Giáo án Giáo dục công dân 8 - Trần Thị Thu Hằng - Tiết 11- bài 10: tự lập

A. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là tự lập, biểu hiện và ý nghĩa của nó.

 2. Kĩ năng: HS biết tự lập trong học tập, trong lao động.

 3. Thái độ: HS thích sống tự lập, biết phê phán lối sống dựa dẫm, ỷ lại. phụ thuộc vào người khác

 B. Phương pháp:

 - Kích thích tư duy

 - Giải quyết vấn đề.

 - Thảo luận nhóm.

 C. Chuẩn bị của GV và HS.

 1. Giáo viên: SGK, SGV, tranh ảnh, máy chiếu.

 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.

 D. Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định: ( 2 phút).

 II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).

 1. Công đồng dân cư là gì? Thế nào là xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư?.

 2. Hãy nhận xét về nếp sống văn hoá ở khóm em đang sống?.Để xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư chúng ta cần làm và cần tránh những điều gì?.

 III. Bài mới.

 1. Đặt vấn đề (2 phút):

 - Gv có thể hỏi một số Hs: Em đi học bằng phương tiện gì? Ở nhà em đã làm được những việc gì? Gv dẫn dắt vào bài.

 2 Triển khai bài:

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1104 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8 - Trần Thị Thu Hằng - Tiết 11- bài 10: tự lập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 11: BÀI 10: TỰ LẬP Ngày soạn: A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là tự lập, biểu hiện và ý nghĩa của nó. 2. Kĩ năng: HS biết tự lập trong học tập, trong lao động. 3. Thái độ: HS thích sống tự lập, biết phê phán lối sống dựa dẫm, ỷ lại. phụ thuộc vào người khác B. Phương pháp: - Kích thích tư duy - Giải quyết vấn đề. - Thảo luận nhóm.... C. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Giáo viên: SGK, SGV, tranh ảnh, máy chiếu... 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học. D. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định: ( 2 phút). II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút). 1. Công đồng dân cư là gì? Thế nào là xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư?. 2. Hãy nhận xét về nếp sống văn hoá ở khóm em đang sống?.Để xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư chúng ta cần làm và cần tránh những điều gì?. III. Bài mới. 1. Đặt vấn đề (2 phút): - Gv có thể hỏi một số Hs: Em đi học bằng phương tiện gì? Ở nhà em đã làm được những việc gì? Gv dẫn dắt vào bài. 2 Triển khai bài: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức *HĐ1:( 10 phút) Tìm hiểu phần ĐVĐ ở sgk Gv: gọi hs đọc phần đặt vấn đề SGK. - Phân vai: + Dẫn chuyện; Anh Thành; Anh Lê. Gv: Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước dù chỉ với hai bàn tay? Hs: Bác có lòng yêu nước, tin vào chính mình... Gv: Em có nhận xét gì về suy nghĩ và hành động của anh Lê? ( Yêu nước nhưng không đủ can đảm..) Gv: Em có suy nghĩ gì qua câu chuyện trên? ( Bác không sợ khó khăn, gian khổ, có ý chí tự lập cao) * HĐ2:( 10 phút) Tìm hiểu nội dung bài học. Gv: Thế nào là tự lập? Gv: Hãy nêu những biểu hiện của tự lập? Gv: Trái với tự lập là gì? Gv: Hãy kể một số việc làm thể hiện tính tự lập của em hoặc của bạn và kết quả của việc làm đó? Gv: Vì sao cần phải sống tự lập? HĐ3: ( 6 phút) Liên hệ thực tế- cách rèn luyện. Gv: Hướng dẫn HS làm bt 2,4 sgk/26,27 Gv: Hs cần làm để trở thành người có tính tự lập?. Gv: Tìm những câu ca dao, tn, dn nói về tự lập? Hs: - Hãy bơi bằng chính cái bè của anh. - Có công mài sắt có ngày nên kim. - Tự lực cánh sinh. - Há miệng chờ sung. - Có cứng mới đứng đầu gió. Gv: HD học sinh làm các bài tập: 1,2,3,4,5 sbt/26. 1. Tự lập là gì? Là tự làm lấy, tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống, không trong chờ, dựa dẫm vào người khác. * Biểu hiện: - Tự tin - Có bản lĩnh. - Có ý chí, kiên trì... * Trái với tự lập: - Nhút nhát, lo sợ, ngại khó, ỷ lại, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác. 2. Ý nghĩa: - Người có tính tự lập thường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống 3. Cách rèn luyện: - Độc lập trong suy nghĩ và hành động, Thường xuyên tự bồi dưỡng năng lực bản thân. - Tin tưởng vào bản thân mình. - Rèn luyện mình từ những việc nhỏ nhất trong học tập. lao động, sinh hoạt hằng ngày. IV. Củng cố: ( 2 phút) Yêu cầu HS khái quát nội dung toàn bài. V. Dặn dò: ( 2 phút) - Học bài, làm bài tập 1,3,5, SGK/26,27. - Xem trước bài 11. VI. Bổ sung

File đính kèm:

  • docTIE 11.doc