Mỗi cộng đồng đều có những chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử riêng mà mỗi cá nhân sống trong đó phải có nghĩa vụ tuân thủ. Đối với tập thể lớp học, nhà trường và cộng đồng dân cư, nơi cư trú, hòa nhập, hợp tác là những chuẩn mực đạo đức quan trọng nhất mà công dân hiện nay cần phải có, Chúng ta đã biết được là công dân, ai cũng sống, học tập và làm việc trong cộng đồng và mỗi con người phải biết sống nhân nghĩa, đối xử với người khác theo lẽ phải. Tuy nhiên ngoài việc sống nhân nghĩa mỗi chúng ta cần phải sống hoà nhập với cộng đồng và xã hội, phải hợp tác giúp đỡ lẫn nhau. Thì đó là nội dung của tiết học hôm nay sẽ cho chúng ta biết: Hòa nhập là gì? Hợp tác là gì? Cô và các em cùng tìm hiểu phần tiếp theo của bài 13: “Công dân với cộng đồng”
6 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 639 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Khối 11 - Bài 13: Công dân với cộng đồng - Nguyễn Thị Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường PT: THỰC HÀNH SƯ PHẠM
Tổ chuyên môn: Sử - GDCD
GIÁO ÁN THỰC TẬP GIẢNG DẠY
Bài 13: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG
( tiết 2 )
Ngày tháng năm.
Sinh viên: Nguyễn Thị Oanh MSSV: DCT096035
Lớp: DH10CT
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Tấn
Mục tiêu bài học:
Học xong bài này, HS cần đạt được:
Về kiến thức:
- Nêu được thế nào là hòa nhập, hợp tác.
- Nêu được các biểu hiện đặc trưng của nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác.
- Hiểu được hòa nhập, hợp tác là những yêu cầu đạo đức của người công dân hiện nay trong mối quan hệ với cộng đồng nơi ở và tập thể lớp học, trường học.
Về kỹ năng:
- Biết sống hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh
Về thái độ:
- Yêu quý, gắn bó với lớp, với trường, với cộng đồng nơi ở.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Sách giáo khoa GDCD 10.
Sách giáo viên GDCD 10.
Tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
Biểu đồ, sơ đồ có liên quan đến nội dung bài học.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sách giáo khoa GDCD 10.
- Xem bài học bài trước khi đến lớp
III. Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong bài này:
- Kỹ năng
- Kỹ năng
IV. Các phương pháp kỹ thuật dạy học:
Để dạy bài này, GV có thể sử dụng kết hợp các phương pháp:
Phương pháp thuyết trình.
Phương pháp đàm thoại.
Phương pháp nêu vấn đề.
Thảo luận nhóm
V. Phương tiện dạy học:
- Bảng phụ
- Tranh ảnh minh họa
VI. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp: 1”
2. Kiểm tra bài củ: 3”
Câu hỏi: Cộng đồng là gì? Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống con người được thể hiện như thế nào?
3. Khám phá: 1”
Mỗi cộng đồng đều có những chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử riêng mà mỗi cá nhân sống trong đó phải có nghĩa vụ tuân thủ. Đối với tập thể lớp học, nhà trường và cộng đồng dân cư, nơi cư trú, hòa nhập, hợp tác là những chuẩn mực đạo đức quan trọng nhất mà công dân hiện nay cần phải có, Chúng ta đã biết được là công dân, ai cũng sống, học tập và làm việc trong cộng đồng và mỗi con người phải biết sống nhân nghĩa, đối xử với người khác theo lẽ phải. Tuy nhiên ngoài việc sống nhân nghĩa mỗi chúng ta cần phải sống hoà nhập với cộng đồng và xã hội, phải hợp tác giúp đỡ lẫn nhau. Thì đó là nội dung của tiết học hôm nay sẽ cho chúng ta biết: Hòa nhập là gì? Hợp tác là gì? Cô và các em cùng tìm hiểu phần tiếp theo của bài 13: “Công dân với cộng đồng”
Thời gian
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính của bài
25 phút
Hoạt động 1: Bằng phương pháp tình huống kết hợp thuyết trình giáo viên giúp học sinh tìm hiểu hòa nhập là gì?
Mục tiêu: Hòa nhập là gì?
