Giáo án Giáo dục công dân 9 tuần 1 - 9

 Bài 1. chí công vô tư

 I. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức:

- Hiểu thế nào là chí công vô tư.

- Những biểu hiện của chí công vô tư.

- ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư.

2. Thái độ:

- Đồng tình, ủng hộ những việc làm chí công vô tư, phê phán những biểu hiện chí công vô tư.

3. Kĩ năng:

 - Biết biểu hiện chí công vô tư trong cuộc sống hằng ngày.

II. Tài liệu và phương tiện

- SGK, SGV GDCD 9. Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy và học.

1. ổn định lớp

2. Kiểm tra vở ghi và SGK của HS

3. Bài mới:

GV: Trong cuộc sống hàng ngày, ta thường nhắc đến sự chí công vô tư như: "Vị quan ấy thật chí công vô tư", " Toà án xét xử thật công bằng". Vậy để hiểu về phẩm chất chí công vô tư, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2619 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 9 tuần 1 - 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên học hỏi cần có sự chọn lọc, tránh chạy theo chạy theo cái lạc hậu, mốt, kệch cỡm, phủ nhận quá khứ. 2. VD: Giao lưu văn hoá với dân tộc khác: Việt Nam - Lào - Campuchia. Giao lưu thể thao; giao lu du lịch; Festival âm nhạc.... 5. Thực hành / Luyện tập. - Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học. - Rèn cho học sinh kĩ năng trình bày ý tưởng. - Cách tiến hành - GV phát phiếu học tập theo bàn: ý kiến nào sau đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? (Đánh dấu X vào ô trống) Thích trang phục truyền thống Việt Nam Yêu thích nghệ thuật dân tộc Tìm hiểu văn học dân gian Chỉ đọc tác phẩm văn học Việt Nam, không đọc tác phẩm văn học nước ngoài. Theo mẹ đi xem bói. Mặc thật mốt mới phát huy được truyền thống. Tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Thờ cúng tổ tiên ông bà là mê tín dị đoan. 6. Vận dụng - Sưu tầm những câu chuyện, câu ca dao, tranh ảnh, làn điệu dân ca, trò chơi, lễ hội truyền thống về việc phát huy truyền thống dân tộc. - Chuẩn bị tiếp nội dung bài học để học tiết 2. --------------------------------------------------------------- Tuần 8 Ngày soạn : Tiết 8 Ngày dạy : Bài 7: kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc (Tiết 2) I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - HS hiểu thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc và một số truyền thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. - Trách nhiệm của mỗi người trong việc kế thừa và phát huy truyền thống. 2. Thái độ: - HS có thái độ tôn trọng, bảo vệ, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Biết phê phán đối với thái độ và việc làm thiếu tôn trọng, phủ định xa rời truyền thống dân tộc. 3. Kĩ năng: - HS phân biệt truyền thống tốt đẹp với phong tục tập quán lạc hậu. - HS phân tích, đánh giá những quan niệm, thái độ, cách ứng xử khác nhau liên quan đến các giá trị truyền thống. - Tích cực học tập và tham gia các hoạt động tuyên truyền, bảo vệ truyền thống dân tộc. II. Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài - Kĩ năng đặt mục tiêu rèn luyện bản thân, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các truyền thống dân tộc do nhà trường, địa phương tổ chức. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hoạt động III. Tài liệu và phương tiện: - Những tình huống, chủ đề có liên quan đến bài học - Bảng phụ, phiếu học tập - Ca dao, tục ngữ, câu chuyện nói về chủ đề. IV. