Đó là luận điểm xuất phát có tính quy luật chỉ đạo toàn bộ quá trình giảng dạy của người giáo viên nói chung và việc học tập môn GDCD của các em học sinh nói riêng.
Thực tế cho thấy rằng việc áp dụng kinh nghiệm “Cần quán triệt sâu sắc các nguyên tắc cơ bản vào trong việc giảng dạy môn GDCD ở nhà trường phổ thông trung học” đã giúp cho tiết dạy, giờ dạy của cá nhân tôi, sinh động hơn, hấp dẫn hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Chính vì vậy tôi xin được trình bày với các bạn đồng nghiệp một số kinh nghiệm của bản thân đã được đúc rút từ trong thực tế giảng dạy môn GDCD ở nhà trường THPT. Tôi hi vọng rằng, những sáng kiến đó sẽ giúp cho kinh nghiệm giảng dạy của các bạn càng thêm phong phú
15 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân - Giáo dục đạo đức cho học sinh qua các bài giảng giáo dục công dân - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tử nghe nói thế, không giải quyết được ra làm sao. Hai đứa bé mới bảo: “ Thế thì gọi ông là người học rộng, hiểu nhiều thế nào được ”.
Ba là: Trình bày các tri thức và bài giảng phải có lôgic chặt chẽ.
Nguyên tắc tính khoa học còn thể hiện ở sự trình bày các tri thức và kết cấu bài giảng một cách lôgic chặt chẽ. Những đặc điểm đó là cái vốn có trong các nguyên lý của chủ nghĩa Mác-LêNin và đường lối chính cách của Đảng. Bởi vì bất kỳ một môn khoa học nào cũng là một hệ thống chặt chẽ lôgic các khái niệm, phạm trù, nguyên lý và học thuyết.
Như chúng ta đều biết chủ nghĩa Mác-LêNin “ Một học thuyết cân đối và hoàn bị ” (Lê Nin). Còn đường lối của Đảng có tính thuyết phục cao là bởi vì nó là sản phẩm của trí tuệ mà ở đó tính lôgic là cái nổi bật về sự vận dụng sáng tạo lý luận vào thực tiễn nước ta.
Để đảm bảo tính lôgic chặt chẽ không có nghĩa là giảng dạy theo lối tỉ mỉ tuần tự máy móc mà ngược lại phải biết lựa chọn kiến thức cơ bản. Từ đó học sinh thấy được mối liên hệ biện chứng giữa chúng. Hiện nay các em học sinh THPT đã tiếp cận với nhiều thông tin đại chúng cho nên cần rèn luyện cho các em tư duy khái quát hoá, trừu tượng hoá để có thể hình thành các khái niệm khoa học, để hiều rõ hơn về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Ví dụ ở bài 4 nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng (Lớp 10) thực chất chính là quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Cho nên trong bài này ngoài việc cần hiểu được khái niệm “ Mâu thuẫn ” mà còn phải hiểu mâu thuẫn chính là nguồn gốc vận động phát triển của sự vật, hiện tượng.
Trong tự nhiên sở dĩ các giống loài mới xuất hiên là do sự đấu tranh giữa hai mặt di truyền và biến dị.
Trong xã hội có giai cấp sở dĩ có sự thay đổi các xã hội cũ bằng xã hội mới là do sự đấu tranh giữa hai giai cấp đối kháng .
Trong nhận thức sở dĩ các tư tưởng khoa học ngày càng phát triển vì luôn có sự đấu tranh giữa nhận thức đúng và nhận thức sai.
Quá trình đó sẽ tạo nên sự vận động, phát triển vô tận của thế giới.
- Nếu cái lạc hậu mà chiến thắng cái tiến bộ (Xét trong một thời kì nào đó) thì đó là vận động thụt lùi.
- Nếu cái tiến bộ mà chiến thắng cái lạc hậu thì đó là sự phát triển đi lên.
- Nhưng theo quy luật của tự nhiên và xã hội thì trước sau cái tiến bộ sẽ là cái chiến thắng.
Như vậy kiến thức ở bài 4 đã có sự liên kết gắn bó với bài 3 (Lớp 10).
Hoặc ở bài 13 chính sách giáo dục và đào tạo (Lớp 11).
Từ việc nhấn mạnh vai trò quan trọng của hoạt động giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiệm vụ và phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo.
- Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo là:
1) Nâng cao dân trí: Phần này giáo viên hướng dẫn học sinh tư duy như sau: Các em cần hiểu được dân trí là gì? Chúng ta làm gì để nâng cao dân trí.
