A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là liêm khiết, phân biệt được hành vi liêm khiết và không liêm khiết, sự cần thiết phải sống liêm khiết
2. Kĩ năng: HS có thói quen biết tự kiểm tra hành vi của mình và biết cách rèn luyện để trở thành người biết sống liêm khiết.
3. Thái độ: HS đồng tình, ủng hộ và học tập gương những người sống liêm khiết, lên án, phê phán những biểu hiện thiếu liêm khiết.
B. Phương pháp:
- Kích thích tư duy
- Giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm.
C. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Giáo viên: SGK, SGV, .
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định: ( 2 phút).
II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
1. Lẽ phải là gì? Thế nào là tôn trọng lẽ phải?.
2. Làm bài tập 5 SGK/5.
III. Bài mới.
1. Đặt vấn đề (2 phút): GV dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới.
2 Triển khai bài:
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1091 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Giáo Dục Công Dân 8 - Trần Thị Thu Hằng - Tiết 2 - Bài 2: Liêm Khiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 2: BÀI 2: LIÊM KHIẾT
Ngày soạn:
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là liêm khiết, phân biệt được hành vi liêm khiết và không liêm khiết, sự cần thiết phải sống liêm khiết
2. Kĩ năng: HS có thói quen biết tự kiểm tra hành vi của mình và biết cách rèn luyện để trở thành người biết sống liêm khiết.
3. Thái độ: HS đồng tình, ủng hộ và học tập gương những người sống liêm khiết, lên án, phê phán những biểu hiện thiếu liêm khiết.
B. Phương pháp:
- Kích thích tư duy
- Giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm....
C. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Giáo viên: SGK, SGV, ...
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định: ( 2 phút).
II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
1. Lẽ phải là gì? Thế nào là tôn trọng lẽ phải?.
2. Làm bài tập 5 SGK/5.
III. Bài mới.
1. Đặt vấn đề (2 phút): GV dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới.
2 Triển khai bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
*HĐ1:( 10 phút) HD học sinh tìm hiểu phần ĐVĐ
Gv: gọi hs đọc phần đặt vấn đề SGK.
Gv: Hãy kể những việc làm của bà Ma ri quy ri?.
Gv: Khi Dương Chấn đi nhận chức, Vương Mật đã làm gì?.
Gv: hãy nêu những hành động của Dương Chấn?.
Gv: Hành động của Bác Hồ được đánh giá ntn?.
Gv: Em có suy nghĩ gì về các cách xử sự trên?. Hãy chỉ ra điểm chung của các cách xử sự đó?. ( Không vụ lợi, không tham lam, không hám danh, không đòi hỏi đk vật chất nào, có trách nhiệm => Liêm khiết)
* HĐ2:( 15 phút) HD Học sinh tìm hiểu nội dung bài học
Gv: Thế nào là Liêm khiết?.
Gv: Theo em trái với liêm khiết là gì?.
( Hối lộ, gian lận, làm giàu không chính đáng....).
Gv: Hãy kể những việc làm thể hiện tính liêm khiết hoặc thiếu liêm khiết?.
Gv: Nêu tác dụng của tính liêm khiết đối với bản thân và mọi người?.
* HĐ3: ( 8 phút) Luyện tập.
Gv: Hướng dẫn HS làm bài tập 1,2,3 ở SGK và bài tập 1,2,3 SBT/8.
Gv: Theo em cần làm gì để trở thành người biết sống liêm khiết?.
1. Liêm khiết
Là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện lối sống trong sạch không hám danh lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.
2. Ý nghĩa:
- Sống liêm khiết sẽ làm cho con người cảm thấy thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người.
- Góp phần làm cho xã hội trong sạch, lành mạnh, công bằng và tốt đẹp hơn.
3. Cách rèn luyện:
- Biết phân biệt hành vi liêm khiết và thiếu liêm khiết.
+ Ủng hộ, quý trọng người sống liêm khiết.
+ Phê phán, tố cáo những hành vi thiếu liêm khiết.
IV. Củng cố: ( 2 phút)
Yêu cầu HS khái quát nội dung toàn bài.
GV đọc cho Hs nghe câu chuyện ở SGV.
V. Dặn dò: ( 2 phút)
- Học bài, làm bài tập 4, 5 SGK.
- Xem trước bài 3.
Năm học:2008-2009
File đính kèm:
- TIET 2.doc