Giáo án Giáo dục công dân 8 - từ tuần 1 đến tuần 10

I. Mục tiêu bài học:

- Giúp học sinh hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị, Tại sao cần phải sống giản dị.

- Giúp học sinh biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh: Lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc và giao tiếp với mọi người; biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, tự học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị.

- Hình thành ở học sinh thái độ sống giản dị, chân thật; xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.

II. Chuẩn bị

1. GV:

- Soạn, nghiên cứu bài giảng.

- Chuẩn bị Câu chuyện, câu thơ, câu ca dao, tục ngữ nói về lối sống giản dị.

2. HS: Đọc kĩ bài trong sgk

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức: 1’

2. Bài mới:

 

 

 

doc27 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 977 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8 - từ tuần 1 đến tuần 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình bài dạy: I. Ổn dịnh tổ chức: (1’) II. Kiểm tra bài cũ: (5’) ? Thế nào là tôn sư trọng đạo? Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo? ? Cần rèn luyện ntn để có lòng tôn sư trọng đạo? Liên hệ bản thân III. Bài mới: Giới thiệu bài: (2’) Hoạt động của gv-hs Tg Nội dung kiến thức Hoạt động 1 Tìm hiểu truyện đọc: Đoàn kết tương trợ. - GV hướng dẫn học sinh bằng cách phân vai. + 1HS đọc lời dẫn. + 1HS đọc lời thoại của Bình. + 1HS đọc lời thoại của Hoà. ? Khi lao động san sân bóng, lớp 7A đã gặp phải khó khăn gì? ? Khi thấy công việc của lớp 7A chưa hoàn thành, Bình lớp trưởng 7B sang gặp Hoà lớp trưởng 7A nói gì? ? Trước câu nói và việc làm của lớp 7B, lớp trưởng 7B tỏ thái độ như thế nào? ? Hãy tìm những hình ảnh, câu nói thể hiện sự giúp đỡ nhau của hai lớp. ? Những việc làm ấy thể hiện đức tính gì của các bạn lớp 7B? Hoạt động 2: HS tự liên hệ. ? Kể lại một câu chuyện trong lịch sử hoặc trong cuộc sống nói về tinh thần đoàn kết, tương trợ. - HS kể. - GV nhận xét và kết luận: Đoàn kết tương trợ là sức mạnh giúp chúng ta thành công. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS rút ra khái niệm. ? Đoàn kết là gì? ? Tương trợ là gì? ? Vì sao cần đoàn kết, tương trợ. - HS thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trình bày ý kiến. - GV nhận xét, kết luận. ? Cần đoàn kết, tương trợ như thế nào? - HS trả lời, GV nhận xét, rút ra bài học thực tiễn. ? Giải thích câu tục ngữ: - Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn. - Dân ta có một chữ đồng. Đồng tình, đồng sức, đồng minh, đồng lòng. ? Tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về đoàn kết tương trợ. ? Ngược lại với đoàn kế, tương trợ là gì và hậu quả của nó? - GV: Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm BT. - HS trả lời câu hỏi a, b, c. - HS chơi TC: Xữ lý các tình huống. + Các tổ bốc thăm tình huống. + Các tổ suy nghĩ + Đại diện tổ trình bày + GV nhận xét, ghi điểm. 8’ 10’ 10’ 5’ I. Truyện đọc: Đoàn kết tương trợ - Khó khăn: Khu đất khó làm, có nhiều mô đất cao, rễ chằng chịt, lớp có nhiều bạn nữ. Ngừng tay.... cùng làm. Xúc động. Các cậu nghĩ một lúc sang bên bọn mình ăn cam, ăn mía rồi cùng làm. 7B lấy mía, cam cho 7A ăn. - Cùng ăn mía, ăn cam vui vẻ, Bình và Hoà khoác tay nhau cùng bàn kế hoạch. Không khí vui vẻ, thân mật. - Cảm ơn các cậu đã giúp đỡ bọn mình. - Tinh thần đoàn kết, tương trợ. II. Bài học. 1, Khái niệm. - Đoàn kết: Hợp lực, chung sức, chung lòng thành một khối để cùng làm một việc nào đó. - Tương trợ: Thông cảm, chia sẽ, giúp đỡ ( Sức lực, tiền của ) Tương trợ hay hổ trợ, trợ giúp. 2, Ý nghĩa: - Giúp chúng ta dễ dàng hoà nhập, hợp tác với mọi người xung quanh. - Được mọi người yêu quý. - Là truyền thống quý