi xử sự của mình có phù hợp pháp luật hay không : khi tham gia giao thông : không vượt đèn đỏ(1 điểm) Câu 6 : (2 điểm) Học sinh cần nêu được : - Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. (0,5 điểm) - Có 4 loại vi phạm pháp luật. (0,5 điểm) - Nêu được 4 ví dụ tương ứng với 4 loại vi phạm pháp luật. (1 điểm) Câu 7 : (2 điểm) Trong bài, học sinh cần nêu được những ý sau : 1/ Cả 4 học sinh đều đi vào đường ngược chiều, cùng vi phạm như nhau nhưng hai bạn học sinh lớp 12 bị phạt tiền là đúng, còn 2 bạn học sinh lớp 10 không bị phạt tiền mà chỉ bị phạt cảnh cáo, vì pháp luật quy định không phạt tiền người dưới 16 tuổi. (1 điểm) 2/ Hành vi xử phạt của cảnh sát giao thông hoàn toàn không trái với nguyên tắc “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” . Pháp luật quy định không phạt tiền đối với người dưới 16 tuổi là đã tính đến đặc điểm về độ tuổi của người vi phạm, không phải ai cũng bị xử lí như nhau. Đây thực chất là nội dung của quyền bình đẳng. (1 điểm) Câu 8 : (1,5 điểm) Học sinh cần thể hiện rõ thái độ của mình : - Đồng tình, nói và làm đúng chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. (0,75 điểm) - Tuyên truyền ở phạm vi phù hợp với lứa tuổi về chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tôc, tôn giáo. (0,75 điểm) PHẦN THỨ HAI ĐỀ KIỂM TRA MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 HỌC KỲ II Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản Đề 1 Câu 1(3 điểm): Những quy định dưới đây là đúng hay sai quy định của pháp luật về khám chổ ở của công dân ? ( Đánh dấu X vào ô tương ứng) Khẳng định Đúng Sai A. Trong mọi trường hợp, không ai được vào chổ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. B. Có thể khám chổ ở của công dân trong trường hợp được pháp luật cho phép. C. Khi có lệnh khám chổ ở của công dân thì có thể khám tuỳ ý, không cần theo trình tự thủ tục của pháp luật. D. Khi có lệnh khám chổ ở của công dân thì cũng phải tiến hành khám theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. E. Không được khám chổ ở vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được, nhưng phải ghi rõ lí do vào biên bản. Câu 2 (7 điểm): Công dân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận như thế nào ? Nêu ví dụ. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1(3 điểm): Đáp án: Đúng : B, D, E ; Sai : A, C. Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm; mỗi ý sai cho 0,75 điểm. Câu 2 (7 điểm): Công dân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách: - Trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình. (2,5 điểm) - Viết bài đăng báo để bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước; về ủng hộ cái đúng, cái tốt, phê phán và phản đối cái sai, cái xấu trong đời sống xã hội. (2,5 điểm) - Đóng góp ý kiến, kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri ở cơ sở. (2 điểm)

File đính kèm:

  • docDe kiem tra 1 tiet mon GDCD LOP 12.doc
Giáo án liên quan