A. Mục tiêu bài học
. 1. Kiến thức: HS hiểu được thế nào là CCVT, những biểu hiện của CCVT, vì sao cần phải
rèn luyện phẩm chất CCVT.
2. Kĩ năng: HS phân biệt được hành vi có hoặc không CCVT. Biết kiểm tra, đánh giá hành . vi của mình để rèn luyện phẩm chất CCVT.
3. Thái độ: Biết quý trọng và ủng hộ những hành vi CCVT, phê phán, phản đối những hành vi
thiếu CCVT.
B. Phương pháp - Kể chuyện.
- Phân tích, giảng giải.
- Thuyết minh, đàm thoại, nêu vấn đề.
C. Tài liệu phương tiện:
- SGK, SGV GDCD 9.
- Mẫu chuyện, ca dao, danh ngôn nói về CCVT.
- Bài tập tình huống.
D. Các hoạt động dạy học
1. ỔN định tổ chức.
2. Bài mới
Giói thiệu bài: GV nêu ý nghĩa, tác dụng và sự cần thiết phải rèn luyện phẩm chất CCVT
để dẫn dắt vào bài.
23 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 9 học kì I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gắng học tập, rén luyện để góp phần thực hiện thành công lí tưởng đó.
Hoạt động 2
Liên hệ thực tế sống có lí tưởng
và thiếu lí tưởng
- GV nêu câu hỏi:
1. Nêu những biểu hiện sống có lí tưởng và thiếu lí tưởng của một số thanh niên hiện nay.
2. Lớp tổ chức thảo luận: “ Lí tưởng của thanh niên ngày nay ”. Bạn Nam tham gia còn bạn Thắng lại cho rằng: “ HS lớp 9 còn nhỏ chưa cần phải tham gia ”. Em đồng tình với ý kiến của bạn nào? Vì sao?
- HS thảo luận nhóm và trình bày
- GV nhận xét, bổ sung.
Hoạt đọng 3
Hướng dẫn giải bài tập
- GV yêu cầu HS giải các bài tập 1, 2 .
- HS thảo luận giải các bài tập.
2. Nội dung bài học
( Xem SGK )
* Sống có lí tưởng:
- Vượt khó vươn lên trong học tập.
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
- Cố gắng làm giàu chính đáng.
- Đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực.
* Sống thiếu lí tưởng:
- Sống ỷ lại.
- Sống thiếu ước mơ, hoài bảo.
- Ăn chơi, đua đòi, nghiện ngập.
- Thờ ơ với mọi người, lãng quên quá khứ
* Ý kiến của em: Đồng tình với quan điểm của bạn Nam. Vì ngay từ khi còn là HS lớp 9 đã cần phải xác định đúng đắn lí tưởng sống để có động cơ phấn đấu đúng.
3. Bài tập
Bài 1: Những việc làm dúng: a, c, d, đ, e, l, k
Bài 2: Tán thành quan điểm tren vì: Xác định đúng đắn lí tưởng, xác định được trách nhieemjcuar thanh niên đối với chính bản thân mình và đối với đất nước.
Củng cố - dặn dò
- GV nêu kết luận toàn bài.
- BTVN: HS làm các bài còn lại.
________________________________________________________________________________Tuần 15 Ngày soạn:
Tiết 15 Ngày dạy:
THỰC HÀNH - NGOẠI KHOÁ
( Tìm hiểu về trật tự an toàn giao thông )
A. Mục tiêu bài học:
-Thông qua việc cung cấp các thông tin, tình huống về giao thông , giúp HS thấy được sự cần thiết phải nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông
- HS nắm được một số quy định cơ bản về trật tự an toàn giao thông để vận dụng khi tham gia giao thông nhằm đảm bảo an toàn cho mình và mọi người.
B. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Bài mới
giới thiệu bài: GV nêu tình hình chấp hành luật lệ giao thông và tình tai nạn giao thông ở
thời gian qua ở trong nước và ở địa phương để dẩn dắt vào bài
Hoạt động Tìm hiểu thông tin, tình huống
-GV đọc thông tin, tình huống
( Tài liệu giáo dục về TTATGT)
GV nêu câu hỏi:
a. Neu nguyên nhân tai nạn của H và của những người cùng đi.
b. H có những vi phạm gì về trật tự ATGT?
c. Theo em khi muốn vượt xe khác thì phải làm gì?
-GV nêu tình huống 2 ( Xem tài liệu nêu trên )
GV nêu câu hỏi: Theo em tình huống trên ,ai đúng, ai sai?
Hoạt động 2 Tìm hiểu nội dung bài học
- GV nêu câu hỏi
* Nêu những quy định chung về TT
ATGT.
