Giáo án Giáo dục công dân 8 - Tuần 1 - Tiết 1- Bài 1: Tôn trọng lẽ phải

I. Mục tiêu bài học:

 1.Kiến thức:

 - Hiểu được thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải.

 - Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.

 - Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải.

 - Hiểu ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải.

2.Kĩ năng:

 Biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải.

 - Rèn kĩ năng trình bày suy nghĩ, phân tích, so sánh, kĩ năng ứng xử, giao tiếp, kĩ năng tự tin trong việc ủng hộ và làm theo lẽ phải.

3.Thái độ:

 - Có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải.

- Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, làm trái đạo lí của dân tộc.

 II. Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài .

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ

- Kĩ năng phân tích , so sánh

- Kĩ năng ứng xử giao tiếp

 III. Phương pháp:

- Kích thích tư duy, thảo luận nhóm

- Đàm thoại và giảng giải

- Nêu và giải quyết vấn đề, xử lí tình huống

 IV. Tài liệu và phương tiện:

 SGK, SGV, tục ngữ, ca dao theo chủ đề, tình huống

 V. Các hoạt động chủ yếu trên lớp:

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8 - Tuần 1 - Tiết 1- Bài 1: Tôn trọng lẽ phải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1.Tiết PPCT: Tiết 1 NS: ND: BÀI 1: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: - Hiểu được thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải. - Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phải. - Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải. - Hiểu ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải. 2.Kĩ năng: Biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải. - Rèn kĩ năng trình bày suy nghĩ, phân tích, so sánh, kĩ năng ứng xử, giao tiếp, kĩ năng tự tin trong việc ủng hộ và làm theo lẽ phải. 3.Thái độ: - Có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải. - Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, làm trái đạo lí của dân tộc. II. Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài . Kĩ năng trình bày suy nghĩ Kĩ năng phân tích , so sánh Kĩ năng ứng xử giao tiếp III. Phương pháp: Kích thích tư duy, thảo luận nhóm Đàm thoại và giảng giải Nêu và giải quyết vấn đề, xử lí tình huống IV. Tài liệu và phương tiện: SGK, SGV, tục ngữ, ca dao theo chủ đề, tình huống V. Các hoạt động chủ yếu trên lớp: Ổn định lớp: Lớp 81 82 83 84 HS Vắng 2.GV giới thiệu chương trình GDCD lớp 8 và kiểm tra sách vở học sinh. 3.Bài mới: Phần bổ sung Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV: Đưa ra tình huống “Trên đường đến trường, Lan đã giúp đỡ một cụ già qua đường. Mọi người xung quanh nhìn bạn với ánh mắt trìu mến.” Theo em, vì sao Lan lại được mọi người xung quanh yêu mến? HS: Trả lời (Vì Lan biết giúp đỡ cụ già qua đường) GV: Hành động của Lan là một việc làm phù hợp với lẽ phải. Để hiểu rõ hơn về đức tính này, cô và các em cùng tìm hiểu bài 1 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS hiểu được thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải. HS: Đọc phần đặt vấn đề 1, 2,3 GV: Đặt các câu hỏi, cho HS thảo luận nhóm Quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích đã làm gì khi nhận được thư của quan Hình bộ Thượng thư? Vì sao ông làm như vậy? (Nhóm 1,2) Em sẽ làm gì nếu trong cuộc tranh luận có bạn đưa ra ý kiến đúng nhưng bị đa số các bạn khác phản đối? (Nhóm 3,4) Nếu biết bạn quay cóp trong giờ kiểm tra, em sẽ làm gì? Vì sao em làm như vậy? (Nhóm 5,6) HS: Chia nhóm thảo luận, cử đại diện trình bày, nhận xét lẫn nhau. GV: Nhận xét và chốt lại từng vấn đề 1.Quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích là người biết bảo vệ chân lí, tôn trọng lẽ phải 2. Nếu ý kiến của bạn đúng em phải ủng hộ, giúp bạn bảo vệ ý