Giáo án Giáo dục công dân 8 - Tuần 10 - Tiết 10 - Bài 8: Khoan dung

I ) MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1) Kiến thức: Giúp HS hiểu được thế nào là Khoan dung ? Và thấy đó là 1 phẩm chất đạo đức cao đẹp; Ý nghĩa của lòng Khoan dung trong cuộc sống và cách rèn luyện để trở thành người có lòng Khoan dung

 2) Thái độ: Rèn luyện cho HS biết lắng nghe và hiểu người khác, biết chấp nhận và tha thứ, cư xử tế nhị với mọi người; sống cởi mở, thân ái, biết nhường nhịn.

3) Kỹ năng: Rèn cho HS quan tâm và tôn trọng mọi người, không mặc cảm, không định kiến hẹp hòi.

II ) CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :

GV: - SGK và SGV GDCD 7

4) Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập, đèn chiếu

5) Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về lòng Khoan dung, BT tình huống.

HS : - Sách GDCD 7, vở ghi chép, vở BT.

III ) TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

1) Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS, cho HS ngồi xuống. (1)

2) Kiểm tra bài cũ: (3).

 GVNX và trả bài Kiểm tra viết cho HS, ghi điểm vào sổ.

3) Giảng bài mới:

a) Giới thiệu bài học: (3)

 Trong cuộc sống và quan hệ hằng ngày, nhiều khi chỉ vì 1 việc nhỏ mà dẫn đến những hiểu lầm, đổ vỡ đáng tiếc, làm mất đi mối thiện cảm vốn có giữa con người. Nguyên nhân của điều đó là gì và làm thế nào để tránh được? Hôm nay các em học chủ đề: “Khoan dung”.

b) Giảng bài mới:

