Hoạt động của thầy và trò
Thảo luận Tổ: Tìm hiểu vai trò TGQ, PPL của triết học.
- GV: Lập bảng so sánh
- HS: Đọc SGK trình bày nội dung
Câu hỏi: Hãy cho biết đối tượng nghiên cứu của các bộ môn khoa học cụ thể (Toán, Lý, Hoá, Văn, Sử.)
- HS: nêu KL: Triết học có vai trò TGQ, PPL chung cho mọi hoạt động thực tiễn và hđ nhận thức của con người. Nội dung kiến thức
1. Thế giới quan và phương pháp luận:
a. Vai trò TGQ và PPL của triết học:
- Triết học: Là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về TG và vị trí của con người trong TG.
- Triết học N/C: Những quy luật chung nhất của sự VĐ và phát triển của TN-XH-TD. (VC-YT, TTXH-YTXH, Lý luận và thực tiễn).
77 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Khối 10 - Bản đẹp 2 cột - Năm học 2011-2012 - Mã Anh Phong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
?
+ Tự nhận thức đúng về mình có phải là điều dễ dàng không?
+ Có ai chỉ toàn ưu điểm hoặc toàn điểm yếu?
+ Để phát triển tốt hơn mỗi người cần phải làm gì?
- HS: Đại diện nhóm trả lời; cá nhân trong lớp thảo luận.
- GV: N/xét, bổ sung, kết luận.
- GV: Yêu cầu HS đọc tấm gương SGK và thảo luận:
* Thế nào là tự hoàn thiện bản thân?
* Chúng ta có cần tự hoàn thiện bản thân không? Vì sao?
* Bạn nào trong lớp (trong trường) em cho là tấm gương để em học tập để tự hoàn thiện bản thân?
- HS: Đại diện nhóm trả lời.
- GV: N/xét, bổ sung, kết luận.
- GV: * Yêu cầu HS liệt kê những yêu cầu đạo đức của xã hội đối với người công dân trong giai đoạn hiện nay. (ví dụ như: lương tâm, danh dự, trách nhiệm, yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung, khiêm tốn, trung thực, giản dị, hoà nhập, hợp tác,)
- HS đối chiếu các yêu cầu trên với bản thân mình và tự đánh giá xem mình thực hiện tốt những yêu cầu nào, những yêu cầu nào cần phải cố gắng hơn.
- Em hãy suy nghĩ để tự hoàn thiện bản thân theo những yêu cầu đạo đức xã hội, em phải làm gì?
- Em hãy suy nghĩ và nêu một việc cần làm.
- HS: Đại diện các nhóm trả lời.
- GV: Tổng kết các ý kiến và kết luận về quyền trách nhiệm tự hoàn thiện bản thân; về cách xây dựng kế hoạch tự hoàn thiện bản thân.
Nội dung kiến thức
1/ Thế nào là tự nhận thức về bản thân?
- Tự nhận thức là một kĩ năng sống cơ bản, giúp con người biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình (tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu)
- Mỗi người đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng, không ai hoàn thiện, hoàn mĩ, không ai chỉ toàn nhược điểm. Lứa tuổi thanh thiếu niên các em có những điểm đáng tự hào, hài lòng về mình và có những điểm cần cố gắng, hoàn thiện hơn.
- Chúng ta cần tin vào bản thân, quý trọng bản thân mình, đừng mặc cảm, tự ti. Điều quan trọng là cần phát huy điểm mạnh; khắc phục, hạn chế điểm yếu để ngày càng hoàn thiện hơn.
- Nên tôn trọng, thừa nhận và học hỏi những điểm tốt của người khác để tiến bộ.
- Tự nhận thức về mình không dễ dàng, cần phải rèn luyện.
- Để phát triển tốt mỗi người cần phải: Hiểu đúng về mình, có những quyết định, những lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả năng của bản thân, giao tiếp ứng xử phù hợp với người khác. Nếu đánh giá cao hoặc quá thấp về bản thân đều có thể dẫn đến những sai lầm, thất bại trong cuộc sống.
2/ Tự hoàn thiện bản thân
a. Thế nào là tự hoàn thiện bản thân?
Tự hoàn thiện bản thân là quá trình phát huy ưu điểm, khắc phục sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điểm tốt của người khác để bản thân ngày một tốt hơn, tiến bộ hơn.
b. Vì sao phải tự hoàn thiện bản thân?