báu của dân tộc. 3, Rèn luyện đoàn kết, tương trợ. - Tinh thần đoàn kết, tập thể, hợp quần. - Sức mạnh, đoàn kết, nhất trí đảm bảo mọi thắng lợi thành công. - Không chung lòng, chung sức, không giúp đỡ nhau làm việc. Đoàn kết >< chia rẽ. Tương trợ >< ích kỉ III. Bài tập: a. Nếu em là Thuỷ, em sẻ giúp Trung ghi lại bài, thăm hỏi, động viên bạn. b. Không đồng tình với việc làm của Tuấn. c. Hai bạn góp sức cùng làm bài là không được. Giờ kiểm tra phải tự làm lấy. IV. Củng cố: 3’ - Học sinh thi hát các bài hát có nội dung về đoàn kết, tương trợ. V. Hướng dẫn học ở nhà: 1’ - Học kĩ bài, làm bài tập d (22) . - Đọc trước truyện: “ Hãy tha lỗi cho em”. TIẾT 9 KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT A. Mục tiêu: 1, Kiến thức: - HS nắm chắc các kiến thức đã học về sống giản dị, yêu thương con người, tôn sư trọng đạo và đoàn kết, tương trợ. 2,Kỹ năng: - Trình bày nội dung kiến thức rõ ràng, khoa học, chữ viết sạch sẽ. 3, Thái độ: - Rèn thói quen tự lập, trung thực trong giờ kiểm tra. B. Chuẩn bị: 1, GV: - Đề kiểm tra. 2, HS: - Học kĩ bài đã học. C. Tiến trình bài dạy: I. Ổn định tổ chức: II. Bài mới: 1, GV nhắc nhở HS trước lúc làm bài. 2, GV phát đề cho HS 3, HS làm bài. Đề bài: I. Trắc nghiệm: . A.Khoanh tròn về những câu nói về đoàn kết tương trợ: 1, Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm. 2, Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. 3, Chung lưng đấu cật. 4, Đồng cam cộng khổ. 5, Cây ngay không sợ chết đứng. 6, Lời chào cao hơn mâm cổ. 7, Ngựa chạy có bầy chim bay có bạn. 8, Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. 9, Môi hở răng lạnh. 10, Một cây làm chẵng nên non Ba cây chụm lại thành hòn núi cao. B. Khoanh tròn những câu nói về tự trọng: 1, Sống buông thả 2, Làm tròn chữ hiếu 3, Không biết xấu hỗ 4, Bắt nạt người khác 5, Bảo vệ danh dự cá nhân và tập thể 6,Sống luộm thuộm 7, Không trung thực, dối trá 8, Không quay cóp 9, Cư xử đàng hoàng 10, Dũng cảm nhận lỗi II. Tự luận: . 1, Tôn sư là gì? Trọng đạo là gì? Vì sao phải tôn sư trọng đạo? 2, Hoa là bạn thân của em. Gia đình của Hoa có thu nhập bình thường ( Bố mẹ Hoa đều là công nhân, lại nuôi 3 chị em Hoa ăn học ) nhưng Hoa rất kênh kiệu, ăn mặc đua đòi, lại lười học, không giúp đỡ bố mẹ việc nhà. Các bạn trong lớp không vừa lòng về Hoa và ngày càng xa lánh Hoa. Em có đồng tình về thái độ của các bạn ấy không? Là bạn thân của Hoa em sẽ làm gì? (2đ) Đáp án: I. Trắc nghiệm: (5đ) - HS làm được 10 câu (5đ) - HS làm đúng 1 câu (0,5đ) II. Tự luận: (6đ). Câu 1 (3đ) - Tôn sư là tôn trọng, kính yêu, biết ơn thầy cô giáo ở mọi nơi, mọi lúc. (1đ) - Trọng đạo là coi trọng và làm theo những lời thầy dạy, coi trọng đạo lí làm người.(1 đ) - Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc. Thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo cũ. Tôn sư trọng đạo là nét đẹp trong tâm hồn con người, làm cho mối quan hệ thầy - trò càng gắn bó, thân thiết (1đ). Câu 2 (2đ). - Không đồng tình (0,5đ) - Tuỳ theo mức độ trả lời của HS để cho điểm nhưng phải có đủ các ý: Gần gũi, thân thiết, giúp đỡ Hoa học tập. Khuyên nhủ Hoa ăn mặc phải phù hợp với bạn bè. Cho các bạn trong lớp biết không nên xa lánh Hoa, cần phải giúp đỡ Hoa. * Lưu ý: Bài viết bẩn, chữ viết xấu, sai chính tả trừ 1đ. III. Củng cố: - GV thu bài. - Tuyên dương HS có ý thức làm bài tốt. - Phê bình HS có ý thức chưa tốt. IV. Dặn dò: - Đọc trước truyện: “ Hãy tha lỗi cho em”. TIẾT 10 - BÀI 8: KHOAN DUNG I Mục tiêu bài học: - Giúp HS hiểu thế nào là khoan dung và thấy đó là một phẩm chất đạo đức cao đẹp; hiểu ý nghĩa cỉa lòng khoan dung trong cuộc sống và cách rèn luyện để có lòng khoan dung. - Rèn cho HS biết lắng nghe và hiểu người khác, biết chấp nhận và tha thứ, cư xử tử tế với mọi