A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu các hình thức lao động của con người và thế nào là lao động tự giác, sáng tạo, các biểu hiện của lao động tự giác, sáng tạo.
2. Kĩ năng: HS biết rèn luyện kỉ năng lao động.
3. Thái độ: HS có ý thức tự giác, tìm tòi cái mới trong học tập và lao động.
B. Phương pháp:
- Kích thích tư duy
- Giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm.
C. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Giáo viên: SGK, SGV gdcd 8, tranh ảnh, máy chiếu.
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định: ( 2 phút).
II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
1. Thế nào là tự lập? Cho ví dụ.
2. Cần phải làm gì để có tính tự lập?.
III. Bài mới.
1. Đặt vấn đề (2 phút): trong quá trình lao động, sự siêng năng, cần cù là chưa đủ mà cần phải có tính năng động, sáng tạo. Vậy thế nào là lao động tự giác, sáng tạo. Gv dẫn dắt vào bài.
2 Triển khai bài:
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1044 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Giáo Dục Công Dân 8 - Trần Thị Thu Hằng - Tiết 12 - Bài 11: Lao Động Tự Giác Sáng Tạo (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 12: BÀI 11: LAO ĐỘNG TỰ GIÁC SÁNG TẠO (T1)
Ngày soạn:
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu các hình thức lao động của con người và thế nào là lao động tự giác, sáng tạo, các biểu hiện của lao động tự giác, sáng tạo.
2. Kĩ năng: HS biết rèn luyện kỉ năng lao động.
3. Thái độ: HS có ý thức tự giác, tìm tòi cái mới trong học tập và lao động.
B. Phương pháp:
- Kích thích tư duy
- Giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm....
C. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Giáo viên: SGK, SGV gdcd 8, tranh ảnh, máy chiếu...
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định: ( 2 phút).
II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
1. Thế nào là tự lập? Cho ví dụ.
2. Cần phải làm gì để có tính tự lập?.
III. Bài mới.
1. Đặt vấn đề (2 phút): trong quá trình lao động, sự siêng năng, cần cù là chưa đủ mà cần phải có tính năng động, sáng tạo. Vậy thế nào là lao động tự giác, sáng tạo. Gv dẫn dắt vào bài.
2 Triển khai bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
*HĐ1:( 10 phút) Tìm hiểu phần ĐVĐ ở sgk
Gv: Gọi hs đọc phần đặt vấn đề SGK.
Gv: Em đồng ý với những ý kiến nào? Vì sao?.
Gv: Gọi HS đọc truyện đọc" ngôi nhà không hoàn hảo"
Gv: Em có suy nghĩ gì về thái độ lao động của người thợ mộc?
Gv: Hậu quả về việc làm của ông?.
Gv: Nguyên nhân nào dẫn đến hậu quả đó?.
Gv: Sự bất ngờ trong câu chuyện này là gì?.
( ông chủ đã tặng lại cho ông thợ mộc ngôi nhà do chính suy nghĩ và bàn tay sai lầm của ông làm nên)
* HĐ2:( 14 phút) Tìm hiểu nội dung bài học.
Gv; Lao động là gì?
Gv: Thế nào là lao động tự giác?
Gv: Thế nào là lao động sáng tạo?.
Gv: Có mấy hình thức lao động?. Đó là những hình thức nào?.
* HS. Thảo luận nhóm theo nội dung:
Hãy nêu những biểu hiện của lao động tự giác, sáng tạo? ( của HS, người công nhân, nông dân..).
Gv: Nếu con người không lao động điều gì sẽ xãy ra?.
Gv: Tại sao nói: Lao động là điều kiện, phương tiện để con người, xã hội phát triển?
Gv: Hãy kể một số việc làm thể hiện tính tự giác, sáng tạo của em?.
HĐ3:(8 phút) Luyện tập.
Gv: Hướng dẫn HS làm bt 1 sgk/30
* Bài tập: Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây? Vì sao?.
- Lao động chân tay không vinh quang.
- Nghiên cứu khoa học mới là nghề vinh quang.
- Muốn thành người sang trọng phải là giới trí thức.
- Làm nghề quét rác không có gì đáng xấu hổ.
1. Thế nào là lao động tự giác, sáng tạo?
- Lao động tự giác là chủ động làm việc không cần ai nhắc nhở, không do áp lực bên ngoài.
- Lao động sáng tạo là quá trình lao động luôn suy nghĩ, cải tiến, tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết mới có hiệu quả nhất.
IV. Củng cố: ( 2 phút)
Thế nào là lao động tự giác, sáng tạo?.
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Gv chia lớp làm 2 đội mỗi đội tương ứng với hai dãy bàn. Đội 1: Nêu các việc cần làm. Đội 2 Nêu cách giải quyết. Cứ thế luân phiên nhau đội nào có cá cách giải quyết tối ưu đội đó sẽ thắng.
V. Dặn dò: ( 2 phút)
- Học bài, làm bài tập 2,3,4, SGK/30.
- Xem nội dung còn lại của bài.
VI. Bổ sung
File đính kèm:
- 12.doc