I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu thế nào là liêm khiết.
- Biểu hiện của liêm khiết.
- Ý nghĩa của liêm khiết.
2. Kĩ năng:
- Phân biệt được hành vi liêm khiết với tham lam, làm giàu bất chính.
- Biết sống liêm khiết, không tham lam.
3. Thái độ:
- Kính trọng những người sống liêm khiết; phê phán những hành vi tham ô, tham nhũng.
II. CHUẨN BỊ
- Tài liệu tư tưởng HCM về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
- Truyện kể Bác Hồ.
III. HỌAT ĐỘNG DẠY-HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là tôn trọng lẽ phải? Vì sao phải tôn trọng lẽ phải?
Làm BT 3, 6 SGK/5
3. Bài mới:
TH: Trên đường đi học, em nhặt được 1 chiếc ví, trong đó có rất nhiều tiền.
H: Em sẽ làm gì trong trường hợp đó?
TL: Tìm cách trả lại cho người bị mất.
Giảng: Nếu chúng ta giữ chiếc ví làm của riêng, đó là việc làm của người tham lam. Đem trả cho người mất thể hiện mình là 1 HS có lối sống trong sạch, không tham của rơi, có phẩm chất liêm khiết.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1509 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8 - Tuần 2 - Tiết 2 - Bài 2: Liêm Khiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Tiết 2
BÀI 2: LIÊM KHIẾT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu thế nào là liêm khiết.
- Biểu hiện của liêm khiết.
- Ý nghĩa của liêm khiết.
2. Kĩ năng:
- Phân biệt được hành vi liêm khiết với tham lam, làm giàu bất chính.
- Biết sống liêm khiết, không tham lam.
3. Thái độ:
- Kính trọng những người sống liêm khiết; phê phán những hành vi tham ô, tham nhũng.
II. CHUẨN BỊ
- Tài liệu tư tưởng HCM về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
- Truyện kể Bác Hồ.
III. HỌAT ĐỘNG DẠY-HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là tôn trọng lẽ phải? Vì sao phải tôn trọng lẽ phải?
Làm BT 3, 6 SGK/5
3. Bài mới:
TH: Trên đường đi học, em nhặt được 1 chiếc ví, trong đó có rất nhiều tiền.
H: Em sẽ làm gì trong trường hợp đó?
TL: Tìm cách trả lại cho người bị mất.
Giảng: Nếu chúng ta giữ chiếc ví làm của riêng, đó là việc làm của người tham lam. Đem trả cho người mất thể hiện mình là 1 HS có lối sống trong sạch, không tham của rơi, có phẩm chất liêm khiết.
Họat động của thầy
Họat động của trò
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Thế nào là liêm khiết và những biểu hiện của liêm khiết.
VĐ1: Mary Qui-ri
H: 2 vợ chồng Mary Quyri đã có những cống hiến gì cho khoa học?
H: 2 phát hiện của bà điều có giá trị kinh tế rất cao nếu bà đem bán chúng, nhưng bà có làm thế không? Bà đã đã làm gì với phát hiện của mình?
H: Biết gia đình bà khó khăn, CP P đã đề nghị bà nhận 1 khoản trợ cấp, nhưng bà đã từ chối, và bà đã nói thế nào?
H: Biết bà đang cần 1gr ra đi để làm đề tài nghiên cứu khoa học nhưng không có tiền mua, tổng thống Mĩ đã gửi tặng bà cùng với 1 chứng thư, nhưng bà yêu cầu phải sửa lại chứng thư ghi ntn?
H: Qua những những việc làm và lời nói của bà, em có nhận xét bà là người ntn?
VĐ2: Duơng Chấn
H: Theo các em, Dương Chấn đề cử Vương Mật lên làm quan có phải nghĩ đến lợi ích sau này không?
H: Vì sao Dương Chấn lại đề cử Vương Mật lên làm quan?
H: Khi Vương Mật tặng vàng, ông có nhận không? Ông đã nói thế nào?
H: Qua câu nói đó, em nhận xét Dương Chấn là 1 vị quan ntn?
VĐ3: HCM
Giảng: Chúng ta điều biết rằng Bác là 1 tấm gương đạo đức lớn, là 1 niềm tự hào của đất nước, là 1 vĩ nhân của thế giới. Ở Bác thể hiện nhiều phẩm chất cao quí của nhân loại. Cả cuộc đời của Bác chỉ đeo đuổi 1 lí tưởng, 1 mục đích duy nhất là GPDT, thống nhất đất nước, đem lại sự bình yên, hạnh phúc cho nhân dân và không mãi mai đến lợi ích của bản thân Bác. Điều đó được thể hiện qua những lời Bác nói: Tôi chỉ có 1 ham muốnkhông màng gì đến vòng danh lợi. Và câu: đất nước ta đang khó khănkhông được bòn rút 1 đồng bạc của nhân dân. Đến khi Bác mất, Bác chỉ tiếc 1 điều: Tôi tiếc không được sống lâu.nhi đồng quốc tế.
H: Khi nhận xét về Bác, nhà báo Mĩ đã viết ntn?
H: Cả 3 nhân vật đều có 1 điểm chung đó là điểm gì chung?
H: Qua đó, em hiểu thế nào là liêm khiết?
GV sử dụng bảng phụ để HS chọn ra những hành vi liêm khiết hoặc không liêm khiết.
H: Hành vi tham ô, tham nhũng, làm giàu bất chính là liêm khiết hay không liêm khiết.