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học. - Động não. - Thảo luận nhóm. - Dự án.... V. Tiến trình dạy học 1. ổn định lớp. 2. kiểm tra bài cũ ? Đánh dấu X vào ô trống có câu tục ngữ nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc ( Dùng bảng phụ) Uống nước nhớ nguồn. X Tôn sư trọng đạo X Con chim có tổ, con người có tông. X Cha chung không ai khóc. ăn xổi ở thì. Thương người như thể thương thân X Bóc ngắn cắn dài Qua cầu rút ván Lá lành đùm lá rách X Một nắng hai sương X ? Thế nào là kế thừa phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? ? Đất nước và địa phương em đã có hoạt động thực tế nào nhằm kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? 3.Bài mới: GV dẫn từ phần kt bài cũ để vào bài. Hoạt động của gv và hs Nội dung cần đạt *Hoạt động 3: - Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung bài học. - Kĩ năng đặt mục tiêu rèn luyện bản thân, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Cách tiến hành: - GV ghi lời dẫn trong bản Hiến pháp ra bảng phụ: "Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, nhân dân việt Nam lao động cần cù sáng tạo, chiến đấu anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa kiên cường, bất khuất của dân tộc và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam" - HS đọc và chú ý từ gạch chân. ? Những từ gạch chân trong đoạn trên thuộc phạm trù giá trị nào( đạo đức hay tinh thần). - HS trả lời. - GV nhấn mạnh thêm: Phạm trù tinh thần có các nội dung như về tư tưởng,, đức tính, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp... đã có từ lâu đời và được lưu truyền qua các thế hệ. ? Theo em, ntn là truyền thống. Cho ví dụ. ? Dân tộc VN có những truyền thống nào. - GV có thể cho 2 HS lên bảng thi xem bạn nào tìm được nhiều và đúng nhất trong một khoảng thời gian như nhau. - GV giải thích thêm: Đạo đức gồm yêu thương con người, biết ơn, lá lành đùm lá rách...; Văn học nghệ thuật gồm dân ca, quan họ, áo dài dân tộc... ? Có ý kiến cho rằng: "Dân tộc VN ngoài truyền thống đánh giặc không còn truyền thống nào đáng tự hào". Em có đồng ý không, vì sao? - HS thảo luận theo cặp nhóm và trả lời. - GV nhận xét và chuyển ý. ? Theo em, mỗi người cần có trách nhiệm ntn trong việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? - HS trả lời. - GV KL III. Nội dung bài học: 1. Khái niệm truyền thống: Truyền thống là những giá trị tinh thần; được hình thành lâu dài trong quá trình lịch sử và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 2. Một số truyền thống của dân tộc. + Yêu nước, + Đoàn kết + Đạo đức. + Lao động. + Học tập. + Tôn sư trọng đạo. + Văn học nghệ thuật. + Phong tục tập quán tốt đẹp. + Hiếu thảo. => Không đồng ý. Truyền thống đánh giặc là một truyền thống tuyệt vời của dân tộc ta. Nhưng ngoài ra dân tộc ta còn rất nhiều truyền thống đáng tự hào khác như: cần cù sáng tạo trong lao động, yêu thương con người... 3. Trách nhiệm của mỗi người: - Trân trọng, bảo vệ truyền thống. - Học tập cái tốt đẹp của truyền thống. - Tự hào về truyền thống của dân tộc. - Phê phán tư tưởng đi ngược truyền thống. - Lên án và xoá bỏ hủ tục lạc hậu. - Học hỏi, giao lưu văn hoá với các nước khác. GVKL chung: Dân tộc VN có truyền thống lâu đời, có bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước. Việc kế thức và phát huy truyền thống của dân tộc là vấn đề quan trọng, đòi hổi chúng ta phải nghiêm túc, khách quan và có lòng tin vào cái thiện, cái hợp lý và tiến bộ. Là công dân trong thời kỳ đổi mới, chúng ta phải xác định trách nhiệm cho mình. *Hoạt động 4: 5. Thực hành / Luyện tập. - Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học. - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các truyền thống dân tộc do nhà trường, địa phương tổ chức. - Cách tiến hành ? Em dự kiến sẽ làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - GV tổ chức cho lớp hát thi về làn điệu dân ca 3 miền. 6. Vận dụng - Nắm chắc nội dung bài học. - Làm bài tập SGK và bài tập tình huống. - Ôn tập từ bài đến bài 7 để giờ sau Kiểm tra 45 phút ----------------------------------------------------------------------- Tuần 9 Ngày soạn: Tiết 9 Ngày dạy: Kiểm tra viết 45 phút A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức - HS củng cố, hệ thống, khái quát hoá kiến thức đã học. 2. Kĩ năng - Rèn kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. 