1) Về kiến thức:
Học sinh cần đạt:
- Vai trò quyết định của sản xuất của cải vật chất đối với đời sống xã hội.
- Khái niệm, các bộ phận hợp thành và vai trò của từng yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất: Sức lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động.
2) Về kỹ năng:
- Phân tích các khái niệm và mối quan hệ liên kết giữa những nội dung chủ yếu của bài.
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, giải thích một số vấn đề thực tiễn có liên quan đến bài học.
3) Về thái độ:
- Thấy được tầm quan trọng của hoạt động sản xuất của cải vật chất.
- Biết quý trọng người lao động, xác định lao động là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân.
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Khối 11 - Tiết 1 - Bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ(T1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1) Về kiến thức:
Học sinh cần đạt:
- Vai trò quyết định của sản xuất của cải vật chất đối với đời sống xã hội.
- Khái niệm, các bộ phận hợp thành và vai trò của từng yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất: Sức lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động.
2) Về kỹ năng:
- Phân tích các khái niệm và mối quan hệ liên kết giữa những nội dung chủ yếu của bài.
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, giải thích một số vấn đề thực tiễn có liên quan đến bài học.
3) Về thái độ:
- Thấy được tầm quan trọng của hoạt động sản xuất của cải vật chất.
- Biết quý trọng người lao động, xác định lao động là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân.
II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
KN phân tích, KN hợp tác, KN phản hồi/lắng nghe tích cực khi thảo luận.
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
Thảo luận lớp, thảo luận nhóm, kĩ thuật trình bày 1 phút
IV.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Sử dụng các dụng cụ trực quan như: Sơ đồ, biểu bảng, bảng phụ, bút dạ ...
V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a)Khám phá:
b)Kết nối:
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1: Đàm thoại để tìm hiểu vai trò của sản xuất của cải vật chất:
Mục tiêu: Giúp HS hiểu vai trò của sản xuất của cải vật chất.
Cách thực hiên: GV thực hiện TG 15 phút.
GV đặt vấn đề dẫn dắt:
Để hiểu được vai trò sản xuất của cải vật chất trong sự phát triển kinh tế trước ta phân tích xem:
?Sản xuất của cải vật chất là gì ?
- Yêu cầu học sinh thảo luận phân tích về khái niệm sản xuất vật chất?
- Đại diện nhóm trình bày
- Đề nghị nhóm khác nhận xét, đánh giá, nếu thấy thiếu thì bổ xung theo ý kiến của nhóm mình.
=> Giáo viên kết luận
Ngoài VD GV nêu ra, yêu cầu HS lấy thêm 1 vài VD khác.
Sau khi HS lấy được 1 vài VD GV phân tích tiếp.
? Theo em có vải trò quan trọng như thế nào ? Và tại sao các hoạt động khác phải nhằm phục vụ hoạt động sản xuất ?
Gọi 1 - 2 học sinh trả lời
GV dẫn dắt chuyển ý:
Trước hết, GV trình bày sơ đồ về mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình SX. Sau đó đi sâu phân tích từng yếu tố.
GV nêu sơ đồ về các yếu tố hợp thành sức lao động.
HS chứng minh rằng: Thiếu một trong hai yếu tố thì con người không thể có sức lao động.
Hoạt động 2: Thảo luận lớp để tìm hiểu các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất.
Mục tiêu: Giúp HS hiểu các yếu tố của quá trình sản xuất.
Cách thực hiện: GV thực hiện TG 23 phút.
GV yêu cầu 1 HS đọc KN lao động trong SGK. Sau đó phân tích.
GV đặt câu hỏi:
Tại sao nói sức lao động mới chỉ là khả năng, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động ?
Sơ đồ 02: Các yếu tố hợp thành sức lao động.
Thể lực
Sức lao động
Trí lực
Gọi HS trả lời.
GV kết luận:
Yêu cầu 1HS đọc KN đối tượng LĐ GV đưa ra sơ đồ 03. Đối tượng LĐ phân tích sơ đồ và KN.
Sơ đồ 03.
Có sắn trong TN
ĐTLĐ:
Đã trải qua t/đ của LĐ
Gọi HS lấy VD minh hoạ về đối tượng LĐ của một số ngành, nghề khác nhau trong XH.
Đọc KN về TLLĐ (SGK).
Đưa sơ đồ các bộ phận hợp thành tư liệu lao động.
Gọi HS phát biểu ý kiến phân biệt các bộ phận của TLLĐ ở 1 số ngành trong XH.
GV kết luận:
Nội dung kiến thức
1) Vai trò của sản xuất của cải vật chất:
- Khái niệm: SX của cải vật chất ?
Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các vật thể của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
VD:
Nhu cầu của HS đến lớp có bàn ghế để phục vụ cho học tập tốt hơn thì người thợ mộc phải tác động vào cây gỗ biến nó thành bộ bàn ghế ...
- Vai trò của sản xuất của cải vật chất:
+ Là cơ sở tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người.
+ Thông qua lao động sản xuất, con người được cải tạo, phát triển và hoàn thiện cả về thể chất và tinh thần.
+ Hoạt động sản xuất là trung tâm, là tiền đề thúc đẩy các hoạt động khác của xã hội phát triển.
+ Lịch sử XH loài người là 1 quá trình phát triển và hoàn thiện liên tục các phương thức SX, là quá trình thay thế phương thức SX cũ, lạc hậu bằng phương thức SX mới, tiến bộ hơn.
2) Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. (SXCCVC)
Sơ đồ mối quan hệ giữa 3 yếu tố của quá trình SX (sơ đồ 01)
Sức lao động -> Tư liệu lao động -> đối tượng lao động => SP.
* Sức lao động:
- Lao động:
Là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ các nhu cầu cho đời sống con người.
Lao động của con người có kế hoạch, tự giác, sáng tạo, có kỷ luật, có trách nhiệm. Vì vậy LĐ là hoạt động bản chất nhất của con người, nhờ đó để phân bịêt với hoạt động bản năng của con vật.
Vì: Chỉ khi sức lao động kết hợp với tư liệu sản xuất thì mới có quá trình lao động.
* Đối tượng lao động:
* Tư liệu lao động: Sơ đồ 04.
Công cụ LĐ
TLLĐ: Hệ thống bình Chứa
Kết cấu hạ tầng
=> Nhìn vào kết quả SX, có 2 yếu tố kết tinh trong sản phẩm đó là:
Tư liệu LĐ + đối tượng LĐ = TL SX.
=> Sức LĐ + Tư liệu SX = Sản phẩm.
4. Củng cố và luyện tập.:
Yêu cầu HS lên bảng vẽ sơ đồ về các yếu tố hợp thành sức lao động, tư liệu SX, tư liệu LĐ, đối tượng LĐ, quá trình LĐSX, phát triển kinh tế. Đồng thời tất cả cùng tham gia đánh giá, bổ sung và phát biểu về tầm quan trọng của các vấn đề nêu trên.
5. Hướng dẫn về nhà:
Đọc lại bài, trình bày bài bằng sơ đồ.
Soạn trước tiết 2 của bài.
VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
File đính kèm:
- tiet 1 Bai 1 Cong dan voi su phat trien kinh te.doc