- Chúng ta cần tự hoàn thiện bản thân; vì: Ai cũng có những mặt mạnh, mặt yếu riêng, không có ai là hoàn thiện, hoàn mĩ.
Mặt khác, xã hội không ngừng phát triển, luôn đề ra những yêu cầu mới cao hơn đối với các thành viên. Vì vậy, nếu không ngừng rèn luyện, tự hoàn thiện mình thì con người sẽ trở nên lạc hậu, tụt hậu với xã hội.
- Có thể nêu tấm gương về học tập của HS.
3/ Tự hoàn thiện bản thân như thê nào?
- Mỗi người có quyền phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện để tự hoàn thiện bản thân theo các giá trị đạo đức xã hội và có quyền nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của gia đình, nhà trường, bạn bè, xã hội, để thực hiện mục tiêu tự hoàn thiện bản thân.
- Để tự hoàn thiện bản thân, chúng ta cần:
+ Tự nhận thức đúng về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân đối chiếu với các chuẩn mực đạo đức xã hội.
+ Lập kế hoạch phấn đấu, rèn luyện bản thân theo từng mốc thời gian cụ thể.
+ Xác định rõ những biện pháp cần thực hiện.
+ Xác định những thuận lợi đã có, những khó khăn có thể gặp phải và cách vượt qua những khó khăn đó.
+ xác định được những người tin cậy có thể hỗ trợ, giúp đõ mình.
+ Có quyết tâm thực hiện và biết tìm kiếm sự giúp đỡ của những người tin cậy.
4/ Củng cố bài:
- Thế nào là tự hoàn thiện bản thân?
Ký duyệt
16/ 04/2012
Nguyễn Xuân Thành
- Cách thức thực hiện.
5/ Dặn dò: Học bài cũ, xem, chuẩn bị ôn tập từ bài 10 đến bài 16.
IV/ Rút kinh nghiệm:
..
..
..
..
Tuần 35
Ngày soạn: 21/ 04/ 2012
Tiết 35
ÔN TẬP
I/ Mục Tiêu:
1/ Về kiến thức:
Giúp học sinh hệ thống hoá một số kiến thức cơ bản trong chương trình đã học.
2/ Về kỹ năng:
Trên cơ sở những kiến thức đã học có thể vận dụng vào hoạt động thực tiễn trong đời sống hàng ngày của bản thân mình.
3/ Về thái độ:
Có ý thức tự giác trong học tập cũng như trong khi làm bài kiểm tra.
II/ Chuẩn bị:
Giáo Viên:
Nội dung ôn tập
Học sinh:
Củng cố lại nội dung bài đã học.
III/ Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là tự hoàn thiện bản thân? Cách thức thực hiện.
3. Câu hỏi
Một số câu hỏi tự luận
Câu 1: Hãy cho biết: vì sao nói con người là chủ thể của lịch sử; là mục tiêu phát triển của xã hội? Tại sao chỉ có CNXH con người mới có điều kiện phát triển toàn diện?
Câu 2: Đạo đức là gì? phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục, tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người? Nêu ví dụ để làm rõ nội dung trên.
Câu 3: Hãy cho biết: vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội? Bản thân em cần phải làm gì để trau dồi đạo đức XHCN?
Câu 4: Nghĩa vụ là gì? nêu ví dụ để làm rõ trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội? nghĩa vụ của người thanh niên Việt Nam hiện nay?
Câu 5: Lương tâm là gì? Vì sao người ta sợ dư luận xã hội hơn chính lương tâm bản thân mình? Làm thế nào để trở thành người có lương tâm? Liên hệ bản thân phải làm gì để có lương tâm trong sáng?
Câu 6: Nhâm phẩm và danh dự là gì? Nó có vai trò như thế nào đối với đạo đức cá nhân? Hãy phân biệt tự trọng với tự ái?
Câu 7: Hạnh phúc là gì? Vì sao hạnh phúc của cá nhân không tách rời hạnh phúc của xã hội? Theo em hạnh phúc của một HS trung học là gì? Bản thân em cần phải làm gì để chuẩn bị cho cuộc sống tương lai sau này?
Câu 8: Tình yêu là gì? thế nào là một tình yêu chân chính? Những điều nên tránh trong tình yêu? Bản thân em cần phải làm gì để có một tình bạn, tình yêu trong sáng?