3. Thái độ - Giáo dục tinh thần làm bài tự giác, sáng tạo, trung thực. B. Tài liệu và phương tiện - Đề kiểm tra C. Các hoạt động dạy và học. 1. ổn định lớp 2. Kiểm tra sĩ số 3. HS làm bài kiểm tra. Đề bài Câu 1: Em hãy điền tên truyền thống của dân tộc ta vào cột B cho phù hợp với nội dung của câu tục ngữ, ca dao ở cột A a B 1. Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao Đoàn kết 2. Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn. Yêu thương con người 3. Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy Tôn sư trọng đạo 4. Trên đồng cạn dưới đồng sâu Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa. Cần cù trong lao động 5. Chồng em áo rách em thương Chồng người áo gấm xông hương mặc người. Chung thuỷ Câu 2 : Thế nào là hoà bình? Tại sao phải bảo vệ hoà bình và ngăn ngừa chiến tranh. Câu 3: Vì sao mỗi người cần phải có tính tự chủ? Em đã có việc làm nào thể hiện tính tự chủ và chưa tự chủ? Câu 4: Em sẽ ứng xử như thế nào trong tình huống sau: a. Bạn em cho rằng dùng hàng ngoại vừa tốt vừa hiện đại, hàng nội vừa xấu vừa lạc hậu. b. Bạn em không biết một chút nào về lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. c. Em đang cần tiền để mua máy tính phục vụ cho học tập, có một người rủ em "làm ăn" lớn. Công việc đơn giản, nếu em nhận lời sẽ được rất nhiều tiền. Câu 5: Em hãy nêu một số việc làm là hợp tác quốc tế nhằm bảo vệ môi trường. B. Đáp án và biểu điểm: Câu Nội dung điểm 1 2 3 4 5 Làm đúng một ý được 0,5 điểm ( như trong đề bài) a B 1. Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao Đoàn kết 2. Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn. Yêu thương con người 3. Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy Tôn sư trọng đạo 4. Trên đồng cạn dưới đồng sâu Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa. Cần cù trong lao động 5. Chồng em áo rách em thương Chồng người áo gấm xông hương mặc người. Chung thuỷ - Hoà bình là không có chiến tranh, không có xung đột vũ trang, quan hệ giữa mọi người, mọi dân tộc, mọi quốc gia tốt đẹp.Hoà bình là khát vọng của nhân loại. - Ngăn ngừa chiến tranh vì: + Gây đau thương, chết chóc, đói nghèo, bệnh tật, thất học. + Thành phố làng mạc bị tàn phá + Thảm hoạ của loài người - Bảo vệ hoà bình vì: + Đem lại cuộc sống bình yên, tự do. + Đời sống ấm no. hạnh phúc, + Khát vọng của nhân loại. *Mỗi người cần có tính tự chủ vì: - Giúp con người cư xử đúng đắn có đạo đức, có văn hoá. - Giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách và cám dỗ. * Bản thân: + Đã tự chủ (không nghe lời kẻ xấu, bình tĩnh khi gặp khó khăn...) + Chưa tự chủ (không làm được bài đã mở vở ra coi cóp, gặp quần áo đẹp là đòi mẹ mua...) a. Căn cứ vào nội dung bài: "Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới" để ứng xử. b. Căn cứ vào nội dung bài "Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc" để ứng xử. c. Căn cứ vào nội dung bài "Tự chủ" để ứng xử. Một số việc làm ( nêu 2-3 việc) VD: Hưởng ứng ngày môi trường thế giới; các dự án bảo vệ rừng; dự án trồng rừng; dự án sông Mê Kông; thi vẽ tranh về bảo vệ môi ttrường… 2,5 1 0,5 0,5 0,5 0,5 1 0,5 0,5 0,5 2 D. Củng cố và hướng dẫn về nhà: 1. Củng cố : - GV nhận xét giờ làm bài của lớp và thu bài về chấm. 2. Hướng dẫn về nhà : - Ôn tập những bài đã học. - Xem lại bài kiểm tra. - Chuẩn bị trước bài 8: Năng động, sáng tạo

File đính kèm:

  • docGACD9 Tu T1T10.doc
Giáo án liên quan