Giảng: Khi nói về quốc nạn tham ô, tham nhũng, Bác đã nói thế này: tham ô, tham nhũng là trộm cướp, là hành vi xấu xa nhất, là tội lỗi đê tiện nhất trong XH. Nó như 1 con sâu làm sầu nồi canh
GV đặt tình huống cho HS xử lí.
TH1: Tâm và Như chơi thân với nhau. Như thường mua bành và nước uống mời Tâm. Tâm thấy ngại: Bạn tốt với mình quá, mình chẳng biết làm sao để trả ơn cho bạn’. Như nói: “Bạn không cần bạn tâm, bạn chỉ cần cho mình xem bài khi làm kiểm tra là được”.
H: Em có nhận xét gì về bạn Như trong tình huống trên?
TH2: Ông Thanh là giám đốc công ty X, ông làm việc rất cẩn thận, ông cân nhắc, tính toán rất kĩ trước khi quyết định 1 việc gì đó. Khi ông đề cử anh Huy làm kế toán cho công ty, ông đã điều tra rất kĩ về anh.
H: Theo em, ông Thanh có phải là 1 người liêm khiết không? Vì sao?
Giảng: qua tình huống 2 các em phải nắm được 1 điều: người liêm khiết khi làm việc gì đó cũng cần có sự cân nhắc rất kĩ để tránh thiệt hại cho mọi người.
HĐ2: Ý nghĩa.
Giảng: Để thấy được ý nghĩa của liêm khiết, các em trả lời tình huống sau:
TH: Nhà bà Hoa làm ăn phất lên nhờ vào việc kinh doanh bất động sản, bà ép giá đất của người dân với giá rẻ, bán lại với giá cao. Ngoài ra bà còn cho vay nặng lãi. Cuộc sống của Bà Hoa tuy rất sung túc, nhưng bà lúc nào cũng lo sợ vì những việc làm bất chính của mình.
H: Bà Hoa làm giàu có chính đáng không? Điều đó đã ảnh hưởng đến cuộc sống của bà ntn? Nếu trong XH ta có nhiều người làm giàu như bà thì XH sẽ ntn?
Giảng: qua tình huống trên ta thấy rằng, người sống liêm khiết sẽ có cuộc sống thoải mái, được mọi người yêu mến, kính trọng, làm cho XH trong sạch hơn.
H: Sống liêm khiết có ý nghĩa ntn?
Giảng: Liêm khiết là 1 đức tính quý báu của mỗi con người như Bác đã viết:
“Trời có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông
Đất có 4 phương: đông, tây, nam, bắc.
Nguời có 4 đức: cần, kiệm, liêm, chính
Thiếu 1 mùa thì không thành trời
Thiếu 1 phuơng thì không thành đất
Thiếu 1 đức thì không thành nguời.”
H: Là HS, em đã có những việc làm nào thể hiện bản thân mình là liêm khiết
Đọc ĐVĐ
- Sáng lập ra học thuyết về phóng xạ, tìm ra phương pháp chiết các ngtố hóa học mới: pô lô ni, ra đi.Tặng 1 gram ra đi duy nhất cho viện nghiên cứu đê tìm ra thuốc chữa bệnh ung thư.
- Đem cho không cho những ai cần đến chúng, trong khi hoàn cảnh gia đình bà rất khó khăn.
- Tôi còn sức khỏe......trẻ em mồ côi.
- Món quà đó........để các con bà thừa kế.
- Bà là người cống hiến hết mình cho khoa học, không nghĩ đến lợi ích của bản thân, bà là người không hám danh hám lợi.
- Không phải thế.
- Tiến cử Vương Mật làm quan huyện vì Vương Mật có năng lực
- Ông đã từ chối và nói: trời biết......ai biết.
- Ông là vị quan thanh liêm, sống trong sạch, không vụ lợi.
Phần ĐVĐ.
Có điểm chung: sống thanh cao, không hám danh, hám lợi, nghĩ đến lợi ích chung. Đó là những con người sống liêm khiết.
SGK phần 1.
- Đây là những hành vi không liêm khiết.
- Như là 1 người vụ lợi, chơi với bạn mà có sự tính toán có lợi cho bản thân.
- Việc làm của ông Thanh là 1 việc làm của 1 người liêm khiết vì ông chỉ nghĩ đến lợi ích của công ty.
- Không. Điều đó làm cuộc sống bà Hoa không thanh thản vì lúc nào cũng lo sợ cơ quan nhà nước điều tra. Nếu XH có nhiều người như bà Hoa thì XH sẽ chậm phát triển.
SGK phần 2.
HS tự nêu.
Bài học:
1. Liêm khiết là gì?
Là phẩm chất đạo đức của con nguời thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.
2. Ý nghĩa: làm cho con nguời thanh thản, nhận đuợc sự quí trọng tin cậy của mọi nguời, góp phần làm XH trong sạch, tốt đẹp hơn.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
HS làm BT 1 SGK/8: Không liêm khiết: b, d, e (HS giải thích)
+ Hành vi b: có thể việc làm gây hại cho tập thể hoặc cá nhân khác, hoặc gây hậu quả xấu.
+ Hành vi d: đây là hành vi hối lộ, mua chuộc làm tổn hại đến danh dự bản thân và cả nguời nhận.
+ Hành vi e: là 1 hành vi nhỏ nhen, ích kỉ, chỉ biết nghĩ cho bản thân.
V. HUỚNG DẪN VỀ NHÀ
Học bài, làm BT 2, 4 SGK/8
Đọc và trả lời câu hỏi gợi ý a, b SGK/9 của bài 3: Tôn trọng nguời khác.
@ RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- Bai 2 Liem khiet(2).doc