người, sống cởi mở, thân ái, biết nhường nhịn. - Rèn cho HS quan tâm và tôn trọng mọi người, không mặc cảm, không định kiến hẹp hòi. II. Chuẩn bị: 1, GV: - SGk, SGV , các tình huống, mẩu chuyện có liên quan , các câu ca dao , tục ngữ. - Tranh ảnh, câu chuyện liên quan 2, HS: SGK, đọc trước bài ở nhà , sưu tầm các mẩu chuyện , tấm gương . III. Tiến trình bài dạy: I. Ổn dịnh tổ chức: II. Bài cũ (5’) GV trả, chữa bài kiểm tra, nhận xét. III. Bài mới: Giới thiệu bài: Hoạt động của gv-hs tg Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu truyện đọc: Hãy tha lỗi cho em. - HS đọc truyện theo lối phân vai. - HS thảo luận cá nhân. ? Thái độ lúc đầu của Khôi đối với cô giáo như thế nào? ? Cô giáo Vân đã có thái độ như thế nào trước thái độ của Khôi? ? Thái độ của Khôi sau đó như thế nào? ? Vì sao Khôi có sự thay đổi đó? ? Em có nhận xét gì về việc làm và thái độ của cô Vân? ? Em rút ra bài học gì qua câu chuyện trên? Hoạt động 2: HS thảo luận theo 4 nhóm: Nhóm 1: Vì sao cần phải có lắng nghe và chấp nhận ý kiến người khác? - Tránh hiểu lầm, không gây sự bất hoà, không đối xử nghiệt ngã với nhau, tin tưởng và thông cảm với nhau, sống chân thành, cởi mở. Nhóm 2: Làm thế nào đẻ hợp tác nhiều hơn với các bạn trong việc thực hiện nhiệm vụ ở lớp, trường. - Tin bạn, chân thành, cởi mở với bạn, lắng nghe ý kiến, chấp nhận ý kiến đúng, góp ý chân thành, không ghen ghét, định kiến, đoàn kết với ban bè. N3: Phải làm gì khi có sự bất đồng, hiểu lầm, xung đột? - Ngăn cản, tìm hiểu nguyên nhân, giải thích, tạo điều kiện, giảng hoà. N4: Khi bạn có khuyết điểm ta nên xử sự như thế nào? - Tìm nguyên nhân, giải thích, góp ý, tha thứ và thông cảm, không định kiến. - Các nhóm trình bày ý kiến. - GV nhận xét, ghi điểm. - GV kết luận: Bước đầu tiên, quan trọng để hướng tới lòng khoan dung là biết lắng nghe người khác, chấp nhận điểm khác biệt của nhau. Nhờ có lòng khoan dung cuộc sống trở nên lành mạnh, dễ chịu. Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học. ? Thế nào là lòng khoan dung? ?ý nghĩa của lòng khoan dung? ? Cần phải làm gì để có lòng khoan dung? ? Em hiểu câu tục ngữ: “Đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại” như thế nào? - HS trình bày. - GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 4: HS làm bài tập cá nhân. HS làm bài tập vào phiếu học tập. Đánh dấu x vào ô tương ứng: - HS trình bày bài làm. - GV nhận xét. - HS làm bài tập b. 10’ 10’ 10’ 5’ I. Truyện đọc: Hãy tha lỗi cho em. 1, Thái độ của Khôi: - Lúc đầu: Đứng dậy, nói to. 2, Cô Vân: Đứng lặng người, mắt chớp, mặt đỏ ® tái, rơi phấn, xin lỗi HS. - Cô tập viết. - Tha lỗi cho HS. - Sau đó: Cúi đầu, rơm rớm nước mắt, giọng nghèn nghẹn, xin lỗi cô. - Chứng kiến cảnh cô tập viết - Cô Vân kiên trì, có lòng khoan dung, độ lượng. => Bài học: Không nên vội vàng, định kiến khi nhận xét người khác. - Biết chấp nhận và tha thứ cho người khác. II. Bài học: 1, Khái niệm: - Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ. - Tôn trọng và thông cảm với người khác. 2, ý nghĩa: - Là một đức tính quý báu của con người. - Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến tin cậy. - Quan hệ của mọi người trở nên lành mạnh, dể chịu. 3, Rèn luyện để có lòng khoan dung. - Sống cởi mở, gần gũi với mọi người. - Cư xử chân thành, cởi mở. - Tôn trọng cá tính, thói quen, sở thích của người khác. III. Bài tập: Câu đúng: a, c, d, đ, e. Hành vi thể hiện lòng khoan dung là: (1), (5), (7). IV. Củng cố: 3’ - GV tóm tắt nội dug bài học. - HS chơi sắm vai bài tập c, d. - GV nhận xét, ghi điểm V. Hướng dẫn học ở nhà: 2’ - Làm bài tập: a, đ ( 25, 26). - Thường xuyên rèn luyện để có lòng khoan dung. - Học kĩ bài.

File đính kèm:

  • docGA cuc hay tu tuan 1 den tuan 10.doc
Giáo án liên quan