Giáo Án Giáo Dục Công Dân 8 - Tuần 8 - Tiết 8 - Bài 8: Tôn Trọng Và Học Hỏi Các Dân Tộc Khác

I-MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1.Kiến thức:

 -Hiểu nội dung và ý nghĩa việc tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác.

 -Nắm được những yêu cầu của việc tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác.

 2.Kĩ năng:

 -Biết phân biệt hành vi đúng, sai trong việc tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác. Biết tiếp thu một cách có chọn lọc và phù hợp.

 3.Thái độ:

 -Học sinh biết phân biệt hành vi đúng, sai trong việc tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác.

 -Có lòng tự hào dân tộc và tôn trọng các dân tộc khác.

II-NỘI DUNG TRỌNG TÂM CỦA BÀI.

 -Thế nào là tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác?

 -Ý nghĩa của việc tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác.

 1.Giáo viên:

-Phương pháp:nêu vấn đề, vấn đáp,

-Phương tiện:bảng phụ, .

 2.Học sinh:đọc truyện và trả lời câu hỏi gợi ý, tìm hiểu trước nội dung bài học.

IV-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1183 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Giáo Dục Công Dân 8 - Tuần 8 - Tiết 8 - Bài 8: Tôn Trọng Và Học Hỏi Các Dân Tộc Khác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 – Tiết 8 Ngày soạn:10/10/08 Ngày dạy:18/10/08 Bài 8: TÔN TRỌNG VÀ HỌC HỎI CÁC DÂN TỘC KHÁC I-MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Kiến thức: -Hiểu nội dung và ý nghĩa việc tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác. -Nắm được những yêu cầu của việc tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác. 2.Kĩ năng: -Biết phân biệt hành vi đúng, sai trong việc tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác. Biết tiếp thu một cách có chọn lọc và phù hợp. 3.Thái độ: -Học sinh biết phân biệt hành vi đúng, sai trong việc tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác. -Có lòng tự hào dân tộc và tôn trọng các dân tộc khác. II-NỘI DUNG TRỌNG TÂM CỦA BÀI. -Thế nào là tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác? -Ý nghĩa của việc tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác. 1.Giáo viên: -Phương pháp:nêu vấn đề, vấn đáp, -Phương tiện:bảng phụ,. 2.Học sinh:đọc truyện và trả lời câu hỏi gợi ý, tìm hiểu trước nội dung bài học. IV-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HOẠT ĐỘNG 1 -Oån định-Kiểm diện -Kiểm tra bài cũ HỎI: 1/Hoạt động chính trị- xã hội là gì? 2/Nêu nhiệm vụ của học sinh trong việc rèn luyện tham gia các hoạt động chính trị- xã hội? -Y/c HS nhận xét và bổ sung -GV nhận xét và công bố điểm -Giới thiệu bài mới: Tinh hoa của một dân tộc là những giá trị tinh thần và vật chất, là những cái tốt đẹp và quý báu nhất của dân tộc -Ghi tựa bài lên bảng -Báo cáo sỉ số -Cá nhân trả lời: 1/Hoạt động chính trị- xã hội là những hoạt động có liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ Nhà nước, chế độ chính trị, trật tự an ninh xã hội; là những hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng và hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường sống của con người, 2/ Học sinh cần tham gia các hoạt động chính trị- xã hội để hình thành, phát triển thái độ, tình cảm, niềm tin trong sáng, rèn luyện năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực tổ chức quản lí, năng lực hợp tác, -HS nhận xét và bổ sung -Lắng nghe -Lắng nghe và ghi tựa bài HOẠT ĐỘNG 2 ²Giúp học sinh khai thác phần đặt vấn đề. -Y/c HS đọc phần đặt vấn đề -Y/c HS thảo luận theo các câu hỏi: 1/Việt Nam đã có những đóng góp gì đáng tự hào vào nền văn hoá thế giới?. Em hãy nêu thêm một vài ví dụ? 2/Lí do quan trọng nào giúp nền kinh tế Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ? 3/Theo các em, chúng ta có cần phải tôn trọng, học hỏi và tiếp thu những thành tựu của các nước trong khu vực và trên thế giới không?. Vì sao? -Y/c HS đại diện nhóm trình bày -Y/c HS nhận xét và bổ sung -GV nhận xét chung:Giữa các dân tộc cần có sự học tập kinh nghiệm lẫn nhau và sự đóng góp của mỗi dân tộc sẽ làm phong phú thêm nền văn hoá của nhân loại,... -Cá nhân đọc -HS thảo luận theo câu hỏi -HS đại diện nhóm trình bày 1/Các danh nhân văn hoá thế giới (Hồ Chí Minh), nhiều di sản văn hoá thế giới (Huế, Phong Nha, Hội An,..) 2/Mở rộng quan hệ, học tập kinh nghiệm các nước khác, phát triển ngành công nghiệp,... 3/Chúng ta cần phải tôn trọng, học hỏi và tiếp thu những thành tựu của các nước trong khu vực và trên thế giới như máy vi tính, điện tử viễn thông,.. -HS nhận xét và bổ sung -Lắng nghe 1.Tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác là gì? -Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hoá của các dân tộc; luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hoá, xã hội của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình. HOẠT ĐỘNG 3 ² Tìm hiểu nội dung bài học -GV treo bảng phụ tình huống:Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?. Giải thích vì sao? 1/Những nước đang phát triển thuộc loại nghèo, lạc hậu không có thành tựu gì trong việc học tập. 2/Các nước phát triển là giàu có, văn minh có nhiều thành tựu đáng học tập. 3/Bất cứ nước nào dù phát triển hay đang phát triển đều có tinh hoa của nước họ. HỎI:Vậy thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? -GV chốt ý và ghi nội dung bài học -Cá nhân trả lời:đồng ý với ý kiến 2 – 3. -Cá nhân trả lời:là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hoá của các dân tộc; luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hoá, xã hội của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình. -Lắng nghe và ghi bài 2.