- Cách tiến hành:
- GV: Như chúng ta đã biết, cộng đồng là môi trường xã hội để các cá nhân thực hiện liên kết, hợp tác với nhau, tạo nên đời sống của mình và cộng đồng. Tuy nhiên không phải ai cũng hòa nhập được với cộng đồng, xã hội. Vậy thế nào là hòa nhập, ý nghĩa của hòa nhập là gì? Chúng ta cùng nghiên cứu mục b
- GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Giáo viên chia lớp ra thành 3 nhóm, sau đó phát phiếu học tập cho từng nhóm( các nhóm thảo luận trong 3 phút trả lời các tình huống sau:
+ Nhóm 1:
Tình huống 1 : Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng bôn ba rất nhiều nơi. Nhưng dù ở đâu Bác cũng luôn gần gũi, yêu thương mọi người. Quan tâm giúp đỡ đồng cam cộng khổ với nhân dân. Được nhân dân tin cậy và yêu mến.
Câu hỏi tình huống 1:
- GV: Bác Hồ là người như thế nào? Qua đó chúng ta học tập được gì?
=> Bác Hồ là một người có lối sống giản dị, gần gũi, hoà đồng với mọi người, được mọi người yêu mến. Mọi người dân đều yêu mến gọi người bằng một tiếng Bác thân thương.
+ Nhóm 2:
Tình huống 2: Bố Minh bị tai nạn giao thông, mẹ đi lấy chồng khác, Minh ở với ông bà nội. Được sự quan tâm của thầy cô, bạn bè. Minh không mặc cảm, tự ti, sống vui vẻ, gần gũi với bạn bè, cố gắng học tập tốt, hiếu thuận với ông bà. Minh cảm thấy yêu cuộc đời, yêu mọi người hơn khi nhận được sự quan tâm ấy.
- GV: Minh là một cậu bé như thế nào? Qua những việc làm của thầy cô và bạn bè của Minh em học tập được gì?
=> Minh là một cậu bé có nghị lực sống hoà nhập, chan hoà với mọi người. Chính vì thế cậu đã vượt qua được số phận của mình và luôn luôn dược mọi người yêu mến.
+ Nhóm 3:
Tình huống 3: Bạn Nam 13 tuổi bố mẹ mất sớm Nam sống một mình không ai nương tựa, bà 2 hàng sớm bảo rằng ba mẹ mất sớm thì tự làm mà sống đừng nhờ vả người khác để làm bận tâm họ, Nam không trả lời bà 2, em quyết định sống một mình tự kiếm tiền chan trải cuộc sống và đi học, em thường cảm thấy ngạy khi được sự quan tâm chia sẻ của thầy cô và bạn bè?
- GV: Em có nhận xét gì về hành vi của bà 2? Nếu em là Nam thì em sẽ làm gì trước sự quan tâm của bạn bè và thầy cô?
Như vậy, theo các em thế nào là sống hòa nhập ?
- HS: trả lời
- GV: nhận xét
Vì sao chúng ta phải sống hoà nhập với cộng đồng?
- HS: trả lời
- GV: nhận xét
Người sống hoà nhập với cộng đồng sẽ có thêm niềm vui, niềm tin và sức mạnh vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
Người sống không hòa nhập sẽ cảm thấy đơn độc, buồn tẻ, cuộc sống kém phần ý nghĩa.
- GV: Mỗi học sinh cần phải sống hoà nhập với tập thể lớp học, trường học, với cộng đồng nơi ở. Vậy các em cần phải làm gì để sống hòa nhập với cộng đồng, xã hội ?
- GV: Để củng cố kiến thức phần này cho HS làm bài tập. GV treo bảng phụ và hỏi HS:
- GV: Em tán thành hay không tán thành với từng ý kiến dưới đây? Vì sao?(Câu tán thành đánh dấu X)
1. Sống hoà nhập với cộng đồng sẽ có thêm niềm vui, sức mạnh vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
2. Không cần sống hoà nhập vì việc của ai người nấy biết.
3. Chỉ sống hoà nhập khi mình cần sự giúp đỡ.
4. Những người năng lực yếu kém mới cần sống hoà nhập..
- GV: Gọi HS lên bảng
- HS: Cả lớp nhận xét
- GV: Cho điểm HS
=> Đáp án đúng: 1
b. Hòa nhập
Khái niệm : Sống hòa nhập là gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người ; không gây mâu thuẫn, bất hoà với người khác ; có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng
Để sống hoà nhập với cộng đồng, xã hội, học sinh cần phải
+ Tôn trọng, đoàn kết, giúp đỡ, vui vẻ, chan hòa với bạn, thầy cô, mọi người xung quanh, không xa lánh , bè phái, gây mâu thuẫn, mất đoàn kết với người khác.
+ Tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, vận động mọi người cùng tham gia.
15 phút
Hoạt động 2: Bằng phương pháp trò chơi kết hợp vấn đáp giáo viên giúp học sinh tìm hiểu hợp tác là gì?
Mục tiêu: Hòa nhập là gì?
- Cách tiến hành:
- GV: Tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Đoán đồ vật”
- GV: Gọi 2 học sinh lên bảng tham gia trò chơi:
* Luật chơi: Một học sinh mô tả đồ vật, học sinh còn lại đoán đồ vật đó là gì.
-GV: Nhận xét
Hai bạn vừa tham gia xuất sắc trò chơi đoán đồ vật rất thành công vì các bạn đã hợp tác với nhau.
Trong cuộc sống con người cần phải biết hợp tác với nhau để làm việc, sinh hoạtVí dụ: Chơi đá bóng, hay cùng nhau giải bài tập nhóm
- GV: Thế nào là hợp tác?
- GV: Theo em, hợp tác có những biểu hiện cơ bản nào ? cho ví dụ?
Hợp tác giữa các HS trong nhóm để giải quyết một nhiệm vụ học tập do thầy, cô giáo giao cho hoặc để chuẩn bị cho một buổi tham quan, dã ngoại
Biểu hiện của hợp tác.
+ Cùng bàn bạc
+ Phối hợp nhịp nhàng
+ Hiểu biết về nhiệm vụ của nhau
+ Sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ
- GV: Lưu ý cho HS:
Hợp tác khác với việc chia bè, kéo cánh, kết thành phe phái để gây mâu thuẫn, mất đoàn kết, tranh giành nhau vì mục đích trục lợi cho lợi ích cá nhân hoặc cho một nhóm người.
- GV: Theo em, khi chúng ta thực hiện tốt hợp tác thì sẽ đem lại ý nghĩa gì ?
- GV: Trong hợp tác chúng ta phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản nào ?
Nguyên tắc hợp tác.
+ Tự nguyện, bình đẳng
+ Các bên cùng có lợi
- GV: Theo em, có các loại hợp tác cơ bản nào ?
- GV: Ví dụ:
+ Hợp tác song phương giữa Việt Nam với Trung Quốc trong 16 chữ vàng: “Láng giềng thân thiện, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”
+ Hợp tác đa phương giữa các nước Đông Nam Á trong khối ASEAN
- GV: Từ khi ngồi trên nghế nhà trường, học sinh chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần hợp tác với mọi người trong các hoạt động học tập, lao động, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
- GV:Vậy để thực hiện tốt tinh thần hợp tác học sinh cần phải làm gì ?
Học sinh phải :
+ Cùng nhau bàn bạc, xây dựng kế hoạch, phân công cụ thể.
+ Nghiêm túc thực hiện.
+ Phối hợp nhịp nhàng, chia sẻ, đóng góp sáng kiến cho nhau.
+ Đánh giá rút kinh nghiệm
- GV: kết luận
- Mỗi công dân phải biết sống hoà hợp và hợp tác với nhau để cùng phát triển.
- Là học sinh các em phải biết giúp đỡ nhau cùng học tập và tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ của trường, của lớpKhông được kéo bè kéo cánh gây mất đoàn kết trong lớp.
c. Hợp tác
Khái niệm : Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
Ý nghĩa của hợp tác.
+ Tạo nên sức mạnh tinh thần và thể chất
+ Đem lại chất lượng và hiệu quả công việc
+ Phẩm chất của con người mới đó là biết hợp tác
4. Củng cố: 4 phút
Bài tập 1: Giáo viên cho học sinh trả lời các câu hỏi sau :
+ Em hiểu thế nào về quan điểm của đảng ta : “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước”
Bài tập 2: Giải thích câu ca dao sau :
“Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao”
5.Dặn dò:1 phút
Về nhà các em học bài cũ và làm các bài tập 4, 6 ,7 SGK trang 94 và chuẩn bị trước bài 14
Giáo viên hướng dẫn duyệt Sinh viên thực tập
NGUYỄN VĂN TẤN NGUYỄN THỊ OANH
File đính kèm:
- oanh4.doc