kiến. 3. Em phê bình hành vi ấy và nhắc nhở bạn không quay cóp. Nếu bạn không nghe thì tìm cách báo cho GV biết vì quay cóp là vi phạm nội quy nhà trường. GV: Chuyển ý GV: Qua phần đặt vấn đề, theo em lẽ phải là gì? HS: Trả lời GV: Nhận xét, chốt lại GV: Em hãy nêu thêm một số lẽ phải trong xã hội mà em biết. HS: Nêu tự do GV: Nhận xét GV: Kể cho HS nghe chuyện “Vụ án Trái đất quay” (SGV) và đặt các câu hỏi ?Vì sao Copecnich bị thiêu sống? + Ông cho rằng Mặt trời là trung tâm của Thái dương hệ, Trái đất quay quanh mặt trời. ?Galile đã nói điều gì khi quyết tâm bảo vệ quan điểm của Copecnich? Vì sao ông nói câu ấy? +.Dù sao Trái đất vẫn quay + Ông muốn bảo vệ chân lí, lẽ phải mà Copecnich đã phát hiện ra ?Cuối cùng thì phát hiện của Copecnich có được công nhận hay không? Điều đó có ý nghĩa gì? + Lẽ phải, chân lí đã được thừa nhận HS: Trả lời câu hỏi GV: Nhận xét: Phát hiện của Copecnich là một lẽ phải, một chân lí, được Galilê quyết tâm bảo vệ. Ông là một người tôn trọng lẽ phải. Theo em, tôn trọng lẽ phải là gì? HS: Trả lời GV: Nhận xét, chốt lại Hoạt động 3: Liên hệ hành vi biểu hiện tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong học tập, trong công việc và trong cuộc sống. ? Em hãy nêu một số biểu hiện tôn trọng lẽ phải trong học tập, trong công việc và trong cuộc sống ? ? Em hãy nêu một số biểu hiện chưa tôn trọng lẽ phải trong học tập, trong công việc và trong cuộc sống? GV: Gợi ý cho học sinh trả lời HS: Trả lời GV: Nhận xét, bổ xung Những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải: -Nói đúng sự thật. -Làm đúng những quy định. -Đấu tranh với những việc làm sai trái. -Bảo vệ ý đúng, việc làm đúng.. Những biểu hiện của không tôn trọng lẽ phải: -Ăn nói gian dối. -không làm đúng các quy định. -An phận. -a dua, nịnh hút.vu khống, bao che GV KL ; Trong cuộc sống xung quanhchúng ta có nhiều hành vi biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải . Mỗi học sinh chúng ta cần phải học tập và thực hiện để có hành vi và cách ứng xử phù hợp, tránh xa và loại bỏ hành vi trái ngược với sự tôn trọng lẽ phải Hoạt động 4 : hiểu ý nghĩa tôn trọng lẽ phải. Tôn trọng lẽ phải đem lai lợi ích gì? HS: Trả lời GV: Nhận xét, giải thích từng ý nghĩa và chốt lại HS : xây dựng một tình huống HS: Tìm và đọc ca dao, tục ngữ về tôn trọng lẽ phải + Nói phải củ cải cũng nghe + Mất lòng trước được lòng sau GV: Nhận xét, chuyển ý Hoạt động 5: Củng cố, hướng dẫn HS về nhà Củng cố: Tình huống: Có người cho rằng: “ý kiến của thầy, cô là luôn luôn đúng, là học sinh thì phải tuyệt đối nghe theo.” +Em có đồng ý không? Vì sao? -Em không đồng ý. -Bởi vì trong các ý kiến của thầy, cũng sẽ có ý kiến không đúng hoặc không phù hợp với thực tế. HS: Làm bài tập 1,2,3 SGK GV: Nhận xét, kết luận toàn bài * Về nhà: Làm bài tập còn lại Chuẩn bị bài 2: Liêm khiết + Đọc trước phần đặt vấn đề + Tìm hành vi liêm khiết và không liêm khiết I. Nội dung bài học: Thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải: a. Lẽ phải: Là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội. b. Tôn trọng lẽ phải: Là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực, không chấp nhận và không làm việc sai trái. 2.Biểu hiện Chấp hành tốt mọi quy định , nội quy nơi mình sống , học tập và làm việc Có thái độ lời nói, cử chỉ và hành động , ủng hộ, bảo vệ điều đúng của con người . Phê phán những việc làm sai trái .Ý nghĩa: - Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp - Quan hệ xã hội lành mạnh - Thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển II . Bài tập BT 1 Câu c. Vì đây là hành vi biết lắng nghe, biết phân tích, biết đánh giá. BT2 -Câu c. Vì đây là hành vi đúng đắn, phù hợp với đạo lý. BT3 -Câu a - c - e *Rút kinh nghiệm Duyệt : NGUYỄN QUANG VÕ

File đính kèm:

  • docBai 1 Ton trong le phai.doc
Giáo án liên quan