Ý nghĩa của việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. -Mỗi dân tộc đều có những thành tựu nổi bật về kinh tế, khoa học- kĩ thuật, văn hoá, nghệ thuật, những công trình đặc sắc, những truyền thống quý báu. Đó là vốn quý của loài người cần được tôn trọng, tiếp thu và phát triển. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác sẽ tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng đát nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc. HOẠT ĐỘNG 4 ² Tìm hiểu ý nghĩa và những yêu cầu của việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. -Y/c HS thảo luận theo câu hỏi: 1/Chúng ta cần tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác không?. Vì sao? 2/Chúng ta nên học tập và tiếp thu những gì ở các dân tộc khác?. Hãy nêu một số ví dụ? 3/Nên học tập các dân tộc khác như thế nào?. Lấy ví dụ về một số trường hợp nên hoặc không nên học hỏi các dân tộc khác? 4/Học sinh cần làm gì để thể hiện tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? -Y/c HS đại diện nhóm trình bày -Y/c HS nhận xét và bổ sung -GV nhận xét chung:Cần tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác một cách có chọn lọc. Vì điều đó giúp cho dân tộc ta phát triển và giữ vững được bản chất của dân tộc. HỎI:Vậy tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác có một ý nghĩa quan trọng như thế nào? -GV chốt ý và ghi nội dung bài học -HS thảo luận theo câu hỏi. -HS đại diện nhóm trình bày -HS nhận xét và bổ sung -Lắng nghe -Cá nhân trả lời:mỗi dân tộc đều có những thành tựu nổi bật về kinh tế, khoa học- kĩ thuật, văn hoá, nghệ thuật....quý báu.. -Lắng nghe và ghi bài 3.Trách nhiệm của công dân. -Chúng ta phải tích cực học tập, tìm hiểu đời sống và nền văn hoá của các dân tộc trên thế giới, tiếp thu một cách có chọn lọc, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và truyền thống của dân tộc ta. HOẠT ĐỘNG 5 ²Tìm hiểu trách nhiệm của công dân trong việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. -GV treo bảng phụ tình huống: Em đồng ý với biểu hiện nào về tôn trọng, học hỏi tinh hoa của các dân tộc? 1/Tăng cường giao lưu, hợp tác về kinh tế, văn hoá và khoa học- kĩ thuật với các nước. 2/Tiếp thu tinh hoa, văn hoá nhân loại nhưng phải biết chon lọc cho phù hợp. 3/Thích dùng hàng ngoại, xem phim ngoại. 4/Dân tộc nào cũng có nghệ thuật dân gian. -Y/c HS nhận xét và bổ sung -GV nhận xét chung: Tôn trọng, học hỏi trên mọi lĩnh vực tư tưởng, văn hoá, nghệ thuật, kinh tế,...tiếp thu phải biết chọn lọc cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và truyền thống của dân tộc ta. HỎI:Là học sinh các em cần phải làm gì để tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác? -GV chốt ý và ghi nội dung bài học -Cá nhân trả lời:Đồng ý với biểu hiện về tôn trọng, học hỏi tinh hoa của các dân tộc là: 1 – 2 – 4 -HS nhận xét và bổ sung -Lắng nghe -Cá nhân trả lời:tích cực học tập, tìm hiểu đời sống và nền văn hoá của các dân tộc trên thế giới, tiếp thu một cách có chọn lọc, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và truyền thống của dân tộc ta. -Lắng nghe và ghi bài Bài tập 1 -Một số thành tựu về kinh tế, văn hoá,...các công trình tiêu biểu, phong tục tập quán tốt đẹp của một số nước. Bài tập 4 -Đồng ý với ý kiến của bạn Hoà. Vì tôn trọng và học hỏi tất cả các dân tộc, kể cả dân tộc các nước đang phát triển vì họ cũng có những mặt tốt, mặt mạnh,.. Bài tập 5 -Đồng ý với những việc làm: b – d – h. -Không đồng ý với những việc làm: a – c – đ – e – g. &Hướng dẫn học tập. -Về nhà học bài và chuẩn bị bài Kiểm tra một tiết cần nắm: +Học tất cả nội dung các bài học. +Xem phần luyện tập -Nhận xét lớp học HOẠT ĐỘNG 6 ²Luyện tập và củng cố -Y/c HS đọc bài tập 1 -Y/c HS xác định yêu cầu của bài tập -Y/c HS trình bày -Y/c HS nhận xét và bổ sung -GV nhận xét chung -Y/c HS đọc bài tập 4 -Y/c HS xác định yêu cầu của bài tập -Y/c HS trình bày -Y/c HS nhận xét và bổ sung -GV nhận xét chung -Y/c HS đọc bài tập 5 -Y/c HS xác định yêu cầu của bài tập -Y/c HS trình bày -Y/c HS nhận xét và bổ sung -GV nhận xét chung -Cá nhân đọc -HS xác định yêu cầu của bài tập -HS trình bày -HS nhận xét và bổ sung -Lắng nghe -Cá nhân đọc -HS xác định yêu cầu của bài tập -HS trình bày -HS nhận xét và bổ sung -Lắng nghe -Cá nhân đọc -HS xác định yêu cầu của bài tập -HS trình bày -HS nhận xét và bổ sung -Lắng nghe -Nghe tiếp thu để chuẩn bị Duyệt của TTCM

File đính kèm:

  • docTon trong va hoc hoi cac dan toc khac co anh.doc