Hoạt động 3
Giải các bài tập tình huống
- GV nêu các bài tập tình huống ( Tài liệu nêu trên )
- HS thảo luận và trình bày
1. Thông tin, tình huống
* HS thảo luận trả lời câu hỏi phần thông tin
- Nguyên nhân: H chở quá người quy định, vượt xe khác mà không chú ý quan sát
- H có những vi phạm: Chở 3, đi xe phân khối lớn khi chưa đủ tuổi và không có giấy phép lái xe, vượt xe không quan sát.
- Khi muốn vượt xe khác thì phải quan sát thấy an toàn thì mới vượt và phải vượt bên trái xe đi trước.
* HS thảo luận trả lời câu hỏi phần tình huống
- Bạn Vân nói đúng
2. Nội dung bài học
a.Những quy định chung
- Khi phát hiện công trình giao thông bị xâm phạm hoặc có nguy cơ không an toàn thì phải báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc người có trách nhiệm biết
-Các hành vi vi phạm TTATGT sẽ bị xử phạt nghiêm khắc đúng pháp luật không phân biệt đối tượng vi phạm
- Khi xẩy ra tai nạn giao thông phải giữ nguyên hiện trường giúp đỡ người bị nạn, báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc CSGT biết
b. Một số quy định cụ thể
- Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn , các phương tiện giao thông phải đi đúng làn đường quy định
- Khi vượt xe phải chú ý quan sát khi thấy an toàn mới được vượt .
- Khi tránh xe phải tránh về phía bên phải.
-Khi xuống phà, xe cơ giới xuống trước, xe thô sơ và người đi bộ xuống sau để đảm bảo an toàn cho người và xe
3. Bài tập
- Bài tập 1; Khi xẩy ra tai nạn giao thông em đồng ý với những việc làm a, c, đ, h, k.
- Bài tập 2; Em không đồng ý vì:
Xe đạp đi sai đường, xe máy đi đúng phần đường của mình
- Bài tập 3; Các bạn trong hình đã vi phạm TTANGT ( đi xe đạp hàng 5 )
4. Củng cố - dặn dò :
- GV tóm tắt nội dung chích của tiết học
- GV nêu một số bài tập 4,5 ( tài liệu ) HS về nhà giải
________________________________________________________________________________
Tuần 16 Ngày soạn:
Tiết 16 Ngày dạy:
Thực hành – Ngoại khóa
TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
A. Mục tiêu bài học:
Giúp HS nắm được một số qui định đối với người ngồi trên xe mô tô, xe máy, người điều khiển xe đạp, xe thô sơ và một số qui định đối với an toàn giao thông đường sắt.
b. Lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ: - Khi phát hiện công trình GT bị xâm phạm hoặc có nguy cơ không an toàn thi
phải làm gì?
- Khi xẩy ra tai nạn giao thông thì phải làm gì?
3. Bài mới
Giới thiệu bài: GV nêu lên tình hình chấp hành TTATGT đối với người điều khiển mô tô, xe
máy, người xe đạp, xe thô sơ trong thời gian qua để dẫn dắt vào bài.
Hoạt động 1 Ttìm hiểu thông tin tình huống
-GV nêu các thông tin tình huống 1 (xem tài liệu)
- GV nêu câu hỏi:
1. Em hãy cho biết Hùng vi phạm những lỗi nào về TTATGT?
2. Em của Hùng có vi phạm gì không?
- HS thảo luận trả lời
- GV nêu tình huống 2 va nêu câu hỏi:
1. Theo em, Tuấn nói có đúng không?
2. Việc lấy đá ở đường sắt gây nguy hiểm như thế nào?
- HS thảo luận trả lời
- GV cho HS quan sát ảnh và nhận xét
Hoạt động 2 Tìm hiểu nội dung bài học
- GV nêu câu hỏi
1. Tất cả mọi người tham gia GT phải chấp hành qui tắc chung nào?
2.Người ngồi trên mô tô, xe máy không được có những hành vi nào?
3. Người ngồi điều khiển xe đạp phải chấp
hành những qui định nào?
4. Người điều khiển xe thô sơ phải chấp
Hành những qui định nào?
Hoạt động 3 Giải bài tập
- GV nêu các bài tập yêu cầu HS giải.
- GV nhận xét, bổ sung.
1. Thông tin, tin tình huống
- Hùng vi phạm: chưa đủ tuổi được điều khiển xe máy.
- Em của Hùng vi phạm: Sử dụng ô khi ngồi trên xe máy đang chạy.
- Điều Tuấn nói là sai vì làm như vậy thì đường vào trường sạch sẽ nhưng lại phá hoại công trình GT đương sắt. Việc làm đó là vi phạm pháp luật.