2) Đào tạo nhân lực: Trước hết cần hiểu nhân lực là gì? Vậy đào tạo nhân lực là gì?
3) Bồi dưỡng nhân tài: Trước hết cần hiểu nhân tài là gì? Vậy bồi dưỡng nhân tài là bồi dưỡng như thế nào?
- Từ đó xác định các phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo là thực hiện các nhiệm vụ cơ bản trên.
3. Nguyên tắc tính thực tiễn
Nguyên tắc này cũng xuất phát từ nguyên tắc giáo dục của Đảng ta là học phải đi đôi với hành, giáo dục phải kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội. Nếu không những kiến thức sách vở kia sẽ trở thành một mớ lý luận suông không có giá trị thực tiễn.
Do đó, việc giảng dạy và học tập môn GDCD phải đạt được cái đích là nắm được chính xác kiến thức đã học đến mức làm chỉ được nó và sử dụng thành thạo vào trong hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn. Chỉ có như thế mới đạt đến trình độ nắm vững trí thức. Từ lâu Hồ Chủ Tịch đã chỉ ra rằng: Học tập chủ nghĩa Mác-LêNin là học tập cái tinh thần xử trí mọi công việc đối với mọi người và đối với bản thân mình là học tập chân lý phổ biến hoàn cảnh thực tiễn cách mạng của nước ta.
Vì vậy cần nhấn mạnh rằng toàn bộ ý nghĩa sâu sa về hiệu quả của nguyên tắc, tính khoa học trong quá trình giảng dạy môn GDCD chỉ phát huy tác dụng khi nó được vận dụng vào thực tiễn cuộc sống của các em học sinh ngay hiện tại và tương lai sau này.
Dựa trên cơ sở lí luận và ý nghĩa đó cho nên chúng ta có thể thấy được một số yêu cầu của nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn như sau:
Một là: Đảm bảo tính thực tiễn trong khâu giảng bài:
+ Chẳng hạn khi dạy về bài 8 thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Khi dạy đến phần nhận thức cảm tính cần lấy ví dụ kể một câu chuyện về “Năm ông thầy bói xem voi” sẽ thấy được cái nhược điểm của nhận thức cảm tính.
+ Hoặc trong bài 13 Công dân với cộng đồng (lớp 10) khi tìm hiểu về vai trò của cộng đồng. Hãy cho học sinh tìm hiểu vai trò của gia đình ( bố mẹ, anh chị em ruột) đối với bản thân em. Từ đó sẽ suy ra vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của mỗi con người.
Chúng ta vẫn biết rằng trong các nguyên lí của chủ nghĩa Mác-Lênin, dù là trừu tượng nhất lại không thể không có một ý nghĩa thực tiễn. Hiểu nguyên lí của chủ nghĩa Mác-Lênin nhưng phải biết chỉ ra, biết khai thác đông đủ ý nghĩa của nó thì nhất định sẽ mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy. Để làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, phải hiểu biết sâu sắc các nguyên lí của chủ nghĩa Mác-Lênin, phải có vốn sống thực tiễn nhiềuthì mới liên hệ tốt kiến thức ở bài học với đời sống hàng ngày.
Hai là: Đảm bảo tính thực tiễn trong hoạt động nhân thức và các hoạt động rèn luyện phẩm chất đạo đức của học sinh.
Là một nguyên tắc mang tính chỉ đạo nội dung và phương pháp giáo dục. Vì vậy lí luận liên hệ với thực tiễn không nên chỉ giới hạn trong những ví dụ, những câu chuyện của giáo viên trên lớp mà cần quán triệt ở tất cả các khâu, các hình thức tổ chức giảng dạy: thảo luận, giờ kiểm tra, hay ở nhà, ngoài nhà trường cũng đều phải quán triệt nguyên tắc này. Minh họa cho phần này, trong quá trình giảng dạy người giáo viên cần phải liên hệ với thực tế đời sống hàng ngày. (Cho học sinh làm bài tập dưới dạng trắc nghiệm).
+ Chẳng hạn ở bài 9 Nhà nước xã hội chủ nghĩa (lớp 11) ở phần củng cố bài học sẽ cho các em làm bài tập trắc nghiệm qua phiếu học tập.
Em hãy cho biết ý kiến đúng ( khoanh tròn vào chữ cái đầu câu ). Những việc làm nào sau đây thể hiện góp phần tham gia xây dựng chính quyền vững mạnh:
A) Tham gia tổng vệ sinh môi trường.
B) Hăng hái tham gia bầu cử hội đồng nhân dân.
C) Thực hiện đóng thuế cho nhà nước.