Câu 9: Hôn nhân là gì? cơ sở của HN? Phân tích những nguyên tắc của chế độ HN ở nước ta hiện nay? Hãy nêu ví dụ để phê phán một số quan niệm HN ở địa phương mà em biết không phù hợp với xã hội ta.
Câu 10: Gia đình là gì? Chức năng của gia đình? Mối quan hệ của gia đình và trách nhiệm của các thành viên? Bản thân em cần phải làm gì để góp phần xây dựng gia đình yên vui, hạnh phúc?
Một số câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: gia đình VN hiện nay chịu ảnh hưởng của nhân tố nào sau đây:
a) Đạo đức c) Pháp luật
b) Phong tục, tập quán d) cả ba yếu tố trên
Câu 2: Hãy chọn phương án đúng trong các trường hợp sau về điều kiện kết hôn:
Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.
Nam từ 21 tuổi trở lên, nữ từ 19 tuổi trở lên.
Nam từ 24 tuổi trở lên, nữ từ 22 tuổi trở lên.
Ký duyệt
23/ 04/2012
Nguyễn Xuân Thành
Cả ba trường hợp trên
Tuần 35
Ngày soạn: 23/ 04/ 2012
Tiết 35
ĐỀ THI HỌC KỲ II. Năm học 2011 – 2012
Môn : GDCD Khối 10
Thời gian 45 phút
Đề bài:
Câu 1: Gia đình là gì? Gia đình có những chức năng cơ bản nào? Chức năng nào đóng vai trò quan trọng? Vì sao? (4đ)
Câu 2: Thế nào là sống hòa nhập? Vì sao chúng ta phải sống hòa nhập? Làm thế nào để có thể sống hòa nhập? (3đ)
Câu 3: Thế nào là lòng yêu nước? Theo em biểu hiện lòng yêu nước của học sinh phải như thế nào. (3 đ)
ĐÁP ÁN
Câu 1.(4đ). Gia đình là gì? Phân tích các chức năng cơ bản của gia đình.
* Gia đình là một cộng đồng người sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.(0,5đ)
* Chức năng của gia đình: Gia đình gồm có các chức năng sau:
+ Chức năng duy tri nòi giống. (0,5đ)
+ Chức năng kinh tế. (0.5đ)
+ Chức năng tổ chức đời sống gia đình. (0.5đ)
+ Chức năng nuôi dưỡng ,giáo dục con cái. (0.5đ)
Trong đó chức năng nuôi dưỡng, giáo dục đóng vai trò đặc biệt quan trọng. (1 đ)
Giải thích rõ ràng chính xác. (1 đ)
Câu 2.(3đ). Thế nào là sống hòa nhập? Vì sao chúng ta phải sống hòa nhập? Làm thế nào để có thể sống hòa nhập?
-Thế nào là sống hòa nhập?(1đ)
Hòa nhập là sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người; không gây mâu thuẫn bất hòa với người khác; có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.
-Vì sao chúng ta phải sống hòa nhập?(1đ)
Sống hòa nhập với cộng đồng sẽ có thêm niềm vui và sức mạnh vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Ngược lại, người sống không hòa nhập sẽ cảm thấy đơn độc, buồn tẻ, cuộc sống sẽ kém ý nghĩa.
- Làm thế nào để có thể sống hòa nhập?(1đ)
Tôn trọng, đoàn kết, quan tâm, gần gũi, vui vẻ, cởi mở, chan hòa với thầy cô giáo, bạn bè và mọi người xung quanh; không xa lánh, bè phái, gây mâu thuẫn, mất đoàn kết với người khác.
Tích cực tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.
Câu 3: (3 đ)
- Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc. (0.5 đ)
- Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu con người, như yêu gia đình, người thân, những thành quả do mình tạo ra, yêu nơi mình sinh ra lớn lênyêu quê hương, làng xóm, tình yêu đất nước. (0.5 đ)
- Biểu hiện của lòng yêu nước: (2 đ)
+ Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa. Cảnh giác trước âm mưu chia rẽ, xuyên tạc của các thế lực thù địch; phê phán, đấu tranh với những thái độ, việc làm gây tổn hại đến an ninh quốc gia, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
+ Tích cực học tập, rèn luyện phẩm chất đạo dức, có lối sống lành mạnh, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ, tránh xa các tệ nạn xã hội.
+ Tích cực tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương; tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa
+ Vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Ký duyệt
25/ 04/2012
Nguyễn Xuân Thành
File đính kèm:
- Giao an GDCD 10.doc