- Việc lấy đá ở đường săt là rất nguy hiểm vì có thể xẩy ra tai nạn khi các đoàn tàu chạy qua thì hậu quả không lường trước được.
- Tát cả những hành vi của những người trong các bức ảnh đều vi phạm TTATGT
2. Nội dung bài học
a. Những qui định chung về GT đường bộ
Người tham gia GT phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng phần đường và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
b. Một số qui định cụ thể
- Người ngồi trên mô tô, xe máy không được mang vác vật cồng kếnh, không bám, kéo đẩy nhau, không sử dụng ô
- Người điều khiển xe đạp chỉ được chở tối đa một ngưới lớn và một trẻ em dưới 7 tuổi, không được mang vác vật cồng kềnh, không bám phương tiện khác, không kéo đẩy nhau
- Người điều khiển xe thô sơ phải cho xe đi hàng một, đúng phần đường qui định, hàng hóa xép trên xe phải đảm bảo an toàn, không gây cản trở GT.
c. Một số qui định về ATGT đường sắt
- Khi đi qua đoạn đường bộ giao cắt đường sắt phải chú ý quan sát că hai phía thấy an toàn mới vượt qua.
- Không đặt chướng ngại vật, không trồng cây, không khai thác cát sỏi ở khu vực gần đường sắt
3. Bài tập
Bài 1: Kể tên một số tuyến đường GT đường
bộ: Quốc lộ 1A, quốc lộ 26, tỉnh lộ 12 (ĐắcLăk)
Bài 2: Những nơi có đèn tín hiêu hoặc có biển báo GT lại có người điều khiển GT thì chúng ta phải chấp hành hiệu của người điều khiển GT.
4. Củng cố - dặn dò
- GV tóm tắt lại nội dung tiết học.
- HS chú ý thực hiện qui định về TTATGT đã học.
________________________________________________________________________________
Tuần 17 Ngày soạn
Tiết 17 Ngày dạy
ÔN TẬP HỌC KÌ I
A. Mục tiêu bài học
Giúp HS củng cố, hệ thống hóa kiến thức đã học trong học kì I để chuẩn bị tốt cho việc kiểm tra cuối học kì đạt kết quả tốt
B. Lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ - Nêu một số qui định về TTATGT đối với người đi bộ .
- Nêu một số qui định đối với người điều khiển xe đạp và người điều khiển
xe cơ giới .
3. Bài mới
Tiến hành ôn tập
GV nêu câu hỏi và hướng dẫn HS trả lời .
Câu 1; Thế nào là dân chủ ? thế nào là kĩ luật ? Nêu ví dụ về việc làm phát huy dân chủ và kĩ luật của HS ở trong nhà trường.
Câu 2; Tôn trọng kĩ luật có làm chúng ta mất tự do không ? Nêu ví dụ chứng minh .Để thực hiện tốt dân chủ và kĩ luật trong nhà trường, học sinh cần phải làm gì ?
Câu 3; Hòa bình là như thế nào? Vì sao lại phải bảo vệ hòa bình chống chiến tranh ? Bản thân em có thể tham gia những hoạt động nào để góp phần bảo vệ hòa bình chống chiến tranh ?
Câu 4; Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới ? Xây dưng tình hữu nghị giữa các dân tộc có ý nghĩa như thế nào ? Chúng ta cần làm gì để thể hiện tình hữu nghị với các dân tộc khác trên thế giới ?
Câu 5 ; Thế nào là năng động, sáng tạo ? Nêu ví dụ về năng động, sáng tạo trong học tập hoặc lao động.
Câu 6; Năng động sáng tạo có ý nghĩa như thế nào ? Vì sao học sinh phải rèn luyện tính năng động sáng tạo ? Chúng ta cần làm gì để rèn luyện tính năng động, sáng tạo ?
Câu 7; Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả ? Ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả ? Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả cần có những yếu tố nào ?
Câu 8 ; Lí tưởng sống là gì ? Vì sao thanh niên cần phải sống có lí tưởng ?
Câu 9; Nêu xác định đúng lí tưởng và phấn đấu suốt đời cho lí tưởng thì có lợi cho bản thân, gia đình và xã hội như thế nào ? Nêu ví dụ để chứng minh .
Câu 10; Háy nêu một tấm gương thanh niên Việt Nam sống có lí tưởng và đã phấn đấu suốt đời cho lí tưởng đó. Em học tập được ở họ đức tính gì ?
- HS lần lượt trả lờ các câu hỏi
- GV giải đáp thắc mắc.
3. Nhận xét – dặn dò
Tuần 18 Ngày soạn
Tiết 18 Ngày dạy
KIỂM TRA HỌC KÌ I
File đính kèm:
- ga 9.doc