D) Thực hiện kế hoạch hoá dân số
E) Bảo vệ trật tự an toàn xã hội.
III/ KẾT QUẢ
Với việc áp dụng nguyên tắc tính Đảng vào trong giảng dạy tôi đã thấy mình tâm huyết hơn với nghề nghiệp của mình. Và thường xuyên để cho học sinh nói ra những hiểu biết của mình từ đó tìm ra những chỗ hiểu không đúng để mà uốn nắn kịp thời cho học sinh. Hoặc thấy những hiện tượng xã hội đi ngược lại với quan điểm của chủ nghĩa Mác-LêNin với đường lối chính sách của Đảng để phân tích cho học sinh thấy được những mặt trái của hiện tượng không đúng đó. Còn việc áp dụng tính khoa học và tính thực tiễn vào khâu soạn bài, giảng bài thì tôi đã cố gắng tinh giản kiến thức, sắp xếp một cách lôgích và lập luận một cách chặt chẽ để học sinh hiểu được bản chất các nguyên lý, phạm trù của chủ nghĩa Mác-LêNin. Từ đó giúp học sinh biết lý giải các hiện tượng của thực tiễn cuộc sống bây giờ. Không những thế trong khi soạn bài tôi còn tìm ra các ví dụ thích hợp tiêu biểu để minh hoạ cho từng phần của bài giảng.
Nhờ việc áp dụng kinh nghiệm giaỉng dạy đó tôi đã thấy bài giảng của mình sinh động hấp dẫn hơn, các em học sinh hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
IV/ KẾT LUẬN
Công việc giảng dạy là hoạt động rất quan trọng trong nhà trường THPT. Do đó người giáo viên phải luôn luôn tìm tòi cái phương pháp dạy học để khơi dậy tính tích cực của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức ở trên lớp.
Muốn vậy người giáo viên phải không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình. Trong thực tế tôi luôn luôn sưu tầm các ví dụ thực tiễn cuộc sống để minh hoạ cho bài giảng hoặc lấy các số liệu mới nhất trên báo, đài, mang Internet để làm tăng tính thuyết phục cho bài giảng.
Cho nên tôi cũng có một số khuyến nghị với các đồng chí lãnh đạo nhà trường và Sở giáo dục và đào tạo trang bị cho chúng ta một số băng đĩa về hình ảnh hay hoạt động kinh tế xã hội chính trị của đất nước để minh hoạ cho bài giảng. Chẳng hạn: Hoạt động mua bán ở một siêu thị nào đó, hoạt động cạnh tranh trong sản xuất để minh hoạ cho bài quan hệ cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá. Hay các tranh ảnh về tính tàn phá tài nguyên môi trường ở nước ta Trong bài 13 chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ( lớp 11)
Có được như vậy tôi tin rằng bài giảng môn GDCD sẽ không khô khan, trái lại hấp dẫn và sinh động hơn nhiều không như mọi người tưởng, việc áp dụng kinh nghiệm cần quán triệt sâu sắc các nguyên tắc tính Đảng, tính khoa học, tính thực tiễn vào trong quá trình giảng dạy môn GDCD đã làm cho giờ dạy của tôi có hiệu quả hơn. Vì vậy trong thời lượng nhất định để biên soạn sáng kiến này rất eo hẹp,cho nên tôi thiết nghĩ rằng sẽ không tránh khỏi hạn chế và thiếu sót. Rất mong các đồng nghiệp góp ý chân thành và thẳn thắn để cho đề tài của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Bảo Yên, ngày 13 tháng 03 năm 2010
NGƯỜI VIẾT
TRẦN THỊ KIM OANH
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
ĐỀ TÀI Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua bài giảng giáo dục công dân
0
PHẦN A: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1
II/ CƠ SỞ LÝ LUẬN
2
III/ CƠ SỞ THỰC TIỄN
3
PHẦN B : NỘI DUNG SÁNG KIẾN
6
I/ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
6
1- Những ảnh hưởng về phẩm chất và năng lực của người thầy,cô giáo trong giáo dục đạo đức cho học sinh.
6
2- Tạo ra niềm tin, thế giới quan và nhân sinh quan cách mạng cho học sinh
10
3- Giáo dục lý tưởng cách mạng,thế giới quan khoa học cho học sinh phổ thông
14
4- Chú trọng đến giáo dục tinh thần trách nhiệm, ý thức vươn lên trong cuộc sống cho các em học sinh.
16
II- KẾT QUẢ THU ĐƯỢC
20
III- KẾT LUẬN
22
MỤC LỤC
25
File đính kèm:
- SKKN Phuong phap ket hop luat phap trong day hoc GDCD.doc