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1742 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8 - Tuần 10 - Tiết 10 - Bài 8: Khoan dung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN TIẾT TÊN BÀI HỌC NGÀY SOẠN 10 10 Bài 8: KHOAN DUNG I ) MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1) Kiến thức: Giúp HS hiểu được thế nào là Khoan dung ? Và thấy đó là 1 phẩm chất đạo đức cao đẹp; Ý nghĩa của lòng Khoan dung trong cuộc sống và cách rèn luyện để trở thành người có lòng Khoan dung 2) Thái độ: Rèn luyện cho HS biết lắng nghe và hiểu người khác, biết chấp nhận và tha thứ, cư xử tế nhị với mọi người; sống cởi mở, thân ái, biết nhường nhịn. 3) Kỹ năng: Rèn cho HS quan tâm và tôn trọng mọi người, không mặc cảm, không định kiến hẹp hòi. II ) CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : GV: - SGK và SGV GDCD 7 Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập, đèn chiếu Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về lòng Khoan dung, BT tình huống. HS : - Sách GDCD 7, vở ghi chép, vở BT. III ) TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1) Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS, cho HS ngồi xuống. (1’) 2) Kiểm tra bài cũ: (3’). GVNX và trả bài Kiểm tra viết cho HS, ghi điểm vào sổ. 3) Giảng bài mới: a) Giới thiệu bài học: (3’) Trong cuộc sống và quan hệ hằng ngày, nhiều khi chỉ vì 1 việc nhỏ mà dẫn đến những hiểu lầm, đổ vỡ đáng tiếc, làm mất đi mối thiện cảm vốn có giữa con người. Nguyên nhân của điều đó là gì và làm thế nào để tránh được? Hôm nay các em học chủ đề: “Khoan dung”. b) Giảng bài mới: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG 10’ 10’ 10’ 7’ HĐ1: HDHS tìm hiểu truyện: Hãy tha lỗi cho em. - HDHS đọc truyện bằng cách phân vai. - HDHS thảo luận lớp theo câu hỏi. 1. Thái độ của Khôi lúc đầu đối với cô giáo như thế nào? 2. Cô giáo Vân có việc làm như thế nào trước thái độ của Khôi? - NX các em làm bài, Tiếp tục nêu câu hỏi : 3. Vì sao bạn Khôi lại có sự thay đổi đó? 4. Em có NX gì về việc làm và thái độ của cô giáo Vân? 5. Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện trên? 6. Theo em đặc điểm của lòng Khoan dung là gì? - Ghi các ý kiến của HS, HD các em rút ra ý chính của từng câu hỏi và kết luận. HĐ2: Thảo luận nhóm nhằm phát triển nhân cách ứng xử thể hiện lòng Khoan dung - Chia HS thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 6 em và giao cho mỗi nhóm thảo luận 1 trong các câu hỏi sau: 1. Làm thế nào để hiểu và thông cảm với người khác nhiều hơn, nhất là bạn bè của mình? 2. Làm thế nào để có thể hợp tác nhiều hơn với các bạn ở lớp, ở trường? 3. Tại sao phải biết lắng nghe và biết chấp nhận ý kiến của người khác? 4. Sự ganh ghét, định kiến, hẹp hòi, chấp nhặt và đối xử nghiệt ngã có hại như thế nào? 5. Phải làm gì khi có sự hiểu lầm, bất hoà trong tập thể? 6. Khi bạn có khuyết điểm ta nên xử sự như thế nào? ( Ghi trước ND 6 câu hỏi lên bảng phụ để các nhóm tham gia thảo luận) - HDHS khái quát ý chính và kết luận: + Cần phải biết lắng nghe và hiểu người khác. + Trước khuyết điểm của người khác, tuỳ mức độ, có thể tha thứ (lỗi nhỏ, không cố ý) hoặc nhắc nhở, khuyên nhủ, thuyết phục. Nhờ có lòng Khoan dung cuộc sống trở nên lành mạnh, dễ chịu. Vậy Khoan dung là gì? Đặc điểm của lòng Khoan dung ? Ý nghĩa của lòng Khoan dung là gì? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu. HĐ3: Rút ra bài học thực tế: - HDHS tóm tắt các ý chính và ghi nhớ - Em hãy giải thích câu tục ngữ: “ Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại” HĐ4: HS làm BT cá nhân Chiếu NDBT sau lên đèn chiếu: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? Hãy đánh dấu x vào c c 1. Nên tha thứ cho lỗi nhỏ của bạn c 2. Khoan dung là nhu nhược c 3. Cần biết lắng nghe ý kiến của người khác. c 4. Không nên bỏ qua mọi lỗi nhỏ của bạn. c 5. Khoan dung là cách đối xử khôn ngoan và đúng đắn. c 6. Không chấp nhận tất cả mọi ý kiến, quan điểm của người khác. c 7. Khoan dung là không công bằng. -HDHS rút ra đáp án đúng: Các câu: 1,3,4.5,6. * Kết luận toàn bài: Nêu mục tiêu bài học và hướng phấn đấu. - Đọc truyện theo vai: + 1 HS đọc lời dẫn + 1HS đọc lời thoại của Khôi + 1 HS đọc lời thoại của cô giáo Vân - 2 HS lên bảng trả lời. HS dưới lớp làm vào vở, NX 2 bạn làm bài. - Tham gia thảo luận để rút ra bài học qua câu chuyện- Các nhóm thảo luận, ghi kết quả thảo luận ra giấy khổ lớn và lần lượt cử đại diện lên trình bày. Lớp NX bổ sung - Đọc NDBH trong SGK - Giải thích: Khi người khác đã biết lỗi và sửa lỗi thì ta nên tha thứ, chấp nhận và đối xử tử tế. - Làm BT cá nhân + 2 em lên bảng làm BT, lớp NX, bổ sung - Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ: + Biểu hiện: * Tôn trọng và thông cảm người khác. * Biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm. - Khoan dung là đức tính quí báu của con người DẶN DÒ: 1’ Về nhà học kỹ NDBH, làm các BT trong SGK trang 25,26. Chuẩn bị trước bài 9. IV) RÚT KINH NGHIỆM-BỔ SUNG:

File đính kèm:

  • docBai 8 Khoan dung.doc